Thấp thỏm sống trong dãy nhà tập thể cấp 4 mái thủng, tường nứt

Phong Quang - Phùng Minh |

Những dãy nhà tập thể cấp 4 của Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang có tuổi đời 40 năm đã cũ nát xập xệ, nhiều căn đã bị tốc mái, gãy cột kèo. Đây lại là nơi sinh sống của hàng chục hộ gia đình công nhân với nhiều thế hệ.
Khu nhà ở tập thể của Công ty CP Xi măng Tuyên Quang tại xóm 1, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang được xây dựng từ những năm 1979 (bằng ngân sách Nhà nước) gồm 7 dãy nhà cấp 4 lợp fibro xi măng trên tổng diện tích hơn 7.000 m2. Ảnh: P.Q
Khu nhà ở tập thể của Công ty CP Xi măng Tuyên Quang tại xóm 1, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang được xây dựng từ những năm 1979 (bằng ngân sách Nhà nước) gồm 7 dãy nhà cấp 4 lợp fibro xi măng trên tổng diện tích hơn 7.000 m2. Ảnh: P.Q
7 dãy nhà này gồm 70 gian nhưng hiện tại chỉ còn 48 gian có thể sử dụng và là nơi ở của 32 hộ gia đình với 70 nhân khẩu. Mỗi gian nhà chỉ có diện tích 18m2 nhưng nhiều gia đình công nhân nghèo có tới 3 thế hệ cùng chung sống.
7 dãy nhà này gồm 70 gian nhưng hiện tại chỉ còn 48 gian có thể sử dụng và là nơi ở của 32 hộ gia đình với 70 nhân khẩu. Mỗi gian nhà chỉ có diện tích 18m2 nhưng nhiều gia đình công nhân nghèo có tới 3 thế hệ cùng chung sống.
Với 40 năm tuổi đời, trải qua nắng mưa thời gian và không được nâng cấp những căn nhà này đều trong trạng thái quá cũ nát, sập sệ.
Với 40 năm tuổi đời, trải qua nắng mưa thời gian và không được nâng cấp, những căn nhà này đều trong trạng thái quá cũ nát, xập xệ.
Nhiều căn hộ phần mái đã bị vỡ nát, người dân gia cố lại bằng vải bạt để ở tạm nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi cũng bị bục rách.
Nhiều căn hộ phần mái đã bị vỡ nát, người dân gia cố lại bằng vải bạt để ở tạm nhưng cũng chỉ được một thời gian rồi cũng bị bục rách.
Ông Trần Văn Minh nguyên là công nhân của Xí nghiệp Xi măng Tuyên Quang và đã ở đây từ năm 1987 dẫn PV tới căn nhà cuối dãy đã không còn nguyên vẹn và chỉ chờ sập.
Ông Trần Văn Minh nguyên là công nhân của Xí nghiệp Xi măng Tuyên Quang và đã ở đây từ năm 1987 dẫn PV tới căn nhà cuối dãy đã không còn nguyên vẹn.
Khu nhà tập thể trước thuộc quản lý của Xí nghiệp Xi Măng Tuyên Quang và cho công nhân thuê lại, sau năm 2006 khi được cổ phần hoá thành Công ty CP Xi măng Tuyên Quang thì đơn vị này cho một số công nhân ở nhờ.
Khu nhà tập thể trước thuộc quản lý của Xí nghiệp Xi Măng Tuyên Quang và cho công nhân thuê lại, sau năm 2006 khi được cổ phần hoá thành Công ty CP Xi măng Tuyên Quang thì đơn vị này cho các hộ dân mượn sử dụng.
Toàn bộ các dãy nhà đều chung tình trạng xuống cấp trầm trọng, tường nứt vỡ, hệ thống cột kèo mục nát. Tuy vậy, người dân sống ở đây được yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không được nâng cấp sửa chữa.
Toàn bộ các dãy nhà đều chung tình trạng xuống cấp trầm trọng, tường nứt vỡ, hệ thống cột kèo mục nát. Tuy vậy, người dân sống ở đây được yêu cầu giữ nguyên hiện trạng, không được nâng cấp sửa chữa.
Mái nhà đa số được gia cố tạm bợ bằng các tấm ván mỏng không đủ chống chịu trước những trận mưa lớn.
Mái nhà đa số được gia cố tạm bợ bằng các tấm ván mỏng không đủ chống chịu trước những trận mưa lớn.
Mái nhà và lán được chằng chống tạm bợ. Sống trong những gian nhà đã quá sập sệ, mặc dù biết chúng có thể sập bất kỳ lúc nào nhưng những hộ dân ở đây đều là công nhân nghèo, không có chỗ ở.
Mái nhà và lán được chằng chống tạm bợ. Sống trong những gian nhà đã quá xập xệ, mặc dù biết chúng có thể sập bất kỳ lúc nào nhưng những hộ dân ở đây đều là công nhân nghèo, không có chỗ ở.
Người dân đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp giải quyết, đề nghị được thanh lý khu nhà ở tập thể này nhưng đều chưa được giải quyết.
Người dân đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp giải quyết, đề nghị được thanh lý khu nhà ở tập thể này nhưng đều chưa được giải quyết.
Trả lời kiến nghị của cử tri tại đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang nêu rõ: “Toàn bộ 07 dãy nhà, gồm 70 gian nhà đã xuống cấp, thời gian sử dụng từ 34 năm đến 40 năm, giá trị khấu hao còn lại bằng 0 đồng; hệ thống tường bong tróc, rạn nứt, mái lợp Fibro xi măng cũ nát, có hiện tượng thấm dột nhiều nơi, hệ thống sà gồ bị mối mọt có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn cho các hộ dân đang sống tại đây“.
Cuối năm 2020, trả lời kiến nghị của cử tri tại đây, HĐND tỉnh Tuyên Quang nêu rõ: “Toàn bộ 07 dãy nhà, gồm 70 gian nhà đã xuống cấp, thời gian sử dụng từ 34 năm đến 40 năm, giá trị khấu hao còn lại bằng 0 đồng; hệ thống tường bong tróc, rạn nứt, mái lợp Fibro xi măng cũ nát, có hiện tượng thấm dột nhiều nơi, hệ thống xà gồ bị mối mọt có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn cho các hộ dân đang sống tại đây“.
Được biết, UBND tỉnh Tuyên Quang đang chỉ đạo Sở Tài chính, các ngành chức năng của tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý đối với nhà, đất thuộc 07 dãy nhà ở tập thể này đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Được biết, UBND tỉnh Tuyên Quang đang chỉ đạo Sở Tài chính, các ngành chức năng của tỉnh và UBND thành phố Tuyên Quang nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý đối với nhà, đất thuộc 07 dãy nhà ở tập thể này đáp ứng nguyện vọng của cử tri. Đến nay, người dân vẫn đang đợi những quyết định chính thức cho số phận của những gian nhà được gọi là "chờ sập" này.
Phong Quang - Phùng Minh
TIN LIÊN QUAN

Vừa ở vừa run trong những ngôi nhà chờ sập giữa lòng Hà Nội

NGỌC ANH - LÊ NHÂN |

Gần 2 tháng nay, nhiều hộ dân ở đường Lý Thái Tổ (phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải sống trong căn nhà chằng chịt cột chống do công trình xây dựng liền kề đang xây dựng gây sụt lún, nứt, có trường hợp bị nghiêng cả nhà vô cùng nguy hiểm.

Người dân sống trong khu tập thể xuống cấp “chờ sập” giữa Thủ đô

HOÀNG VŨ - QUANG MINH |

Có tuổi đời gần 50 năm, khu tập thể tại phường Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội) đang xuống cấp nghiêm trọng với tình trạng tường nhà nứt vỡ, nhiều mảng bê tông có thể đổ sập bất cứ lúc nào khiến gần 200 hộ dân sinh sống tại đây vô cùng lo lắng.

Hà Nội: Học sinh ngôi trường "nứt lớn, chờ sập" đã được sang nơi mới

SỞ HẠ - TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Mới đây, thầy và trò trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã được chuyển sang nơi học mới sau nhiều năm học trong ngôi trường bong tróc, nứt lớn, xuống cấp. Việc chuyển địa điểm học khiến học sinh đi lại xa hơn, việc ăn trưa cũng gặp nhiều bất tiện. Tuy nhiên, tất cả học sinh và phụ huynh của trường đều vui vẻ vì "an toàn là trên hết".

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Vừa ở vừa run trong những ngôi nhà chờ sập giữa lòng Hà Nội

NGỌC ANH - LÊ NHÂN |

Gần 2 tháng nay, nhiều hộ dân ở đường Lý Thái Tổ (phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải sống trong căn nhà chằng chịt cột chống do công trình xây dựng liền kề đang xây dựng gây sụt lún, nứt, có trường hợp bị nghiêng cả nhà vô cùng nguy hiểm.

Người dân sống trong khu tập thể xuống cấp “chờ sập” giữa Thủ đô

HOÀNG VŨ - QUANG MINH |

Có tuổi đời gần 50 năm, khu tập thể tại phường Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội) đang xuống cấp nghiêm trọng với tình trạng tường nhà nứt vỡ, nhiều mảng bê tông có thể đổ sập bất cứ lúc nào khiến gần 200 hộ dân sinh sống tại đây vô cùng lo lắng.

Hà Nội: Học sinh ngôi trường "nứt lớn, chờ sập" đã được sang nơi mới

SỞ HẠ - TÔ THẾ - HOÀI ANH |

Mới đây, thầy và trò trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã được chuyển sang nơi học mới sau nhiều năm học trong ngôi trường bong tróc, nứt lớn, xuống cấp. Việc chuyển địa điểm học khiến học sinh đi lại xa hơn, việc ăn trưa cũng gặp nhiều bất tiện. Tuy nhiên, tất cả học sinh và phụ huynh của trường đều vui vẻ vì "an toàn là trên hết".