Giáo dục cần tập trung giáo dục đạo đức là cốt lõi

Linh Chi |

Mới đây trên mạng lan truyền hình ảnh ở một lớp học, tất cả các học sinh đều hồ hởi khoe thành tích của mình thông qua những tấm giấy khen, chỉ duy nhất một học sinh ngồi bàn đầu lại không có. Điều đó làm dấy lên câu hỏi, liệu có hay không việc chạy theo thành tích của các trường học hiện nay?

Thành tích hay cụ thể hơn, dễ hình dung hơn là giấy khen, bằng, cấp... luôn là một trong những thứ mà bất kể học sinh nào cũng ao ước, phụ huynh nào cũng mong ngóng con em mình có được sau mỗi kì học. Và để đạt được "phần thưởng" đó, những cô, cậu học trò luôn phải phấn đấu trong cả học tập lẫn những hoạt động ngoại khóa để đạt được giấy khen vào mỗi dịp tổng kết kì học, năm học.

 
Hình ảnh lớp học đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Ảnh: CMH.

Đưa ra ý kiến của mình về "bệnh thành tích", Thạc sĩ Kinh tế Ngô Thị Kim Chi cho biết: "Những năm trở lại đây, giá trị tờ giấy khen đã giảm dần bởi cách khen thưởng nhiều nơi không phản ánh đúng năng lực của học sinh. Có những lớp, những trường, học sinh một lớp nhận được giấy khen gần như tuyệt đối. Và xét cho cùng, dù có giấy khen hay không thì ở độ tuổi này, điều các em cần nhất vẫn được vui chơi, được tự do phát triển chứ không phải cố gắng bằng mọi giá để nhận những tấm bằng danh hiệu".

Thạc sĩ kinh tế Trịnh Kim Chi cho rằng giáo dục không nên chạy theo thành tích. Ảnh: NVCC.
Thạc sĩ kinh tế Ngô Thị Kim Chi cho rằng giáo dục không nên chạy theo thành tích. Ảnh: NVCC.

Thạc sĩ Ngô Thị Kim Chi cũng chia sẻ chúng ta nên học cách giáo dục của Nhật bản, tập trung giáo dục đạo đức là cốt lõi của người Nhật. Vì đạo đức hay nhân cách rất khó để đoán định, đánh giá thông qua học lực và hành vi tuân thủ hay không tuân thủ nội quy trường học. Thay vào đó, giáo viên hãy thường xuyên nhận xét và trao đổi với gia đình về các hoạt động cũng như tình trạng tâm, sinh lý của các học sinh.

Đồng tình với các ý kiến của Thạc sĩ Ngô Thị Kim Chi, TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng cho rằng theo nghiên cứu về tâm lý, trẻ không quan tâm phần thưởng là bao nhiêu. Việc thưởng tiền không hiệu quả bằng tổ chức để trẻ được ghi nhận, vinh danh.

Không ít phụ huynh luôn cho rằng con cái thành công hay thông minh đều thể hiện qua kết quả học tập. Ngoài ra, nhiều cha mẹ quan niệm con học hành thế nào sẽ thể hiện trình độ của họ. Từ đó, trẻ sẽ học vì động cơ bên ngoài, không xây dựng được hứng thú, năng lượng, đam mê để học tập suốt đời. Nếu học kém, các em nghĩ mình hư hỏng hay thất bại. Tỉ lệ học sinh có biểu hiện lo âu học đường hiện tăng lên, phần lớn nguyên nhân do áp lực học tập.

Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam cho rằng ở độ tuổi học sinh
Chuyên gia tâm lý Trần Thành Nam cho rằng ở độ tuổi học sinh các em cần được vui chơi. Ảnh: NVCC.
Linh Chi
TIN LIÊN QUAN

Đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Ám ảnh "con nhà người ta" bằng giỏi

THẢO ANH - HOÀI ANH |

Một mùa bế giảng, mùa khoe bằng khen lên Facebook lại sắp đến.  "Kẻ khóc người cười”, những “con nhà người ta” nào đó sẽ lại “treo lơ lửng” trước trán các con. Nhiều bạn trẻ chia sẻ đã từng rất ám ảnh những câu nói "con nhà người ta được học sinh giỏi", “con nhà người ta sẽ vào trường chuyên”. “Con nhà người ta” là kì vọng của bố mẹ nhưng là nỗi lo sợ với các con.

Lại đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Cuộc đua thể diện của bố mẹ?

Thảo Anh |

Việc khoe thành tích của con rầm rộ trên mạng xã hội vô tình gửi một thông điệp sai lệch đó là "đứa trẻ ngoan phải có điểm số tốt và nhiều giấy khen". Người ta cảm giác đó là cuộc đua thể diện của những ông bố, bà mẹ.

Khoe giấy khen của con lên mạng có thể làm khổ nhiều trẻ

ANH NHÀN |

Tùy tâm tính, lứa tuổi của trẻ, việc khoe giấy khen của con trên mạng xã hội có thể khiến trẻ tự mãn, tự cao, tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Ám ảnh "con nhà người ta" bằng giỏi

THẢO ANH - HOÀI ANH |

Một mùa bế giảng, mùa khoe bằng khen lên Facebook lại sắp đến.  "Kẻ khóc người cười”, những “con nhà người ta” nào đó sẽ lại “treo lơ lửng” trước trán các con. Nhiều bạn trẻ chia sẻ đã từng rất ám ảnh những câu nói "con nhà người ta được học sinh giỏi", “con nhà người ta sẽ vào trường chuyên”. “Con nhà người ta” là kì vọng của bố mẹ nhưng là nỗi lo sợ với các con.

Lại đến mùa khoe giấy khen lên Facebook: Cuộc đua thể diện của bố mẹ?

Thảo Anh |

Việc khoe thành tích của con rầm rộ trên mạng xã hội vô tình gửi một thông điệp sai lệch đó là "đứa trẻ ngoan phải có điểm số tốt và nhiều giấy khen". Người ta cảm giác đó là cuộc đua thể diện của những ông bố, bà mẹ.

Khoe giấy khen của con lên mạng có thể làm khổ nhiều trẻ

ANH NHÀN |

Tùy tâm tính, lứa tuổi của trẻ, việc khoe giấy khen của con trên mạng xã hội có thể khiến trẻ tự mãn, tự cao, tệ hại hơn là học chỉ vì thành tích, chỉ để khoe khoang.