Còn nhiều “sạn” trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1

Mai Lâm |

Trong cuộc họp với Bộ GDĐT về những phản ánh của dư luận liên quan đến sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1, nhiều chuyên gia đề xuất cần tiếp tục "nhặt sạn" trong SGK.

Thực chất một bộ SGK lần đầu không thể không có lỗi, chỉ có lỗi nhiều hay ít, có quan trọng hay không. Và quan trọng nhất, Bộ GDĐT, Hội đồng thẩm định, các tác giả cầu thị tiếp thu, nếu phản ánh là hợp lý thì cần rút kinh nghiệm, có hướng chỉnh sửa để các bộ SGK ngày càng hoàn thiện.

Những ngày qua, sau khi Bộ GDĐT thông tin về việc trên tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định và tác giả đã thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn, Báo Lao Động nhận được nhiều ý kiến của phụ huynh, bạn đọc góp ý về nội dung trong các cuốn SGK lớp 1. Tòa soạn đăng tải các ý kiến “nhặt sạn” trong SGK, với mục tiêu học sinh, giáo viên có được bộ sách hoàn chỉnh, tốt nhất để thực hiện dạy và học.

Dưới đây là bài viết của độc giả Mai Lâm:

“Mấy hôm nay, nghe râm ran về SGK Tiếng Việt 1, tôi đi lùng đủ 5 bộ sách về đọc xem sao. Vừa mở một cuốn SGK “Tiếng Việt 1, tập một” thuộc bộ "Cùng học để phát triển năng lực" của NXB Giáo dục VN, tôi giật mình thấy bài tập đọc viết tại trang 163 có nội dung thế này:

Trang 163, “Tiếng Việt 1, tập một”, Cùng học để phát triển năng lực.

“Chị em hoẵng

Trong khu rừng nọ, có hai chị em nhà hoẵng. Nhà của hai chị em ở trên một khoảnh đất rộng. Một hôm, thấy hoẵng chị hoảng hốt, hoẵng em hỏi:

- Có việc gì vậy chị?

Hoẵng chị mếu máo:

- Cháy rừng rồi, ngôi nhà của chúng ta đổ rồi.

Hoẵng em an ủi hoẵng chị. Rồi hai chị em chạy khỏi cánh rừng".

Câu chuyện cực phi lý: Nhà đổ rồi, hai chị em hoẵng “đứng ngồi” ở đâu để an ủi nhau? Nhà cháy, đổ rồi mà còn an ủi nhau xong mới chạy thì chạy sao kịp? Dạy trẻ thế này mà gặp lúc cháy nhà thì chết dở!

Vẫn đọc bộ sách “Tiếng Việt 1” trên, tôi rất bất bình vì nhiều truyện dân gian, thơ, câu đố bị cắt xén tùy tiện. Xin dẫn một số ví dụ.

Tại trang 109, sách “Tiếng Việt 1, tập một” có dẫn truyện Tấm Cám như sau:

“Tấm mồ côi mẹ, phải ở với mẹ kế là mẹ của Cám.

Tấm rất chăm chỉ. Ngày ngày, Tấm mò cua, bắt cá, chăn trâu, cắt cỏ,... Còn Cám ham chơi, chả chịu làm gì. Có lần, cả hai đi bắt cá. Cám nghĩ kế lấy hết cá ở giỏ của Tấm để mẹ khen”.

Đây chỉ đoạn mở đầu của truyện “Tấm Cám”. Cắt ra một mẩu mà lấy tên truyện là “Tấm Cám” thì không hiểu tác giả SGK có biết như vậy là xuyên tạc không? Họ dạy mẩu truyện này nhằm giáo dục cho trẻ lớp 1 điều gì?

Hay tại trang 139 bài tập đọc có đoạn: “Tròn vành vạnh, trắng phau phau/ Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”.

Theo gợi ý từ tranh vẽ, có thể đoán đây là bát ăn cơm. Nhưng không rõ là 1 cái bát hay nhiều cái bát. Tranh không vẽ cái đĩa nào. Nhưng đĩa mới “tròn vành vạnh”, chứ bát thì chỉ có cái miệng mới tròn thôi.

Có thể ở đây tác giả dựa trên câu đố gốc là: “Một đàn cò trắng phau phau/Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm”.

Nói là “một đàn” thì mới có thể đoán đó là một chạn bát đĩa. Còn ra câu đố như sách Tiếng Việt 1 thì dù có tranh vẽ gợi ý cũng không thể trả lời đúng.

Trang 155 có bài tập đọc “Hoa khoe sắc” của Thu Hà. Thực ra, tên bài thơ là “Hoa kết trái”. Khổ thơ cuối trong nguyên gốc là: “Này các bạn nhỏ/Đừng hái hoa tươi/Hoa yêu mọi người/Nên hoa kết trái”.

Không rõ vì sao tác giả SGK lại đổi thành “Nên hoa khoe sắc”. Tác giả có biết rằng thông điệp của hình ảnh “hoa kết trái” khác hẳn với “hoa khoe sắc” không?

Nhiều từ địa phương, khó hiểu

Đọc cuốn sách, tôi ngạc nhiên thấy tác giả cũng dùng sai dấu câu: “Bạn chả thấy sau đó trời mưa à!” (trang 117). Đây rõ ràng là một câu hỏi. Không hiểu tại sao tác giả không dùng dấu chấm hỏi mà lại dùng dấu chấm than.

Nhân trong câu có từ “chả”, xin kê hàng loạt từ địa phương và từ khó hiểu được dùng trong cuốn sách: “muỗm” (trang 114), “lá trang” (trang 149), “bắc kim thang” (trang 177), “té” (trang 177), “con trích cồ” (trang 178) ...

Tôi không phản đối việc dùng từ địa phương, ngược lại, tôi còn cho rằng việc dùng một vài từ địa phương là cần và cũng là một cách tăng cường vốn từ cho trẻ em. Nhưng dùng những từ mà người lớn có tra từ điển cũng không hiểu như “con trích cồ”, “bắc kim thang” thì rất không nên. Không biết khi biên tập và thẩm định cuốn sách, NXB Giáo dục Việt Nam, các thành viên trong hội đồng thẩm định, Bộ GDĐT có biết những "hạt sạn" này?

Mai Lâm
TIN LIÊN QUAN

Bộ GDĐT: Thống nhất điều chỉnh nội dung chưa phù hợp trong SGK Tiếng Việt 1

Bích Hà |

Bộ GDĐT đã có kết luận chính thức về những phản ánh của dư luận liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.

Hội đồng thẩm định đánh giá ra sao về sách tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều?

Bích Hà |

Trước khi đưa vào giảng dạy đại trà và có những tranh cãi, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều đã được 15/15 thành viên của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 đánh giá là "Đạt".

Công bằng khi đánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Đặng Chung |

Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề nhận được nhiều tranh luận. Không ít ý kiến cho rằng, chương trình SGK môn Tiếng Việt “nặng và khó hơn” so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục. Trong khi đó, người trong cuộc lại đòi hỏi dư luận cần có đánh giá công bằng, khách quan với SGK.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Bộ GDĐT: Thống nhất điều chỉnh nội dung chưa phù hợp trong SGK Tiếng Việt 1

Bích Hà |

Bộ GDĐT đã có kết luận chính thức về những phản ánh của dư luận liên quan đến sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1.

Hội đồng thẩm định đánh giá ra sao về sách tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều?

Bích Hà |

Trước khi đưa vào giảng dạy đại trà và có những tranh cãi, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều đã được 15/15 thành viên của Hội đồng thẩm định sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 đánh giá là "Đạt".

Công bằng khi đánh giá sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Đặng Chung |

Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề nhận được nhiều tranh luận. Không ít ý kiến cho rằng, chương trình SGK môn Tiếng Việt “nặng và khó hơn” so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục. Trong khi đó, người trong cuộc lại đòi hỏi dư luận cần có đánh giá công bằng, khách quan với SGK.