Những loại thực phẩm và bài tập giúp phục hồi sức khoẻ nhanh hậu COVID-19

ĐỖ HẰNG (BỆNH VIỆN BẠCH MAI) |

Chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh không chỉ trong thời gian mắc bệnh mà còn giúp người bệnh phục hồi lại sức khỏe tốt nhất trong giai đoạn hậu COVID-19.

Bác sĩ Đỗ Anh - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai - người đã trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 trong thời gian qua đã có những tư vấn xung quanh vấn đề này.

Xin bác sĩ cho biết việc tự bổ sung, uống các thuốc bổ tổng hợp với mục đích nâng cao thể trạng cho bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19 có nên hay không, thưa bác sĩ?

- Chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đủ nước là chìa khóa quan trọng cho sự hồi phục của người bệnh COVID-19. Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn có tác dụng giúp cải thiện chức năng phổi đối với bệnh nhân hậu COVID-19.

Điều quan trọng nhất là chúng ta cần cung cấp đủ năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất nhằm giúp tái tạo hệ thống cơ, miễn dịch và năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Khi người bệnh có một chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng với rau củ quả, trái cây tươi, protein, hạn chế đồ chế biến sẵn, thì không cần phải uống thêm vitamin hay thuốc bổ. Còn trong trường hợp không bổ sung được đầy đủ dinh dưỡng từ thực phẩm thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể.

Bác sĩ có thể gợi ý một số thực phẩm cụ thể có tác dụng tốt cho người bệnh trong thời kỳ hậu COVID-19?

- Người bệnh và gia đình người bệnh có thể tham khảo một số nhóm thực phẩm sau: Thứ nhất, nhóm hoa quả tươi gồm: quả lê, táo, bưởi,… Đó là những loại trái cây chứa nhiều vitamin, giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho hệ thống hô hấp, tăng cường chức năng miễn dịch.

Thứ hai là các loại rau xanh như: cải ngọt, rau bina, cải xoăn, bắp cải, cà chua,... Những loại rau trên chứa rất nhiều vitamin cần thiết cũng như khoáng chất,… giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt tỏi và gừng là hai loại gia vị rất tốt cho quá trình thải độc tố của cơ thể cũng như có tác dụng diệt virus.

Thứ ba, về đồ uống thì nên uống trà xanh, bởi nó có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe tim mạch, chống ung thư… Các món ăn giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống COVID-19: súp gà, khoai tây, nước dừa, yến mạch, sữa chua…

Hụt hơi là một trong những vấn đề của người bệnh hậu COVID. Vậy cần làm gì để cải thiện chức năng phổi hậu COVID-19, thưa bác sĩ?

- Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng bằng thực phẩm và các loại vitamin, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và tập luyện phù hợp để cơ thể hồi phục toàn diện. Các bài tập thở đơn giản để cải thiện lưu lượng máu đến phổi và các đường dẫn truyền trong lồng ngực, giúp tăng cường chức năng phổi.

Chúng ta nên thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu, đạp xe, chống đẩy, squat,... với cường độ vừa phải và tăng dần. Điều này giúp tăng nhịp tim và thúc đẩy lưu lượng máu, có thể giúp phổi phục hồi nhanh hơn.

Nếu người mới khỏi COVID-19 chủ quan, vẫn giữ nguyên cường độ tập như trước khi mắc bệnh sẽ khiến cơ thể không có thời gian phục hồi tổn thương (tổn thương cơ/rối loạn chuyển hóa/dinh dưỡng).

Ngoài ra việc vội vàng luyện tập trở lại và luyện tập không đúng phương pháp sẽ dẫn tới kéo dài thời gian hồi phục, thậm chí là tái phát bệnh và có thêm tổn thương (extra layer of complexity) như: hụt hơi, đau ngực, giảm khả năng vận động, co cứng cơ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt và các vấn đề về tim mạch cũng như hô hấp khác.

Vậy người bệnh nên tập luyện vào thời điểm nào và nên tập như thế nào là đúng, thưa bác sĩ?

- Thời điểm tập luyện tối ưu và an toàn được khuyến cáo là sau 7-10 ngày hết triệu chứng COVID-19. Người bệnh KHÔNG nên tập luyện lại khi vẫn còn triệu chứng COVID mà nên đợi sau khi hết triệu chứng ít nhất 7-10 ngày.

Khi tập trở lại nên tập chậm và tăng dần cường độ. Đặc biệt những người có vấn đề về tim mạch, hô hấp, sốt, ho, khó thở hay đau ngực kéo dài thì càng cần phải lưu tâm. Hãy lắng nghe cơ thể của bạn là lời khuyên luôn đúng trong mọi tình huống bởi sự hồi phục và thích ứng tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người.

Với những người thích tập fitness cường độ cao, nên trao đổi với bác sỹ/ huấn luyện viên. Lộ trình được khuyến cáo là 4 tuần tập luyện để trở về trạng thái tập bình thường.

Trân trọng cảm ơn bác sĩ!

ĐỖ HẰNG (BỆNH VIỆN BẠCH MAI)
TIN LIÊN QUAN

Số ca COVID-19 xuống dốc, bao giờ có thể bỏ hẳn 5K phòng dịch?

THẢO ANH - PHƯƠNG ANH |

Theo các chuyên gia, 5K mang tính chất thông điệp và có thể thay đổi linh hoạt để thích ứng tình hình mới của dịch bệnh. Tuy nhiên những biện pháp phòng vệ cá nhân trong khuyến cáo 5K như khẩu trang, khử khuẩn sẽ có giá trị lâu dài không chỉ đối với dịch bệnh COVID-19.

Tác dụng phụ khi tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld như thế nào?

AN AN |

Hồ sơ an toàn của kháng thể đơn dòng Evusheld kiểm nghiệm qua 3 giai đoạn thử nghiệm phase 3 cho thấy tác dụng phụ của Evusheld thường nhẹ và có thể kiểm soát được.

Những triệu chứng hô hấp hậu COVID-19 thường gặp nhất và việc cần làm ngay

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Biểu hiện hô hấp hậu COVID-19 thường gặp nhất là khó thở và ho kéo dài, đau ngực, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi, đặc biệt là xơ phổi mô kẽ. Báo Lao Động trích đăng bài phân tích của PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về vấn đề này.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Số ca COVID-19 xuống dốc, bao giờ có thể bỏ hẳn 5K phòng dịch?

THẢO ANH - PHƯƠNG ANH |

Theo các chuyên gia, 5K mang tính chất thông điệp và có thể thay đổi linh hoạt để thích ứng tình hình mới của dịch bệnh. Tuy nhiên những biện pháp phòng vệ cá nhân trong khuyến cáo 5K như khẩu trang, khử khuẩn sẽ có giá trị lâu dài không chỉ đối với dịch bệnh COVID-19.

Tác dụng phụ khi tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld như thế nào?

AN AN |

Hồ sơ an toàn của kháng thể đơn dòng Evusheld kiểm nghiệm qua 3 giai đoạn thử nghiệm phase 3 cho thấy tác dụng phụ của Evusheld thường nhẹ và có thể kiểm soát được.

Những triệu chứng hô hấp hậu COVID-19 thường gặp nhất và việc cần làm ngay

PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 |

Biểu hiện hô hấp hậu COVID-19 thường gặp nhất là khó thở và ho kéo dài, đau ngực, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi, đặc biệt là xơ phổi mô kẽ. Báo Lao Động trích đăng bài phân tích của PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về vấn đề này.