Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Hành vi nịnh trong tiếng Việt

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH |

“Hành vi Nịnh trong tiếng Việt”, đó là tên một luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học mới được NCS Nguyễn Thị Thanh Huệ bảo vệ gần đây tại Học viện Khoa học Xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN).

 Sẽ chẳng có gì để nói (về một đề tài trong rất nhiều đề tài nghiên cứu ngôn ngữ được các NCS thực hiện trong thời gian gần đây) nếu không xuất hiện một luồng dư luận (chủ yếu là trên mạng) nghi ngờ tính khoa học của nó. Nhiều ý kiến cho rằng, “Ngôn ngữ học hết đề tài rồi hay sao mà lại đi nghiên cứu một chuyện vớ vẩn cỏn con như vậy?; “Nịnh là cái gì mà tự nhiên lại cổ xúy cho nó? Xã hội đang có quá nhiều chuyện nịnh nọt rồi”; “Thật là buồn cười! Bây giờ lại có một nhà Nịnh học ra đời… Thật hết chỗ nói”...

Dư luận sôi động đến nỗi, các cơ quan truyền thông cũng phải vào cuộc. Họ gặp chính tác giả luận án, người hướng dẫn và những thành viên trong hội đồng chấm luận án để tìm hiểu vấn đề. Tôi là một thành viên trong hội đồng, đã có trả lời phỏng vấn trên “Tri thức Trẻ”. Nhưng phóng viên đã ghi lại (qua điện thoại) chưa thực sự đầy đủ và chính xác lời tôi. Vì vậy, qua Lao Động Cuối tuần, tôi thấy cần phải nói thêm đôi lời cho rõ.

Ngôn ngữ học hiện đại (trong đó có Việt ngữ học) từ những năm 60 của thế kỷ XX đã và đang đi sâu nghiên cứu những vấn đề theo Lý thuyết hành động ngôn từ (Speech act Theory, còn được gọi là Thuyết hành vi ngôn ngữ) do hai nhà ngữ học nổi tiếng J. L. Austin và J. Searle đề xướng. Theo quan điểm của thuyết này thì “nói chính là hành động”. Nghĩa là, khi người ta nói tức là người ta đang thực hiện một hành động như mọi hành động khác trong cuộc sống. Một câu nói “Cút đi!” sẽ có hiệu lực bằng (hoặc hơn) một hành vi xô đẩy bằng tay. Trong nhiều hành vi ngôn ngữ được xét, có hành vi chào hỏi, cám ơn, xin lỗi, khen, chê, thỉnh cầu, cam kết, cảm thán, mắng chửi, phàn nàn… và “nịnh”. Nịnh thuộc phạm trù khen, nhưng là “khen không đúng hoặc khen quá lời, chỉ cốt đẹp lòng người khác (thường nhằm mục đích cầu lợi)”. Như vậy, nếu quan sát, ta thấy hành vi nịnh xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thời nào cũng có. Hòa Thân, một nhân vật trong phim “Tể tướng Lưu Gù” (được VTV trình chiếu trước đây) chính là một nhân vật điển hình cho tính cách “nịnh thần” thường thấy trong triều đình phong kiến Trung Quốc. Còn trong cuộc sống, ta thấy có quá nhiều kẻ xu thời, luồn cúi, xu nịnh, chỉ “uốn ba tấc lưỡi” lại có thể đem về cho mình bao nhiêu lợi lộc mà người lao động chân chính phải lao tâm khổ tứ cũng chưa chắc có được.

Bản thân hành vi nịnh có những biểu hiện rất đa dạng, phức tạp và tinh vi. Nghiên cứu để chỉ ra đích thực hành vi nịnh phải dựa vào các biểu thức ngôn từ được hiện thực hóa qua ngữ cảnh. Người ta nói rằng, “giữa khen và nịnh có khi chỉ cách nhau chưa đầy nửa bước”. Bởi có thể có những câu khen quá lời có thể chấp nhận (với mục đích động viên hay làm vui lòng người khác). Nhưng cũng có thể câu nói đó được xếp vào hành vi nịnh nếu người nói bộc lộ ý đồ trục lợi. Lúc đó nó sẽ được phát ngôn bằng một giọng điệu và điệu bộ riêng (thớ lợ, xun xoe…). Nịnh có thể cầu lợi về vật chất (được quyền hành, tiền bạc, bổng lộc…) hay về tình cảm (được yêu, được sủng ái…). Trong tiếng Việt có khá nhiều kết hợp từ chỉ mức độ hay sắc thái khác nhau của nịnh: nịnh bợ (nịnh một cách hèn hạ), nịnh đầm (nịnh phụ nữ để lấy lòng), nịnh hót (nịnh nọt và ton hót), nịnh nọt (nịnh, nói khái quát), nịnh thần (kẻ bầy tôi gian giảo quen ton hót, nịnh nọt), nịnh thối (nịnh quá lố, khó nghe)… Như vậy, nịnh cần phải được coi là một hành vi nằm trong chiến lược giao tiếp của ai đó. Dù là thế nào, thì nịnh luôn được coi là hành vi “phản chuẩn” dưới góc độ văn hóa giao tiếp. Ấy thế mà nó vẫn tồn tại, nhiều khi công nhiên, cũng bởi có nhiều người không thích nghe lời nói thẳng, vẫn thích nghe lời lẽ ngọt tai “giả hiệu”, đó là nịnh.

Luận án với đề tài “Hành vi Nịnh trong tiếng Việt” muốn khảo sát, thống kê và miêu tả một cách hệ thống mọi mặt biểu hiện của các biểu thức ngôn từ được coi là diễn tả hành vi mang sắc thái nịnh. Nhiệm vụ của luận án là miêu tả khách quan chuyện nịnh như nó vốn có (trong tiếng Việt) hiện nay. Đó là một đề tài nghiêm túc, có vấn đề và hay. Không thể lập luận rằng nghiên cứu về nịnh tức là khuyến khích, cổ xúy cho hiện tượng nịnh (đang có xu hướng tăng khá nhanh). Cũng giống như việc nghiên cứu các hành vi chửi mắng, nói tục, văng tục… là để mô tả một hiện tượng, một lối nói khá thông dụng trong giao tiếp ngôn ngữ các dân tộc, với những nét biểu hiện văn hóa riêng biệt khác nhau. Đã có khá nhiều công trình lớn nhỏ nghiên cứu các lối chửi của người Việt, nhưng chẳng có ai nói rằng, việc này cổ vũ cho một hành vi từ trước đến nay vẫn luôn được coi là “lệch chuẩn” cả.

PGS.TS. PHẠM VĂN TÌNH
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.