Công nhân không đồng tình với cách chi trả quyền lợi của Công ty Haprosimex

Hà Anh |

Sáng 12.3, chị Lê Thị Là - công nhân Công ty cổ phần tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) - thông tin, chị đã nhận được thông báo chi trả chế độ thai sản sau nhiều năm đợi chờ. Tuy nhiên, chị Là cho rằng, quyền lợi của chị chưa được hưởng đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

Vừa qua, Báo Lao Động có loạt bài đăng tải thông tin về việc Công ty Haprosimex, công ty nợ lương từ tháng 1.2017 và nợ BHXH từ tháng 7.2011 của 488 công nhân. Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản - mặc dù con của họ đã lớn…

Trong số những nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản có chị Lê Thị Là (xã Trung Màu, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Sau nhiều năm làm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex, nữ công nhân 3 con này đang bị công ty nợ lương, nợ BHXH dẫn đến quyền và lợi ích chính đáng bị vi phạm nghiêm trọng.

Chị Là sinh được 3 cháu, tuy nhiên với 2 cháu sinh năm 2016 và 2017, tới nay, chị Là vẫn chưa được nhận chế độ thai sản. Tại Công ty Haprosimex, cùng gặp hoàn cảnh như chị Là có hàng chục chị em. Gặp hoàn cảnh khó khăn, các nữ công nhân đã nhiều lần tìm gặp lãnh đạo công ty để đòi quyền lợi… nhưng đáp lại người lao động là những lời hứa suông.

Sau loạt bài của Báo Lao Động, ngày 9.3, lãnh đạo Công ty Haprosimex đã chuyển khoản tiền 2,7 tỉ đồng vào BHXH huyện Gia Lâm để sớm giải quyết chế độ tử tuất, thai sản, hưu trí cho 41 người. Và chị Lê Thị Là cũng có tên trong danh sách đã được công ty trả nợ tiền BHXH.

Sáng 12.3, chị Lê Thị Là thông tin, chị đã nhận được thông báo chi trả chế độ thai sản sau nhiều năm đợi chờ. Tuy nhiên, chị Là cho rằng, quyền lợi của chị chưa được hưởng đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.

“Theo thông báo, thì tôi chỉ được hưởng chế độ thai sản của cháu sinh năm 2016, còn cháu sinh năm 2017 thì không được, trong khi đó, năm 2017 tôi vẫn là công nhân của Công ty Haprosimex. Ngoài ra, khoản chế độ thai sản của tôi khi sinh năm 2016 cũng không được chi trả đầy đủ. Trong thông báo thì tôi sẽ được thanh toán là hơn 15 triệu đồng, tuy nhiên ở cột "đã thanh toán" là 7 triệu đồng, cột “chưa thanh toán” thì tôi chỉ còn được lĩnh 8,4 triệu đồng. Điều này là không chính xác, bởi trước đây tôi mới chỉ được chi trả 2 triệu đồng, do đó số tiền còn lại của tôi là phải hơn 13 triệu đồng” - chị Là bức xúc cho biết.

Theo chị Là, ngoài trường hợp của chị thì còn nhiều nữ công nhân khác cũng đang bất bình vì chế độ thai sản của mình bị “hao hụt”.

Chị Là đề nghị Công ty Haprosimex và BHXH huyện Gia Lâm rà soát và tính toán lại các thực chi và thực lĩnh để việc chi trả quyền lợi cho những nữ công nhân như chị được đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Báo Lao Động sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc những diễn biến mới nhất của vụ việc.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Gia đình nhận được tiền tử tuất sau 11 năm nữ công nhân tử vong

Hà Anh |

Sáng 11.3, anh Phạm Văn Tuyến (xã Trung Màu, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có vợ là chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex, không may mắc bệnh ung thư máu, mất năm 2012, 11 năm gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - báo tin vui với phóng viên Báo Lao Động: BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Ngân vào tài khoản của anh.

Gia đình nữ công nhân sẽ được nhận chế độ tử tuất hơn 23 triệu đồng

Hà Anh |

Sau loạt bài “Chuyện buồn của nữ công nhân bị công ty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội”, “Gia đình nữ công nhân đã được mời lên làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất” của Báo Lao Động ra ngày 7 và 9.3, chiều 9.3, anh Phạm Văn Tuyến là chồng chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân mắc ung thư máu và tử vong năm 2012, gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - thông báo là BHXH huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tiếp nhận xong giấy tờ và hẹn ngày chi trả tiền hỗ trợ mai táng, tử tuất 1 lần của vợ anh.

Gia đình nữ công nhân đã được mời lên làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất

Hà Anh |

Sau khi bài “Chuyện buồn của nữ công nhân bị công ty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội” của Báo Lao Động ra ngày 7.3, chiều 8.3, chồng và chị gái của chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân mắc ung thư máu và tử vong năm 2012, gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - đã được mời lên cơ quan BHXH để làm thủ tục nhận tiền tử tuất.

Biến cố ngành y: Thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai, việc thiếu thuốc, vật tư y tế là cuộc khủng hoảng không đáng có trong thời bình. Dù đã có những cảnh bảo từ tháng 6.2022 nhưng ngành y không có ngay các giải pháp tháo gỡ. Gần 9 tháng sau, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành mới bắt đầu tạo ra những hi vọng gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, để gỡ dứt điểm, Bộ Y tế cần phải có những thông tư, hướng dẫn chi tiết dành cho các bệnh viện.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố, bắt tạm giam.

Bóc ngắn cắn dài và bài học đau xót từ SVB

HƯƠNG NGUYỄN |

“Điểm chết” dẫn tới sự sụp đổ gây sốc của SVB là ngân hàng này quá mạo hiểm khi huy động ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn. SVB có thể không liên quan trực tiếp đến ngân hàng Việt Nam nhưng những bài học về quản trị rủi ro trong ngân hàng là điều đáng lưu ý.

Ngân hàng Silicon Valley phá sản không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam

Đức Mạnh |

Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ - trở thành nhà băng đầu tiên phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. Việc SVB sụp đổ đã khiến các thị trường tài chính rối loạn và dấy lên câu hỏi liệu sự kiện này có làm suy yếu hệ thống ngân hàng và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới? Quan trọng hơn cả là Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào?

Thêm một ngân hàng tại Mỹ phá sản, toàn bộ tiền gửi được bảo vệ

Đức Mạnh |

Sau sự kiện tại ngân hàng Silicon Valley chỉ vài ngày, Ngân hàng Signature có trụ sở tại New York đã tiếp tục tuyên bố phá sản.

Gia đình nhận được tiền tử tuất sau 11 năm nữ công nhân tử vong

Hà Anh |

Sáng 11.3, anh Phạm Văn Tuyến (xã Trung Màu, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có vợ là chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex, không may mắc bệnh ung thư máu, mất năm 2012, 11 năm gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - báo tin vui với phóng viên Báo Lao Động: BHXH huyện Gia Lâm đã chuyển 23.682.750 đồng, tiền tử tuất 1 lần và mai táng phí của chị Ngân vào tài khoản của anh.

Gia đình nữ công nhân sẽ được nhận chế độ tử tuất hơn 23 triệu đồng

Hà Anh |

Sau loạt bài “Chuyện buồn của nữ công nhân bị công ty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội”, “Gia đình nữ công nhân đã được mời lên làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất” của Báo Lao Động ra ngày 7 và 9.3, chiều 9.3, anh Phạm Văn Tuyến là chồng chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân mắc ung thư máu và tử vong năm 2012, gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - thông báo là BHXH huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tiếp nhận xong giấy tờ và hẹn ngày chi trả tiền hỗ trợ mai táng, tử tuất 1 lần của vợ anh.

Gia đình nữ công nhân đã được mời lên làm thủ tục hưởng chế độ tử tuất

Hà Anh |

Sau khi bài “Chuyện buồn của nữ công nhân bị công ty nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội” của Báo Lao Động ra ngày 7.3, chiều 8.3, chồng và chị gái của chị Lê Thị Ngân - nữ công nhân mắc ung thư máu và tử vong năm 2012, gia đình chưa nhận được tiền tử tuất - đã được mời lên cơ quan BHXH để làm thủ tục nhận tiền tử tuất.