Gọi tên các "F" trong truy vết COVID-19: Thực tế và đề xuất

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ) |

Việc gọi tên các "F" trong truy vết COVID-19 hiện nay đã tạo nên nhiều hệ luỵ như trốn cách ly, khai báo không trung thực, cực kỳ khó khăn trong truy vết, phong toả diện rộng, ngăn cấm đi lại, lưu thông, cần giấy xét nghiệm. Tất cả những vấn đề này có khó giải quyết không? Làm thế nào để thích ứng an toàn, sống chung với dịch bệnh, nâng cao ý thức bảo vệ sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh nói chung của người dân, có như vậy mới có cơ may kiểm soát hiệu quả dịch bệnh nói chung và COVID-19 nói riêng được.

Cách đây hơn 2 tháng, vào ngày 28.8.2021, Bộ Y tế đã ra một quyết định cực kỳ quan trọng đối với các cơ sở khám chữa bệnh, đó là Quyết định 4158/2021/QĐ-BYT về ban hành “Hướng dẫn phòng ngừa và quản lý nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm SARS-COV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Đây là căn cứ quan trọng yêu cầu cơ sở khám bệnh chữa bệnh xây dựng và triển khai các biện pháp phòng ngừa phù hợp với nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 theo từng khu vực, từng đối tượng và chủ động đánh giá nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm để quản lý, cách ly kịp thời nhân viên y tế bị nhiễm bệnh.

Sau hơn 2 tháng thực hiện, hướng dẫn này đã phát huy tác dụng để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh và duy trì nguồn nhân lực cho công tác phòng chống dịch nói riêng và công tác khám bệnh, chữa bệnh nói chung.

Thực tế các ca nhiễm trong cộng đồng và các ca nhiễm đến các cơ sở khám chữa bệnh đều được phát hiện qua phân luồng, sàng lọc, cách ly hoặc khu phong toả khi có yếu tố dịch tễ hay triệu chứng lâm sàng liên quan đến nhiễm trùng hô hấp. Vì vậy, nguy cơ tạo ra các F1, F2 như quy định cũ là rất lớn, tạo áp lực cho cả người dân và cơ sở cách ly tập trung, cơ sở thu dung và điều trị F0.

Vì vậy, nên chăng hãy thực hiện việc kiểm soát dịch tễ bằng phương án tương tự như hướng dẫn của Bộ Y tế đối với nhân viên y tế tại Quyết định 4158/2021/QĐ-BYT? Theo tôi, các ca nhiễm cộng đồng hay các F0 có liên quan khi xác định nguy cơ lây nhiễm cần đánh giá cụ thể cho một cụm dân cư, một đơn vị, một lớp học, một phòng làm việc theo cách phân thành:

Nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao: Tiếp xúc người nhiễm khi cả 2 không đeo khẩu trang, tiếp xúc gần (<2m), có bắt tay hay va chạm, không vệ sinh tay, thời gian tiếp xúc dài >15 phút. Nhóm này cần phải cách ly tập trung và thực hiện việc kiểm tra y tế, xét nghiệm như quy định. Nếu những người của nhóm này đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 thì giảm xuống mức nguy cơ trung bình (trừ những người có bệnh nền nặng).

Nhóm có nguy cơ lây nhiễm trung bình: Tiếp xúc gần (<2m) khi 1 trong 2 không đeo khẩu trang, thời gian tiếp xúc ngắn <15 phút, không có bắt tay hoặc va chạm. Nhóm này chỉ cần giám sát y tế tại nhà 1 tuần, xét nghiệm lần 1 bằng test nhanh và lần 2 bằng PCR vào ngày thứ 7 kể từ sau khi tiếp xúc ca nhiễm. Nếu những người của nhóm này đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 thì giảm xuống mức nguy cơ thấp và xử lý như nhóm nguy cơ này.

Nhóm có nguy cơ lây nhiễm thấp: Không tiếp xúc hoặc khoảng cách tiếp xúc trên 2m, cả hai đều có khẩu trang, thời gian tiếp xúc ngắn <10 phút, không có bắt tay hoặc va chạm. Nhóm này nếu đã tiêm đủ liều vacxin COVID-19 hay ít nhất đã tiêm 1 mũi vacxin trên 14 ngày chỉ cần có xét nghiệm PCR âm tính thì chỉ cần theo dõi sức khoẻ 1-2 ngày là đủ.

Nhóm không có nguy cơ lây nhiễm: Khoảng cách tiếp xúc trên 2m, cả hai đều có khẩu trang, thời gian tiếp xúc ngắn <10 phút, không có bắt tay hoặc va chạm. Nếu những người của nhóm này đã tiêm đủ liều vaccine COVID-19 hay ít nhất đã tiêm 1 mũi vaccine trên 14 ngày thì hoàn toàn bình thường, không có nguy cơ lây nhiễm.

Trước tình hình bệnh dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều biến chủng có khả năng lây nhiễm cao, số lượng người nhiễm SARS-CoV-2 nhập viện ngày càng tăng khiến nhiều bệnh viện và đặc biệt các khu cách ly tập trung trở nên quá tải, nguy cơ phơi nhiễm và lây nhiễm trong cộng đồng với SARS-CoV-2 có thể ngày càng cao. Cần thực hiện linh hoạt quá trình đánh giá nguy cơ cho cá nhân trong cộng đồng thì mới có thể sông chung an toàn với COVID-19 để duy trì bình thường mới mọi hoạt động kinh tế xã hội.

PGS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y - DƯỢC HUẾ)
TIN LIÊN QUAN

85% trường hợp tử vong do COVID-19 ở TPHCM kèm bệnh nền

MINH QUÂN |

TPHCM - Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, số ca tử vong tại TPHCM dao động trong khoảng 40 ca/ngày. Trong đó, trường hợp tử vong trên 65 tuổi chiếm 52%, tử vong do COVID-19 kèm bệnh nền chiếm 85%.

Vì sao số ca mắc COVID-19 tăng nhưng số ca tử vong có xu hướng giảm?

LAM CHI - PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

THỪA THIÊN HUẾ - Tại sao Thừa Thiên Huế và một số tỉnh, thành liên tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng? Số ca mắc COVID-19 vẫn tăng nhưng số ca tử vong có xu hướng giảm, qua đó nói lên điều gì?

Đề xuất 4 nhóm chiến lược để sống chung với COVID-19

THEO PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y DƯỢC HUẾ) |

Nhiều chuyên gia y tế có ý kiến là COVID-19 còn kéo dài, khó chấm dứt như SARS năm 2003, và có thể sẽ trở thành một bệnh đặc hữu hay dịch xảy ra hàng năm như cúm mùa, sốt xuất huyết… Các chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ như Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng và Stephane Bancel, Giám đốc điều hành của Moderna, đều cảnh báo rằng thế giới sẽ phải sống chung với COVID-19 mãi mãi, giống như bệnh cúm.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

85% trường hợp tử vong do COVID-19 ở TPHCM kèm bệnh nền

MINH QUÂN |

TPHCM - Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, số ca tử vong tại TPHCM dao động trong khoảng 40 ca/ngày. Trong đó, trường hợp tử vong trên 65 tuổi chiếm 52%, tử vong do COVID-19 kèm bệnh nền chiếm 85%.

Vì sao số ca mắc COVID-19 tăng nhưng số ca tử vong có xu hướng giảm?

LAM CHI - PHÚC ĐẠT (THỰC HIỆN) |

THỪA THIÊN HUẾ - Tại sao Thừa Thiên Huế và một số tỉnh, thành liên tục ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng? Số ca mắc COVID-19 vẫn tăng nhưng số ca tử vong có xu hướng giảm, qua đó nói lên điều gì?

Đề xuất 4 nhóm chiến lược để sống chung với COVID-19

THEO PGS.TS TRẦN ĐÌNH BÌNH (ĐH Y DƯỢC HUẾ) |

Nhiều chuyên gia y tế có ý kiến là COVID-19 còn kéo dài, khó chấm dứt như SARS năm 2003, và có thể sẽ trở thành một bệnh đặc hữu hay dịch xảy ra hàng năm như cúm mùa, sốt xuất huyết… Các chuyên gia y tế hàng đầu nước Mỹ như Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng và Stephane Bancel, Giám đốc điều hành của Moderna, đều cảnh báo rằng thế giới sẽ phải sống chung với COVID-19 mãi mãi, giống như bệnh cúm.