Cần kiểm tra, làm rõ việc trùng tu, sửa chữa di tích Thành cổ Sơn Tây

Minh Đức |

Vừa qua, trên Báo Lao động đã đăng tải bài viết của tác giả Đức Văn, phản ánh “Thành cổ Sơn Tây - một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có đã được xếp vào nhóm “Nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý”.

Bài viết đã chỉ ra những điểm bất hợp lý trong việc thi công công trình, đã xâm phạm di tích của các cơ quan quản lý, làm thay đổi hiện trạng, không giữ được nét hoang sơ vốn có của nó. Do đó, việc thi công các công trình xung quanh Thành cổ Sơn Tây cần thiết phải được kiểm tra và tạm đình chỉ để làm rõ một số vấn đề có liên quan, sau đó mới quyết định có tiếp tục thi công hay không.

Thứ nhất, việc tiến hành thi công công trình xung quanh thành cổ liệu có phù hợp hay không? Việc thi công đó có tác động như thế nào đối với hiện trạng của di tích? Quá trình lập dự án đã tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà sử học, nhà văn hóa học…trước khi thực hiện hay chưa? Và có hay không tình trạng vẽ vời dự án để trục lợi, cần phải được làm rõ để trả lời cho dư luận được biết.        

Thứ hai, di tích Thành cổ Sơn Tây là di sản không chỉ là của nhân dân địa phương mà còn là di sản của quốc gia. Việc trùng tu, sửa chữa là việc làm cần thiết để bảo vệ di tích nhưng khi lập phương án và triển khai trùng tu, sửa chữa cơ quan thực hiện đã lấy ý kiến của nhân dân địa phương hay chưa? Đồng thời, một số hạng mục như đường xung quanh thành cổ chưa hỏng nhưng vẫn cậy lên để đổ bêtông liệu có hợp lý hay không? Khi con đường bê tông xung quanh thành cổ hình thành thì các phương tiện tham gia giao thông như xe máy, xe ô tô… sẽ đi lại, đứng, đậu, đổ xung quanh di tích liệu có xâm phạm và ảnh hưởng đến di tích hay không?

Thứ ba, cần phải làm rõ việc trùng tu di tích này được sự cho phép của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hay chưa? Ai giám sát thi công công trình này? Nếu việc thi công công trình nhưng không có sự tham gia giám sát của những người chuyên môn có liên đến di tích thì liệu có hợp lý hay không?          

Tóm lại, việc thi công trùng tu, sửa chữa di tích Thành cổ Sơn Tây theo phản ánh thì có rất nhiều vấn đề cần phải được làm rõ. Nếu không, hiện trạng di tích sẽ không còn nguyên vẹn và mất dần giá trị. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần phải vào cuộc để kiểm tra, làm rõ tính pháp lý và tính hợp lý của việc trùng tu, sửa chữa di tích Thành cổ Sơn Tây nhằm kịp thời bảo vệ di tích lịch sử cấp quốc gia này. 

Minh Đức
TIN LIÊN QUAN

“Bêtông hóa” thành cổ, “nhốt” di tích trong cũi sắt

ĐỨC VÂN |

Thành cổ Sơn Tây - một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có đã được xếp vào nhóm “Nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.

“Bêtông hóa” thành cổ, “nhốt” di tích trong cũi sắt

ĐỨC VÂN |

Thành cổ Sơn Tây - một trong 4 tòa thành nổi tiếng, tiêu biểu, đẹp nhất miền Bắc, đã đi vào lịch sử, được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, nổi tiếng khắp đó đây với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc cùng không gian yên bình vốn có đã được xếp vào nhóm “Nghiêm cấm vi phạm”. Thế nhưng, người ta đang ngang nhiên “xẻ thịt”, rồi “bêtông hóa” thành cổ Sơn Tây với những hạng mục công trình xấu xí, phản cảm, thậm chí là hết sức vô lý.