Công ty 19.5 hứa sẽ trả hết nợ BHXH trong năm 2024, công nhân không đồng ý

Hà Anh |

Ngày 4.3, Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam (Công ty 19.5) có thông báo về phương án trả lương, nợ BHXH và phương án chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) đối với công nhân Nhà máy dệt. Tuy nhiên, sau khi nhận được thông báo nhiều công nhân đã không đồng ý.

Liên quan đến việc nợ lương người lao động, Công ty 19.5 thông báo chậm nhất là ngày 15.3, công ty sẽ trả lương tháng 9.2022 và chậm nhất đến ngày 15.4 sẽ trả lương tháng 10-11-12.2022 cho người lao động. 

Tổng số tiền lương công ty chưa chi trả cho người lao động trong tháng 9-10-11-12.2022 là hơn 860 triệu đồng.

Còn lộ trình giải quyết toàn bộ khoản nợ BHXH của người lao động là hơn 13,4 tỉ đồng, công ty sẽ nộp dần trong 2 năm 2023 và 2024.

Sau khi ra thông báo, ngày 8.3, nếu công ty không nhận được ý kiến phản hồi của người lao động thì sẽ đưa ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, kèm phụ lục xác nhận số tiền nợ lương và thời gian chưa nộp BHXH cho từng người để làm căn cứ thực hiện.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch công đoàn Nhà máy dệt thuộc Công ty 19.5 - cho biết, trước đây lãnh đạo công ty cũng đã hứa và thất hứa thật nhiều nên chúng tôi không đồng ý với thông báo của lãnh đạo nhà máy. Do đó, ngày 7.3, 22 người lao động tại Nhà máy dệt đã họp và cùng thống nhất không đồng ý với phương án giải quyết đã nêu trong thông báo của lãnh đạo công ty.

Cùng với đó, 22 người lao động nêu 6 nội dung đề nghị công ty giải quyết dứt điểm quyền lợi cho người lao động.

Trong đó, người lao động yêu cầu công ty thanh toán lương tháng 9-10-11-12.2022 theo đúng bảng thanh toán lương mà Giám đốc Nhà máy dệt đã ký; các sản phẩm trên máy được sản xuất từ công sức của người lao động chưa được thanh toán thì công ty phải được tính lương cụ thể cho người lao động.

Liên quan đến khoản nợ BHXH, người lao động đề nghị công ty thanh toán, chốt sổ, trả sổ BHXH cho người lao động đến hết thời điểm mà người lao động Nhà máy nghỉ việc theo đúng thủ tục, quy định của pháp luật, có thời gian rõ ràng khi người lao động viết đơn xin nghỉ việc; thanh toán các khoản nợ ngoài lương như tiền ốm đau, thai sản, nằm viện, cổ tức, cổ phần, cổ phiếu (nếu có); thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động theo đúng quy định từ năm 2009 trở về trước.

Ngoài ra, người lao động cũng đề nghị công ty thanh toán toàn bộ phần chênh lệch hỗ trợ COVID-19 mà người lao động Nhà máy đã bị thiệt do công ty nợ BHXH tính đến thời điểm người lao động nhận được hỗ trợ…

Theo người lao động, hiện nay trước cửa Nhà máy dệt thuộc Công ty 19.5 đã có biển thông báo của đơn vị mới là Công ty TNHH Công nghiệp Dệt may Thái Bình Dương Nhà máy dệt Hà Nam…

Do bị nợ lương, nợ BHXH kéo dài nên đời sống, việc làm của người lao động Nhà máy Dệt thuộc Công ty 19.5 gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hà Anh
Do bị nợ lương, nợ BHXH kéo dài nên đời sống, việc làm của người lao động Nhà máy Dệt thuộc Công ty 19.5 gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Hà Anh

Trước đó, ngày 19.2.2023, Báo Lao Động có đăng bài “Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam nợ BHXH hơn 13,4 tỉ đồng: Chủ doanh nghiệp không thấu hiểu nỗi khổ của người lao động”.

Nội dung bài báo có nêu người lao động ở Hà Nam gắn bó với nhà máy rất nhiều năm - người nhiều nhất là 17 năm, cống hiến cả tuổi trẻ - nhưng đến hiện nay quyền lợi về lương, BHXH chưa được chủ doanh nghiệp trả theo cam kết.

Lúc đó, trao đổi với phóng viên, bà Hiền - Chủ tịch công đoàn Nhà máy dệt thuộc Công ty 19.5 cho biết, trong Biên bản làm việc ngày 2.11.2022, giữa đại diện cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Hà Nam (Ban Quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Phòng Lao động tiền lương và BHXH, Phòng quản lý doanh nghiệp, BHXH thị xã Duy Tiên), đại diện Công đoàn Dệt may Hà Nội, đại diện Công ty 19.5… ông Đỗ Văn Minh đưa ra lộ trình thanh toán lương, nợ BHXH và có phương án thanh toán nợ BHXH để chốt sổ BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Theo đó, đến ngày 30.11.2022, công ty sẽ thanh toán hết lương từ tháng 7-10.2022 cho NLĐ nhà máy dệt và sợi; khối văn phòng sẽ được thanh toán hết lương trong tháng 12.2022. Về nợ BHXH, từ nay đến hết tháng 12.2022: Nộp hết năm 2019; trong quý I+II/2023: Nộp hết cho năm 2020; trong quý III và IV/2023: Nộp hết cho năm 2021 và năm 2022…

“Người lao động mòn mỏi đợi chờ đồng lương từ mồ hôi công sức của chúng tôi từng giờ nhưng chủ sử dụng lao động không thực hiện theo đúng cam kết” - bà Hiền bức xúc cho biết…

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc những diễn biến mới nhất của sự việc.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Haprosimex “hứa” giải quyết dứt điểm nợ lương, nợ BHXH trong năm 2023

Hà Anh |

Từ ngày 2.3, Báo Lao Động đã có loạt bài đăng tải thông tin về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân. Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản - mặc dù con của họ đã lớn, đặc biệt có 2 trường hợp người lao động đã mất nhiều năm, nhưng gia đình vẫn chưa được hưởng chế độ tử tuất…

Người lao động tố Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ lương, nợ BHXH

Hà Anh |

Sáng 2.3, hàng chục người lao động đã tới chi nhánh của Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (115 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) để đòi quyền lợi. Phản ánh với Báo Lao Động, nhiều nữ công nhân cho biết, do công ty nợ BHXH, BHYT nên họ không được hưởng quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật, trong đó có chế độ thai sản...

Người lao động Công ty Cổ phần Dệt 19.5 sẽ được công đoàn hỗ trợ khởi kiện

Hà Anh |

Ngày 25.2, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn nhà máy dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam cho biết, trước “nguy cơ” không đòi được tiền lương, quyền lợi về BHXH…, người lao động đã phải tiếp tục nhờ sự trợ giúp của tổ chức công đoàn.

Sự thật về NutriZabet: Bóc mẽ những mạo nhận về chất lượng, chứng chỉ

Nhóm PV |

Nhằm tăng uy tín cho sản phẩm NutriZabet - vốn chỉ là thực phẩm chức năng không có tác dụng chữa bệnh - ông Nguyễn Văn Tâm và hệ thống bán hàng đã liên tục hạ thấp tác dụng của thuốc tây, đồng thời cung cấp cho bệnh nhân nhiều thông tin giả mạo.

Không chấp nhận sự can thiệp trong xử lý vi phạm giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các lực lượng chức năng xử lý rất nghiêm các vi phạm và không chấp nhận sự can thiệp vào quá trình xử lý.

Bà Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm bị yêu cầu bồi thường hơn 80 tỉ đồng

Anh Tú |

TP Hồ Chí Minh - Ngoài hành vi vi phạm pháp luật của các bị can trong vụ án Nguyễn Phương Hằng, kết luận điều tra còn ghi nhận về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại của 10 bị hại đối với bị can Nguyễn Phương Hằng và các đồng phạm.

Ukraina muốn kiếm tiền từ EU về khí đốt

Ngọc Vân |

Ukraina đề nghị cho EU thuê kho dự trữ khí đốt, để nước này có thể trở thành "nguồn dự phòng năng lượng" cho Liên minh châu Âu.

Trực thăng quân sự Nhật Bản chở 10 người mất tích trên biển

Thanh Hà |

Nhật Bản thông báo mất liên lạc với một trực thăng quân sự gần Miyako trong chuỗi đảo Okinawa phía tây nam đất nước.

Haprosimex “hứa” giải quyết dứt điểm nợ lương, nợ BHXH trong năm 2023

Hà Anh |

Từ ngày 2.3, Báo Lao Động đã có loạt bài đăng tải thông tin về việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân. Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản - mặc dù con của họ đã lớn, đặc biệt có 2 trường hợp người lao động đã mất nhiều năm, nhưng gia đình vẫn chưa được hưởng chế độ tử tuất…

Người lao động tố Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ lương, nợ BHXH

Hà Anh |

Sáng 2.3, hàng chục người lao động đã tới chi nhánh của Công ty cổ phần Tập đoàn Haprosimex (115 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) để đòi quyền lợi. Phản ánh với Báo Lao Động, nhiều nữ công nhân cho biết, do công ty nợ BHXH, BHYT nên họ không được hưởng quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật, trong đó có chế độ thai sản...

Người lao động Công ty Cổ phần Dệt 19.5 sẽ được công đoàn hỗ trợ khởi kiện

Hà Anh |

Ngày 25.2, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn nhà máy dệt thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19.5 Hà Nội chi nhánh Hà Nam cho biết, trước “nguy cơ” không đòi được tiền lương, quyền lợi về BHXH…, người lao động đã phải tiếp tục nhờ sự trợ giúp của tổ chức công đoàn.