Kế toán trường học như "con rơi” ngành Tài chính, “con ghẻ” ngành Giáo dục

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI |

Nhiều bạn đọc là viên chức, nhân viên hợp đồng kế toán trường học dù có nhiều năm cống hiến trong công việc nhưng lại đứng bên lề chính sách của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Họ đồng loạt bày tỏ nỗi lòng đến Báo Lao Động.

Gửi tâm sự đến Báo Lao Động, bạn đọc Lương Phương Lan viết: "Con ghẻ của ngành Giáo dục vì không được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên ngành, con rơi của ngành Tài chính vì cũng chẳng được hưởng phụ cấp công vụ như những nhân viên kế toán ngành khác.

Thương thay cho những người "đầu đội chính sách, vai mang chứng từ"! Lương tháng không đủ nộp các khoản phạt nếu lỡ làm chậm báo cáo thuế vài ngày.

Chúng tôi không chỉ làm việc 8 giờ 1 ngày mà hơn thế. Nhiều đêm thức canh giờ để gửi chứng từ giao dịch công, vẫn theo dõi đối soát học sinh nộp tiền qua tài khoản, cặm cụi làm báo cáo... Nhưng làm gì có ai thấu, ai hiểu?".

Bạn đọc Hoàng Huyền viết: "Kế toán trường học là "con rơi" của ngành Tài chính, là con "ghẻ" của ngành Giáo dục. Tôi thấy câu này rất đúng thực tế. Tại sao viên chức làm ở các lĩnh vực khác được nhận phụ cấp công vụ còn viên chức kế toán trường học cũng lại không được nhận, phụ cấp thâm niên cũng không.

Nhiều người cho rằng 100 người sẽ có 99 người nói kế toán trường học 1 tháng chỉ làm 1 ngày, nhận lương rồi ngồi chơi không.

Ngay cả khi xếp hạng trường thì chỉ có Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổng phụ trách Đội được nhận phụ cấp theo hạng trường trong khi đó kế toán không được một phụ cấp gì hết.

Trường hạng 1 nhiều giáo viên, nhiều học sinh đi kèm với đó thì công việc của kế toán cũng tăng lên. Tôi làm ở trường 100 giáo viên, 2.000 học sinh thì phải khác với trường chỉ có 20 giáo viên, 200 học sinh chứ?

Ở trường học đủ thứ công việc phải làm, làm ngày không xong thì làm trưa, làm tối. Nhiều cơ quan ban, ngành tuy nhân sự ít nhưng vẫn đầy đủ bộ phận nhân sự, tổ chức... Còn trường học có số cán bộ, giáo viên trên dưới 100 người thì kế toán cũng kiêm luôn công việc nhân sự.

Việc nhiều làm không hết nhưng sơ suất tháng nào mà quên báo cáo thuế thì tháng đó coi như làm không công, lương còn không đủ để nộp tiền phạt. Rồi đến thu tiền của học sinh, nhiều phụ huynh khó khăn nhưng không có chứng nhận Hộ nghèo, Hộ cận nghèo... cho con đi học rồi bỏ mặc nhà trường, tiền thì không chịu nộp, kế toán kiêm luôn chân đi "đòi học phí".

Chúng tôi nói nhiều thì học sinh nghỉ học lại ảnh hưởng đến duy trì sĩ số học sinh của nhà trường, còn thất thu thì không được...

Bất cập kể ra thì vô vàn. Chỉ mong lãnh đạo phía trên để ý quan tâm, giúp những nhân viên trường học có thể sống được bằng lương để cống hiến cho ngành Giáo dục".

"Cảm ơn Báo Lao Động đã hiểu và viết lên những khó khăn thiệt thòi của đội ngũ kế toán trường học. Lương thấp nhưng vì tuổi đã cao và nghĩ bố mẹ đã nuôi mình học hành nên cố bám lấy nghề.

Nếu mức lương không có sự chênh lệch, thiếu công bằng thì còn đỡ tủi. Đằng này ốm đau cũng không dám nghỉ, nghỉ sinh cũng không được nghỉ. Đẻ xong vài ngày đã phải dậy mở máy tính làm việc.

Chính sách thì bao nhiêu văn bản, văn bản nào cũng phải nghiên cứu thật kỹ, nhồi nhét để phục vụ công việc, mà lỡ có vi phạm do không đọc hiểu hết luật thì trách nhiệm phải chịu không ít!

Lương giáo viên gần như gấp đôi chúng tôi mà họ vẫn không đủ sống. Vậy chúng tôi sống sao hả trời! Chỉ mong nhận được sự quan tâm khách quan, công bằng nhất của lãnh đạo các cấp" - bạn đọc Vũ Thị Kim Hương giãi bày.

LƯƠNG HẠNH - QUỲNH CHI
TIN LIÊN QUAN

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Lương bằng nửa giáo viên, sao sống được bằng nghề?

NHÓM PV |

Những viên chức, lao động hợp đồng là kế toán trong các trường học rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của lãnh đạo các cấp, để họ có thể sống bằng nghề, cống hiến cho ngành giáo dục.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Hiệu trưởng “thương” kế toán nhưng đành bất lực

NHÓM PV |

Nhiều người là hiệu trưởng, hiệu phó của các trường học nhận định, công việc của kế toán trường vô cùng vất vả trong khi mức lương và phụ cấp không xứng đáng với công sức bỏ ra. Họ mong mỏi các bộ, ban, ngành liên quan sớm sửa đổi chính sách dành riêng cho đối tượng này, để nhân viên trường học đặc biệt là kế toán có thể yên tâm công tác, phát huy năng lực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành giáo dục: Viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành

NHÓM PV |

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" được tổ chức đầu tháng 8 đã khiến những bức xúc bấy lâu của viên chức kế toán trường học vỡ oà. Sự bất cập trong chính sách về tiền lương, các khoản phụ cấp và việc nâng ngạch khiến họ như bị bỏ rơi trong chính “ngôi nhà giáo dục” của mình.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Phụ hồ, bán chè trang trải cuộc sống

NHÓM PV |

“Nghề kế toán chắc giàu lắm!”, mỗi lần nghe câu nói này, nhiều viên chức kế toán trường học không khỏi chạnh lòng. Bởi ít ai biết được, đằng sau “định kiến người đời” về sự giàu sang của nghề kế toán, để có thể trang trải cuộc sống, nhiều viên chức ngành này đã phải “ngậm đắng nuốt cay”, làm đủ việc từ phụ hồ dịp hè, đến bán chè online mỗi tối.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục

NHÓM PV |

LTS: Kế toán trường học là những viên chức, lao động hợp đồng trong ngành Giáo dục, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường và công tác giảng dạy học tập của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, họ đang phải vật lộn với công việc, cuộc sống của mình, bởi thu nhập thấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều kế toán trường học đã phải lăn lưng xách vữa, bán nước kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống của gia đình…

Người dân đồng tình đổi tên phường gắn với địa danh sau sáp nhập tại TPHCM

NGỌC ÁNH |

TPHCM - Là 1 trong số 10 quận tại TPHCM thuộc diện sáp nhập phường trong thời gian tới, Quận 8 là địa phương duy nhất phải đổi tên phường từ số sang chữ. Bên cạnh lo ngại về việc sắp tới có thể phải thay đổi giấy tờ, số nhà... người dân Quận 8 cũng ủng hộ việc thay đổi tên phường sang Rạch Ông, Hưng Phú, Xóm Củi vì dễ nhận dạng với đặc tính của địa phương.

Dính phải "combo lừa đảo" vì tin vào luật sư dỏm

Khánh An |

Tin vào lời của những luật sư dỏm về việc có thể lấy lại số tiền đã bị lừa đảo, nhiều người nhận “trái đắng” khi tiếp tục bị lừa tiền lần thứ 2.

Chuyện khó, dễ về bản quyền truyền hình

HOÀI VIỆT |

Ngày 6.12, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) tổ chức sự kiện công bố bản quyền phát sóng Euro 2024 thuộc về TV360. Theo đó, TV360 độc quyền toàn bộ quyền khai thác phát sóng và truyền thông UEFA EURO 2024 trên tất cả các hạ tầng truyền hình, mạng xã hội trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Lương bằng nửa giáo viên, sao sống được bằng nghề?

NHÓM PV |

Những viên chức, lao động hợp đồng là kế toán trong các trường học rất cần sự quan tâm, lắng nghe, chia sẻ của lãnh đạo các cấp, để họ có thể sống bằng nghề, cống hiến cho ngành giáo dục.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Hiệu trưởng “thương” kế toán nhưng đành bất lực

NHÓM PV |

Nhiều người là hiệu trưởng, hiệu phó của các trường học nhận định, công việc của kế toán trường vô cùng vất vả trong khi mức lương và phụ cấp không xứng đáng với công sức bỏ ra. Họ mong mỏi các bộ, ban, ngành liên quan sớm sửa đổi chính sách dành riêng cho đối tượng này, để nhân viên trường học đặc biệt là kế toán có thể yên tâm công tác, phát huy năng lực cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành giáo dục: Viên chức kế toán trường học như "con ghẻ" của ngành

NHÓM PV |

Sự kiện "Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục" được tổ chức đầu tháng 8 đã khiến những bức xúc bấy lâu của viên chức kế toán trường học vỡ oà. Sự bất cập trong chính sách về tiền lương, các khoản phụ cấp và việc nâng ngạch khiến họ như bị bỏ rơi trong chính “ngôi nhà giáo dục” của mình.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục: Phụ hồ, bán chè trang trải cuộc sống

NHÓM PV |

“Nghề kế toán chắc giàu lắm!”, mỗi lần nghe câu nói này, nhiều viên chức kế toán trường học không khỏi chạnh lòng. Bởi ít ai biết được, đằng sau “định kiến người đời” về sự giàu sang của nghề kế toán, để có thể trang trải cuộc sống, nhiều viên chức ngành này đã phải “ngậm đắng nuốt cay”, làm đủ việc từ phụ hồ dịp hè, đến bán chè online mỗi tối.

Những nhân viên bị lãng quên trong ngành Giáo dục

NHÓM PV |

LTS: Kế toán trường học là những viên chức, lao động hợp đồng trong ngành Giáo dục, có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của nhà trường và công tác giảng dạy học tập của giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, họ đang phải vật lộn với công việc, cuộc sống của mình, bởi thu nhập thấp, trong khi khối lượng công việc rất lớn, đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhiều kế toán trường học đã phải lăn lưng xách vữa, bán nước kiếm thêm thu nhập lo cho cuộc sống của gia đình…