Bạn đọc viết: “Luật” của trường “qua mặt” luật giáo dục?

Lê Xuân Chiến |

Cháu tôi học tiểu học, trường đã thu “quỹ đội”, “quỹ lớp” rồi, nhưng đến cái “phiếu rèn luyện đội viên” cũng tách thành một mục khác để thu thêm; cháu mới lớp 1 nhưng phải đóng “quỹ đội” (cấp lớp), “công trình măng non liên đội (cấp trường) và “công trình măng non cấp huyện”. Một đứa trẻ khi chưa kịp hiểu “Đội” là gì thì phải đóng tiền sinh hoạt đội cả 3 cấp! Tuy số tiền không phải là nhiều nhưng rõ ràng các khoản thu đó rất chồng chéo, vô lý, gượng ép. Không biết lãnh đạo phòng giáo dục, lãnh đạo huyện có biết không ?

Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định nguyên tắc xác định học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập “phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm”. 

Trên nguyên tắc đó, hội đồng nhân dân các tỉnh quyết định mức học phí đối với từng vùng miền, sao cho phù hợp nhất với điều kiện sống của người dân, tạo điều kiện tối đa để mọi trẻ em có thể đến trường, thực hiện quyền cơ bản của con người: quyền học tập. 

Thật tội cho dân nghèo, bươn chải vật lộn kiếm sống nuôi con ăn học, được nhà nước quan tâm nhưng nhà trường thì vô cảm, làm sai quy định. Học phí một phần nhưng “phụ phí” đến mười phần hoặc hơn, lạm thu quá mức, khiến dân khó kham nổi. Dân “thấp cổ bé họng” biết kêu ai ? 

Về học phí, khoản 1, Điều 105 Luật Giáo dục 2005 quy định: “Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác”. Luật quy định rõ ràng như vậy nhưng các trường chẳng thực hiện, đặt luật sang một bên, “luật đi đường luật, trường đi đường trường”. 

Luật Giáo dục 2005 quy định học sinh tiểu học “không phải đóng học phí”, ngoài lệ phí tuyển sinh, “không phải đóng góp khoản tiền nào khác” là có ý nghĩa rất nhân văn: tạo cơ hội cho toàn dân đưa trẻ đến trường, xóa mù chữ, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Vậy mà các trường tiểu học cứ thu ẩu, thu bừa, thu vô nguyên tắc. Nhà trường hiện nay đặt ra nhiều khoản thu rất tùy tiện, vô lý ngoài học phí. Đành rằng có những khoản thu ngoài học phí chính đáng để phục vụ cho học sinh như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, đồng phục, chi phí ăn ở bán trú... Thế nhưng có những khoản thu chồng lên nhau. 

Chẳng hạn, các khoản giấy thi, đề thi, phiếu liên lạc ... đã nằm trong học phí, trường vẫn thu thêm. Cháu tôi học tiểu học (một trường chuẩn, ở huyện T.P, tỉnh Q.N), trường đã thu “quỹ đội”, “quỹ lớp” rồi, nhưng đến cái “phiếu rèn luyện đội viên” cũng tách thành một mục khác để thu thêm; cháu mới lớp 1 nhưng phải đóng “quỹ đội” (cấp lớp), “công trình măng non liên đội (cấp trường) và “công trình măng non cấp huyện”. Một đứa trẻ khi chưa kịp hiểu “Đội” là gì thì phải đóng tiền sinh hoạt đội cả 3 cấp ! Tuy số tiền không phải là nhiều nhưng rõ ràng các khoản thu đó rất chồng chéo, vô lý, gượng ép. Không biết lãnh đạo phòng giáo dục, lãnh đạo huyện có biết không? 

Khi tôi phàn nàn câu chuyện lạm thu trên với anh bạn cùng xóm thì anh đưa cho tôi xem cái danh sách các khoản thu của trường con anh học (trường mầm non “đạt chuẩn quốc gia”). Con anh cũng đóng học phí, nhưng tất cả đồ dùng học tập đều được nhà trường liệt kê ra từng thứ một, thu tiền từ cái “bì đựng hồ sơ”, que tính, sổ bé ngoan, cục tẩy... Đặc biệt, tôi hơi bị sốc khi thấy cháu mới 4 tuổi nhưng phải đóng tiền “lao động” 100.000 đồng! Anh cho biết, cô chủ nhiệm giải thích: “Lẽ ra các cháu phải lao động vệ sinh trường lớp, nhưng các cháu không lao động được, phụ huynh phải làm thay. Đa số phụ huynh không có điều kiện giờ hành chính đến trường lao động nên nhất trí nộp tiền”. Một khoản thu vô lý được giải thích rất có lý. 

Ở các tỉnh lẻ, phụ huynh đa số là dân lao động, mấy người biết đến Điều 105, Luật Giáo dục ? Các khoản thu như sửa chữa cơ sở vật chất, vệ sinh, điện nước, hỗ trợ các kỳ thi, mua sắm máy chiếu ... đáng lẽ phải lấy từ kinh phí chi thường xuyên do ngân sách cấp, thì trường lại bắt phụ huynh đóng. Vậy ngân sách do nhà nước chi, trường dùng làm gì ? Khi kinh phí nhà nước cấp và kinh phí do phụ huynh đóng góp chồng lên nhau trên một mục chi, sẽ tạo ra “kẻ hở” cho tiêu cực nảy sinh. Hiện nay nhà trường mượn Ban đại diện phụ huynh làm “bức bình phong” để thu nhiều khoản ngoài học phí, lấy danh nghĩa “được sự đồng ý của Ban đại diện phụ huynh nhà trường”, “phụ huynh đã nhất trí” để thu trái quy định, che chắn bằng các từ “tự nguyện”, “ủng hộ”, “đóng góp”. 

Các vị hiệu trưởng có biết ở nông thôn hiện nay nông dân phải “đóng góp” bao nhiêu khoản không ? Và cả công chức, viên chức cũng “đóng góp”, “ủng hộ” cho địa phương cũng không ít. Ngoài “kêu gọi” phụ huynh, các vị còn bắt học sinh ủng hộ một số khoản khác nữa. Xin hỏi, các em đang tuổi ăn học, lấy gì ủng hộ ? “Trăm dâu đổ đầu tằm”, dồn cả về phụ huynh, các vị có biết không ? Nếu thương học trò, thương dân nghèo, các vị nên suy nghĩ lại. 

Cháu bạn tôi học lớp 1, tiền ăn 1 tháng là 208.000 đồng, nhưng tiền phụ phí đến 150.000 đồng, cộng thêm khoản “mua bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất” là 40.000 đồng. Vậy tiền trường thu thêm (ngoài tiền ăn) của cháu là 190.000 đồng/tháng, hơn tiền ăn đến 91%. Riêng “phụ phí” hằng tháng đã hơn 70% tiền ăn của cháu. Vậy cháu ăn bữa trưa 13.000 đồng thì phải tốn thêm đến hơn 9.000 đồng phụ phí. Phân tích như vậy để thấy, chỉ riêng phụ phí bán trú đã vô lý, tùy tiện rồi. 

Các khoản thu ngoài học phí thường không có hóa đơn theo quy định, thậm chí không có hóa đơn (phụ huynh nộp tiền, giáo viên chủ nhiệm ghi sổ là xong) và nằm ngoài sổ sách kế toán chính thức của nhà trường. Cơ quan cấp trên hiếm khi kiểm tra các khoản “tự thu, tự chi” này. Các khoản thu ngoài học phí có hợp lý không, được sử dụng thế nào, có lãng phí, thất thoát không... ở các trường mầm non, tiểu học, trung học ? 

Các cơ quan quản lý giáo dục dường như đang “thả nổi” vấn đề này, mặc cho các trường “tự tung tự tác”. Phải chăng đây là “cơ chế tự chủ” ở trường học hiện nay ? Và chẳng lẽ, “luật” của trường đã “qua mặt” cả luật giáo dục ?

Lê Xuân Chiến - xuanchienle@gmail.com - 01657191739

Mời bạn đọc bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoc@laodong.com.vn, bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.

 

Lê Xuân Chiến
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Loạt cửa hàng ăn uống tại TPHCM phục vụ xuyên Tết

NGỌC LÊ |

TPHCM - Thời điểm này, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ tại TPHCM đã bắt đầu nghỉ bán. Tuy nhiên, một số quán cà phê, quán kinh doanh đồ ăn thức uống ở thành phố vẫn mở bán xuyên Tết để phục vụ khách du xuân.

Chuyên gia thời trang tiết lộ bí quyết phối áo dài cực đẹp mặc vào dịp Tết

Minh Hà - Linh Trang |

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều bạn trẻ lựa chọn trang phục áo dài để chào đón năm mới. Diện áo dài phù hợp sẽ giúp các bạn trẻ trở nên tự tin và thu hút hơn.

Nghệ An: Nhất chi mai ế ẩm, chủ vườn lo âm vốn

Quỳnh Trang |

Nhất chi mai là một loài mai thuộc top “thập đại danh hoa” nổi tiếng đẹp bậc nhất. Tính đến thời điểm hiện tại (29 tết) thị trường hoa Tết ở Nghệ An loài hoa này chưa đủ cạnh tranh với các loài hoa khác nên rất ít người quan tâm.

Những góc quán ngắm pháo hoa đón giao thừa sang chảnh ở Hà Nội

Quỳnh Nga |

Cùng tìm hiểu những địa điểm xem pháo hoa đẹp ở Hà Nội để lên lịch cùng người thân, bạn bè đến vui chơi, chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đón Tết Qúy Mão ấn tượng.

Muôn kiểu đón Tết của người trẻ

Thu Giang |

Bên cạnh những hoạt động truyền thống, với nhiều người trẻ Tết còn là dịp để nghỉ ngơi, gắn kết tình cảm gia đình, đi du lịch, khám phá những vùng đất mới...

Kỳ lạ ngôi làng cứ đến Tết là người dân đua nhau... ngâm mình dưới ao

Nguyễn Thúy |

Những ngày đầu năm mới, nông dân thôn Đức Long (xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, Thái Bình) ngâm mình dưới ao để thu hoạch rau cần, cung cấp thực phẩm ngày xuân. Không khí dường như phấn khởi hơn vì rau cần được mùa, được giá.