Mátxcơva không chỉ có… xưởng may “đen”

Võ Hoài Nam (từ Mátxcơva) |

Không thể phủ nhận, một số xưởng may “đen” của người Việt tồn tại ở nước Nga đã làm méo mó phần nào hình ảnh của những người Việt Nam đang lao động cần cù và làm ăn chân chính ở “xứ sở bạch dương”. Nhưng còn rất nhiều các xưởng may người Việt khác luôn tuân thủ đúng quy định của chính quyền sở tại, tạo công ăn việc làm ổn định cho một bộ phận lao động từ trong nước cũng như đóng góp cho nền kinh tế nước Nga.
Kiểm tra đột xuất suốt… 5 giờ

Tôi quyết định đi thực tế đến xưởng may “T&G” của anh Lê Gia Giáo, người gốc Thừa Thiên - Huế, tại vùng Kaluga, cách Mátxcơva gần 300km. Đó là một thành phố nhỏ, yên tĩnh nơi cư dân địa phương rất mộc mạc, thân thiện.

Thật bất ngờ khi chuyến thăm của tôi cũng trùng đúng với đoàn kiểm tra đột xuất liên ngành của các nhà chức trách Nga, bao gồm khoảng 30 người từ Cục An ninh quốc gia (FSB), Cục Di trú, thuế, ngoại kiều, cảnh sát.

Lần kiểm tra trước cũng bất thình lình như thế này cách đây mới gần 1 tháng. Không khí làm việc bỗng trầm lắng. Các công nhân xưởng may không thể giấu sự hồi hộp và lo lắng ngồi chờ nhà chức trách kiểm tra hộ chiếu, hộ khẩu… rà soát từng xêri, con số.
Công nhân trong giờ làm việc ca đêm

Sau khi kiểm tra cặn kẽ chi ly từng trang, có thể nói là “soi mói” cả đống sổ sách chứng từ gốc của xưởng, họ trả lại cho giám đốc xưởng may số 2 là anh La.

Trái với vẻ mặt lạnh lùng và đầy sự quyết liệt khi mới vào cửa, người đứng đầu đoàn kiểm tra đột xuất của Nga tươi cười, bắt tay thân thiện và cảm ơn anh Lê Gia Giáo - Tổng Giám đốc Công ty may “T&G” - về sự chấp hành nghiêm túc trong vấn đề pháp lý đối với chính quyền. Đây là điều ít khi thấy ở những cuộc kiểm tra không báo trước đối với các xưởng may của người Việt tại Nga.

Quả thật, tận mắt tôi cũng bất ngờ khi được chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc kiểm tra không báo trước này.

Khi mới đến, những nhân viên cảnh sát Nga “hùng dũng” đập cửa ầm ầm, giày gõ cộp cộp, sục sạo khắp nơi, làm ai cũng xanh mặt. Song sau hơn 5 giờ đồng hồ tất cả mọi người hồi hộp chờ đợi, cuối cùng thì chiếc xe sau chót của đoàn kiểm tra liên ngành cũng rồ máy lao vút khỏi khu xưởng.

Lúc này, tôi mới có dịp tham quan cả 2 tầng nhà và 1 tầng hầm của khu công xưởng. Căn nhà quét sơn màu xanh nhạt. Tầng hầm là nơi đặt máy móc sản xuất. Với khoảng hơn 20 bàn máy. Vải vóc xếp gọn gàng.

Tầng 1 là nơi cho công nhân nghỉ ngơi sau giờ làm việc. Tầng 2 là nơi dùng để sinh hoạt văn nghệ, xem phim, có cả một bộ amply loa đài cho anh chị em hát hò karaoke, hội họp, nhà ăn, nhà bếp, tắm rửa, giặt giũ…

“Em đã gửi tiền về trừ hết nợ”


Sau bữa cơm chiều, chúng tôi lên xe hành quân ra phía ngoại ô Kaluga, nơi có khu nhà xưởng số 1 của Công ty may “T&G”. Vào tới xưởng thì trời cũng đã nhá nhem. Bên vệ đường là một trạm điện mới hoàn thành dùng để phục vụ cho xưởng lúc điện lưới bị mất.

Theo lời của anh Hoàng – một cựu lính đặc công nước từ những năm 1972 và là một trong 3 người sáng lập “T&G” – chi phí của trạm điện là hàng trăm ngàn USD. Trước mắt tôi là khu nhà 3 tầng hiện ra phong quang. Mọi thứ hãy còn mới mẻ, sạch sẽ. Trước cửa là mấy cây cảnh. Sát bờ tường là 2 dây phơi đầy quần áo đủ các sắc màu của anh chị em công nhân.

Ở tầng 1, toán thợ làm ca đêm độ 30 người đang miệt mài may, cắt, đóng gói… Ở đây làm ca đêm thì ban ngày ngủ và ngược lại.

Tôi hỏi cậu thanh niên còn trẻ khoảng 20 tuổi, tên là Dương Quỳnh Tịnh, người Huế đang ngồi chọn lựa mẫu về công việc, thu nhập hằng tháng, chuyện vợ con.

Tịnh kể đã làm tại T&G được 2 năm rưỡi, lương tháng thì tùy theo ngày công, trung bình khoảng 10 triệu đồng/ tháng. Tịnh đã có 1 con trai. Vợ Tịnh cũng làm ở đây.

“Cháu đi sang đây là qua người quen, cũng đã gửi về được 3.000USD và trừ hết nợ khi sang Nga rồi” - Tịnh hào hứng kể.
Chuẩn bị bữa ăn cho công nhân.

Hỏi thêm mấy anh chị làm việc ở các vị trí khác nhau trong xưởng về ngày công, lương tháng, sinh hoạt thì hầu như câu trả lời nhận được đều giống nhau.

Như vậy, công nhân muốn có thêm tiền thì đăng ký làm thêm giờ chứ không bắt buộc, trừ khi có nhu cầu của khách hàng. Ngay cả chuyện làm 14 tiếng hoặc hơn mỗi ngày với họ chỉ là chuyện bình thường, bởi họ muốn có thêm khoản thu nhập.

Hai cô cấp dưỡng Nguyễn Thị Minh Hải, và Trần Thị Ngọc Linh đều là người Thừa Thiên - Huế. Các cô đều đã làm tại đây được 3 năm, lương tháng 14.000 rúp (khoảng 430USD), không mất tiền ăn, tiền ở. Toàn bộ số tiền nhận được các cô đều dành dụm gửi về Việt Nam.

Khi hỏi chuyện chồng con, Hải bẽn lẽn khoe “em vừa về thăm nhà được 2 tháng”. “Chồng em cũng làm ở đây. Công việc, ăn ở ổn định nên cũng chí thú làm việc để có tiền gửi về nhờ ông bà chăm sóc các con nhỏ” – Hải tâm sự.
Võ Hoài Nam (từ Mátxcơva)
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.