Đã uống rượu bia nhưng dắt xe, trong trường hợp nào vẫn bị CSGT xử phạt?

Thế Kỷ |

Trước thắc mắc của nhiều người dân trước việc "sử dụng rượu bia, dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn bị phạt không?", Công an TP Hà Nội đã có giải đáp cụ thể.

Sử dụng rượu bia, dắt xe máy qua chốt kiểm tra nồng độ cồn vẫn có thể bị xử lý nếu lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) có đủ căn cứ.

Trường hợp CSGT không có căn cứ xử lý

Theo Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.

Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, người điều khiển môtô, xe gắn máy… mà trong máu, trong hơi thở có nồng độ cồn hay chất kích thích sẽ bị xử lý theo quy định.

Đối chiếu các quy định trên, với những người dắt bộ xe máy không thuộc trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông vì không ngồi trên xe để điều khiển phương tiện. Do đó, lực lượng chức năng không có căn cứ xử lý họ về vi phạm nồng độ cồn.

Trường hợp dắt bộ nhưng vẫn bị xử lý nếu có căn cứ

Trong trường hợp, nếu người điều khiển phương tiện đã uống rượu bia, khi thấy CSGT hoặc chốt kiểm tra nồng độ cồn mới xuống dắt xe đi bộ nhằm né việc kiểm tra, thì đây có thể được coi là hành vi đối phó với lực lượng chức năng.

Trong trường hợp này, nếu có căn cứ trước đó người uống rượu bia điều khiển xe (như camera ghi lại hình ảnh trước đó người uống rượu bia mà vẫn lái xe), nhưng khi tới gần chốt kiểm tra nồng độ cồn lại xuống dắt xe máy thì CSGT có thể kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe và xử phạt theo quy định.

CSGT có thể kiểm tra nồng độ cồn người dắt bộ phương tiện nếu có căn cứ xác định người này dắt bộ chỉ để đối phó. Ảnh minh họa: Tô Thế
CSGT có thể kiểm tra nồng độ cồn người dắt bộ phương tiện nếu có căn cứ xác định người này dắt bộ chỉ để đối phó. Ảnh minh họa: Tô Thế

Về chế tài xử phạt, theo Điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện là xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện sau khi sử dụng rượu bia là từ 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Ngoài ra, người điều khiển phương tiện còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn và tạm giữ phương tiện vi phạm.

Trường hợp người điều khiển xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ thì có thể bị phạt tiền từ 6-8 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22-24 tháng.

Thế Kỷ
TIN LIÊN QUAN

Công an Hà Nội xử phạt 19 người vi phạm nồng độ cồn trong 1 ngày

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trong ngày 14.12, lực lượng 141 phát hiện, xử lý 50 trường hợp vi phạm, trong đó có 19 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Công an TPHCM thông tin về quy trình chuẩn khi kiểm tra nồng độ cồn

MINH QUÂN |

TPHCM – Đại diện Công an TPHCM cho biết, khi đo nồng độ cồn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ thực hiện 2 bước là kiểm tra định tính và kiểm tra định lượng để xác định vi phạm.

Báo động tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng ma tuý, rượu bia

Cẩm Hà |

Trao đổi với báo chí, Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền Điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) khẳng định: Xử lý vi phạm về nồng độ cồn phải thường xuyên, liên tục. Trong năm 2022 và từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã tập trung xử lý kiên quyết, không có vùng cấm, không ngoại lệ, không có ngày nghỉ đối với vi phạm này.

Petrovietnam và hành trình hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng

Nhóm PV |

Hôm nay (16.12), Báo Lao Động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức tọa đàm trực tuyến “Petrovietnam về đích sớm kế hoạch 2023, hiện thực hóa khát vọng tăng trưởng”.

Bên trong phòng môi giới đưa người đi nước ngoài lọc máu ngừa đột quỵ

NHÓM PV |

Nổi lên như một xu hướng sau COVID-19, lọc máu ngừa đột quỵ dù là dịch vụ không được cấp phép nhưng vẫn được nhiều cơ sở y tế quảng cáo rầm rộ và lách luật để thực hiện. Tiếp tục hành trình tìm hiểu về các gói tầm soát đột quỵ, việc môi giới đưa người đi nước ngoài lọc máu được PV ghi nhận.

Nghệ sĩ Mạc Can: "Tôi không biết làm đơn xét NSƯT"

ĐÔNG DU |

Trong cuộc trò chuyện riêng với Báo Lao Động, nghệ sĩ Mạc Can nói rằng ở tuổi 78, ông không biết làm đơn xin xét duyệt danh hiệu NSƯT như thế nào. Dù vậy, hiện tại, nam nghệ sĩ gạo cội cũng không mong cầu danh hiệu mà chỉ cần khán giả còn yêu thương, nhớ đến.

Tại sao giới trẻ mạnh tay chi số tiền khủng để trữ đông trứng, tinh trùng?

Nhóm PV |

Tại sao nhiều bạn trẻ lại tìm đến dịch vụ trữ đông trứng và tinh trùng? Hiệu quả của việc này ra sao? Có khuyến cáo gì cho người muốn sử dụng dịch vụ này? Nhiều vấn đề xoay quanh từ khóa “trữ đông trứng, tinh trùng” sẽ được bàn luận và giải đáp trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 ngày hôm nay.

Nghi vấn nhiều bác sĩ bị lừa khám sức khỏe online rồi ghép clip nóng, tống tiền

Hương Giang |

Thời gian qua, nhiều bác sĩ rơi vào khủng hoảng tâm lý vì bị các đối tượng lừa đảo, tống tiền qua mạng dưới hình thức là bệnh nhân khám bệnh online.

Công an Hà Nội xử phạt 19 người vi phạm nồng độ cồn trong 1 ngày

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trong ngày 14.12, lực lượng 141 phát hiện, xử lý 50 trường hợp vi phạm, trong đó có 19 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Công an TPHCM thông tin về quy trình chuẩn khi kiểm tra nồng độ cồn

MINH QUÂN |

TPHCM – Đại diện Công an TPHCM cho biết, khi đo nồng độ cồn, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ thực hiện 2 bước là kiểm tra định tính và kiểm tra định lượng để xác định vi phạm.

Báo động tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng ma tuý, rượu bia

Cẩm Hà |

Trao đổi với báo chí, Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền Điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) khẳng định: Xử lý vi phạm về nồng độ cồn phải thường xuyên, liên tục. Trong năm 2022 và từ đầu năm 2023 đến nay, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) toàn quốc đã tập trung xử lý kiên quyết, không có vùng cấm, không ngoại lệ, không có ngày nghỉ đối với vi phạm này.