Hỗ trợ kiểu chữa cháy cho dân khu tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỉ ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Hiện, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đã bắt đầu triển khai phương án hỗ trợ cho người dân khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) thuộc dự án thủy lợi Krông Pách thượng. Nhưng thực tế, khó ngăn được thực trạng bà con đã và đang có dấu hiệu rời bỏ nơi ở mới, ra đi.

Ngày 28.12, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (Ban A) tỉnh Đắk Lắk thông tin, trước mắt, để giảm bớt khó khăn cho các hộ dân tái định cư (thuộc dự án hồ chứa nước Krông Pách thượng), UBND tỉnh Đắk Lắk đã có Công văn số 10949/UBND-NNMT ngày 11.12.2023 về công tác bồi thường, hỗ trợ cho bà con.

Theo đó, mức hỗ trợ tương đương 30kg gạo/khẩu theo đơn giá gạo tẻ thường tại thời điểm hiện nay để ổn định cuộc sống hàng ngày của các hộ dân trong thời gian 6 tháng.

Nguồn kinh phí thuộc kinh phí bồi thường, hỗ trợ của hợp phần bồi thường, hỗ trợ và giải phóng mặt bằng dự án hồ chứa nước Krông Pách thượng.

Như vậy, các hộ dân chưa có đất canh tác sẽ nhận được khoản hỗ trợ nói trên của cơ quan chức năng nhằm duy trì cuộc sống trong thời gian 6 tháng.

Trước khi chưa có khoản hỗ trợ nói trên, không ít người đã rời bỏ khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar) chỉ vì chưa nhận được đất canh tác tại nơi ở mới, bất chấp việc đã bốc thăm, nhận đất, xây nhà.

Như Báo Lao Động ngày 2.12 đã đăng bài điều tra: “Dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng”. Trong đó nêu rõ, chỉ sau một thời gian chuyển đến khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi hàng nghìn tỉ đồng - Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk), nhiều hộ dân đã quay trở lại vùng rừng núi sinh sống. Một số người khác đã đi lao động thời vụ xa nhà vì... chưa có đất đai canh tác.

Tiếp đó, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn (Ban A) tỉnh Đắk Lắk có văn bản gửi Báo Lao Động phản hồi về nội dung thông tin nói trên.

Văn bản phản hồi nêu rõ: "Số hộ dân không về khu tái định cư số 2 là 193 hộ. Trong đó, 40 hộ tự di dời đến nơi khác, 153 hộ dân tự ý di dời trái phép về dọc theo đường Đông Trường Sơn.

Ban A đang bám sát hiện trường, đôn đốc các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công san ủi đồng ruộng lúa nước khu tái định canh số 2, đến nay đã hoàn thành được 27ha lúa nước và dự kiến đến ngày 31.12.2023 sẽ hoàn thành được 43ha lúa nước.

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Hơn 150 hộ dân tự ý rời khu tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỉ ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xác định, hơn 150 hộ dân khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar, thuộc dự án thủy lợi Krông Pách thượng) đã tự ý di dời trái phép về dọc theo đường Đông Trường Sơn sinh sống.

Thừa nhận thực trạng nhiều người dân rời bỏ khu tái định cư dự án thủy lợi ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND huyện Ea Kar qua xác minh sơ bộ đã chỉ ra rằng, có một số trường hợp sang nhận đất và đã xây dựng nhà ở, công trình phụ tại khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông) đã trở về lại xã Cư San (huyện M'Đrắk) sinh sống.

Dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chỉ sau một thời gian chuyển đến khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi hàng nghìn tỉ đồng - Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk), nhiều hộ dân đã quay trở lại vùng rừng núi sinh sống. Một số người khác đã đi lao động thời vụ xa nhà vì... chưa có đất đai canh tác.

Cập nhật giá vàng sáng 30.12: Tiếp tục lao dốc, triển vọng năm 2024 ra sao?

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 30.12: Tính đến 3h, giá vàng trong nước niêm yết quanh ngưỡng 70-76 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.066,8 USD/ounce.

Xem xét trả lại tên gọi giáo viên thư viện cho đội ngũ nhân viên thư viện

Ngọc Lê - nhân viên thư viện tại Thanh Hóa |

Những người làm công tác thư viện hằng ngày phải hoàn thành nhiều công việc để thư viện trường học ngày càng phát triển, nhằm hoàn thành vai trò, sứ mệnh mà Nhà nước giao phó. Trong đó, có một nhiệm vụ nghe qua tưởng chừng nhẹ nhàng, đơn giản, không có gì phải bàn cãi đó là “giảng dạy kiến thức thư viện cho học sinh” với vai trò “giáo viên thư viện” (Quyết định 61/1998/QĐ-BGDĐT, ngày 06 tháng 11 năm 1998), nhưng thực thế đang tồn tại nhiều bất cập.

Chung cư cũ Hà Nội rao bán vẫn lãi 1-2 tỉ đồng/căn

Thu Giang |

Dù đã qua sử dụng nhưng khi rao bán lại, nhiều hộ dân sở hữu phân khúc chung cư cũ tại TP Hà Nội vẫn có thể lãi 1-2 tỉ đồng/căn hộ, tuỳ theo diện tích, vị trí.

Nhiều lao động trẻ coi việc đi làm ở nhà máy chỉ là tạm thời

Mạnh Cường |

Rất nhiều lao động trẻ khi được hỏi về việc có muốn gắn bó lâu dài với công việc ở nhà máy hay không thì đều trả lời không.

Vì sao cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bị khởi tố?

QUÁCH DU - XUÂN HÙNG |

Thanh Hóa - Cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú do có liên quan đến sai phạm tại Dự án Hạc Thành Tower, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước hơn 55 tỉ đồng.

Hơn 150 hộ dân tự ý rời khu tái định cư dự án thủy lợi nghìn tỉ ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk xác định, hơn 150 hộ dân khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar, thuộc dự án thủy lợi Krông Pách thượng) đã tự ý di dời trái phép về dọc theo đường Đông Trường Sơn sinh sống.

Thừa nhận thực trạng nhiều người dân rời bỏ khu tái định cư dự án thủy lợi ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - UBND huyện Ea Kar qua xác minh sơ bộ đã chỉ ra rằng, có một số trường hợp sang nhận đất và đã xây dựng nhà ở, công trình phụ tại khu tái định cư số 2 (xã Cư Bông) đã trở về lại xã Cư San (huyện M'Đrắk) sinh sống.

Dân rời khu tái định cư dự án thủy lợi Krông Pách thượng để quay về rừng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Chỉ sau một thời gian chuyển đến khu tái định cư số 2, từ vùng lòng hồ dự án thủy lợi hàng nghìn tỉ đồng - Krông Pách thượng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu tư xây dựng ở Đắk Lắk), nhiều hộ dân đã quay trở lại vùng rừng núi sinh sống. Một số người khác đã đi lao động thời vụ xa nhà vì... chưa có đất đai canh tác.