Bạn đọc không đồng tình với đề xuất giảm 50% mức hưởng nếu rút BHXH 1 lần

Minh Phương (Tổng hợp) |

Thay vì rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần sẽ được từ 1,5 - 2 tháng lương tính đóng như hiện hành, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất giảm chỉ còn 1 tháng lương. Nhiều bạn đọc không đồng tình với mức đề xuất này.

Bạn đọc M.H bình luận: Đồng ý người tham gia đóng BHXH là người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động theo quy định của Luật BHXH. Đây là số tiền mà người lao động bỏ ra để đóng và cơ quan BHXH đứng ra thu BHXH hàng tháng và giữ ở đó.

NLĐ phải có quyền quyết định rút số tiền mình đã đóng BHXH theo cách rút BHXH 1 lần hay chờ đến tuổi nghỉ hưu. Việc Bộ LĐ TB&XH đề xuất như vậy là không hợp lý. Theo tôi, cần phải xem xét lại theo hướng mở và cho rút 1 lần tùy theo nhu cầu của NLĐ.

Đồng quan điểm, bạn Nguyễn Vinh cho hay: Tôi hoàn toàn không đồng tình với đề xuất này của Bộ LĐTBXH vì đó là tiền của doanh nghiệp và của NLĐ. NLĐ phải có quyền quyết định và sẽ cân đối việc nên nhận 1 lần hay hưởng chế độ hưu trí. Đặc biệt giai đoạn dịch COVID-19, NLĐ thất nghiệp, thu nhập giảm cũng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ.

Bạn Hoàng Kim viết: Tôi không đồng ý với đề xuất này bởi vì nhiều NLĐ miền núi như tôi có đi làm cũng chỉ được 4 đến 5 năm là phải về với gia đình và không có khả năng đóng BHXH tự nguyện, cần phải xem lại.

Bạn Mai Anh nêu quan điểm: Tôi đi làm từ năm 18 tuổi, phải đợi tới 50-55 tuổi để lĩnh hương hưu sao trong khi điều kiện của tôi không cho phép.

Bạn đọc giấu tên cho rằng: Đề xuất này rất thiệt cho NLĐ. Trường hợp họ mất việc không thể đóng BHXH tự nguyện sẽ thế nào? Nếu tính người rút BHXH thì cũng phải tính người mới bắt đầu đóng BHXH. Tôi 30 tuổi chờ đến 30 năm nữa mới được rút BHXH không tính tiền lạm phát sao? Sau 30 năm nữa, 10 triệu đồng mua được cái gì?

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ xem xét trình Quốc hội.

Định hướng sửa luật vẫn giữ quy định cho phép NLĐ rút BHXH một lần sau khi nghỉ việc từ 1 năm trở lên nhưng không đóng tiếp, thay vì không cho phép người lao động rút BHXH một lần. Tuy nhiên, luật có thể đưa ra các lựa chọn khác nhau giữa rút BHXH một lần ngay hoặc để tới khi hết tuổi lao động mới rút.

Cụ thể, Bộ LĐTBXH đề xuất nếu NLĐ chưa đến tuổi nghỉ hưu, sau 1 năm nghỉ việc không tham gia BHXH và đề nghị hưởng BHXH một lần thì mức hưởng cho mỗi năm đóng BHXH bằng 1 tháng tiền lương bình quân tính đóng BHXH.

Trường hợp NLĐ đến tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng hoặc NLĐ mắc bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài để định cư hợp pháp, được hưởng BHXH một lần.

Mức hưởng trong trường hợp này được tính mỗi năm tham gia BHXH bằng 2 tháng lương bình quân tính đóng BHXH. Còn theo quy định hiện hành, sau khi nghỉ việc 1 năm, nếu NLĐ rút BHXH một lần, mỗi năm tham gia BHXH được tính bằng 1,5 tháng lương cho giai đoạn từ năm 2014 về trước, bằng 2 tháng lương cho giai đoạn từ năm 2014 tới nay.

Đề xuất trên của Bộ LĐTBXH đã có chút thay đổi so với dự thảo cơ quan này đưa ra trước đó khi đưa ra mục tiêu sửa luật theo hướng: Có lộ trình tiến tới chỉ giải quyết hưởng BHXH 1 lần với người lao động tới tuổi hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu và không có nhu cầu đóng tiếp.

Minh Phương (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Lưu ý khó khăn của doanh nghiệp để tính lương tối thiểu vùng năm 2022

Minh Hương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1517/LĐTBXH-QHLÐTL đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện lương tối thiểu vùng thời gian qua. Từ đó có cơ sở đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng thời gian tới, đặc biệt là năm 2022.

Hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Minh Hương |

Luật sư trả lời bạn đọc liên quan đến hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

BHXH TP. Hà Nội trả lời về thắc mắc nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

Bảo Hân |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội và BHXH quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa có phản hồi đối với đơn thư của một cán bộ hưu trí liên quan đến vấn đề nơi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu.

TPHCM tập trung giám sát phát hiện các trường hợp viêm phổi nặng do virus

Thanh Chân |

TPHCM - Trước nguy cơ xâm nhập của cúm gia cầm A/H5N1 và các loại cúm gia cầm khác thông qua các hoạt động vận chuyển, kinh doanh gia cầm trái phép tại nhiều địa phương, UBND TPHCM vừa có chỉ đạo khẩn về tăng cường phòng chống bệnh cúm gia cầm A/H5N1.

Man United: 6 năm, 1 tỉ bảng và 2.104 ngày để thoát khỏi địa ngục

TAM NGUYÊN |

6 năm là quá dài và gần 1 tỉ bảng là quá nhiều để Man United đổi lấy một danh hiệu.

Ban hành thông tư sửa đổi về đấu thầu thuốc trong bệnh viện trước 15.4

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Y tế rà soát sửa đổi Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2020 về danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc, ban hành Thông tư trước 15 tháng 4 năm 2023.

Điểm mới trong công bố điểm thi, điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023

HUYÊN NGUYỄN |

Năm 2023, thí sinh đăng ký đối tượng, khu vực ưu tiên cùng với đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT vào tháng 4. Việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học cũng được đẩy sớm hơn so với năm 2022.

Chơi Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột nhớ ghé thác Bìm Bịp

Huyền Phạm |

Thác Bìm Bịp hoang sơ là một trong những điểm đến du khách không nên bỏ lỡ trong hành trình du lịch Đắk Lắk mùa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột.

Lưu ý khó khăn của doanh nghiệp để tính lương tối thiểu vùng năm 2022

Minh Hương |

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1517/LĐTBXH-QHLÐTL đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện lương tối thiểu vùng thời gian qua. Từ đó có cơ sở đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu vùng thời gian tới, đặc biệt là năm 2022.

Hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Minh Hương |

Luật sư trả lời bạn đọc liên quan đến hồ sơ để được thanh toán trực tiếp phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

BHXH TP. Hà Nội trả lời về thắc mắc nơi khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

Bảo Hân |

Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội và BHXH quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa có phản hồi đối với đơn thư của một cán bộ hưu trí liên quan đến vấn đề nơi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ban đầu.