Lương y trên rẻo cao Tây Bắc: Bác sĩ trẻ ngược núi

Khánh Linh |

Rời nơi thủ đô phồn hoa phố thị, bác sĩ trẻ tuổi đôi mươi Nguyễn Tiến Tùng đã tình nguyện ngược núi, lên công tác tại một bệnh viện tuyến huyện nơi miền Tây Bắc.

Rời phố lên non

Một ngày giữa tháng 4, trong chuyến công tác về huyện vùng cao, lòng hồ Muòng La, tỉnh Sơn La, tôi (PV) đã có cơ hội gặp gỡ bác sĩ Nguyễn Tiến Tùng (SN 1993) hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường La. Bác sĩ Tùng là một trong những bác sĩ thuộc Đề án 585 (Dự án "Bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn" của Bộ Y tế).

Khi tôi vừa đến cũng là lúc bác sĩ Tùng đang thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Nội. 3 năm sống trên núi, với bà con nơi đây đã coi bác sĩ Tùng như con cháu trong nhà và là chỗ dựa vững chắc mỗi khi trái gió, trở trời.

Trò chuyện với PV, bác sĩ Tiến Tùng chia sẻ: "Tháng 5.2020 mình chính thức nhận quyết định lên công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Mường La. Nhưng thực tế, mình đã lên trước 2 tháng. Khi đăng ký tham gia đề án này, cũng không nghĩ gì nhiều, chỉ đơn giản rằng mình còn trẻ, thời gian 3 năm không phải là dài nhưng cũng không quá ngắn, đủ để mình có thể làm gì đó cho cho miền Tây Bắc".

 
Bác sĩ trẻ Nguyễn Tiến Tùng trong ngày nhận quyết định lên Mường La. Ảnh: NVCC

Sau khi chọn Mường La làm điểm dừng chân, đang công tác tại một bệnh viện lớn, những thiếu thốn, vất vả ở một cơ sở y tế tuyến huyện và tập quán của bà con đã khiến bác sĩ tuổi đôi mươi không khỏi bối rối.

"Bà con đến khám bệnh có nhiều người già không biết nói tiếng phổ thông, mình hoang mang lắm! Đi khám bệnh phải "dắt" theo một điều dưỡng để phiên dịch.

Bây giờ, nói thì chưa nói được nhiều nhưng nếu bà con miêu tả tình trạng bệnh là nghe, hiểu được hết rồi" - bác sĩ Tùng nói với giọng đầy tự hào như để khoe một "chiến tích".

Hết mình nơi tâm dịch

"Nói về kỷ niệm trong hành trình lên vùng cao của mình thì chỉ gói gọn trong một chữ thôi, COVID-19!

Tháng 3.2020 là thời điểm bùng phát dịch bệnh COVID-19 của cả nước. Ngay khi lên Mường La, mình đã bắt tay vào ngay những việc như tiêm chủng, cấp cứu người bệnh đến điều trị COVID-19. Nhưng nhớ nhất vẫn là 50 ngày đêm tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh" - bác sĩ Tùng kể khi được PV hỏi về ấn tượng tron thời gian 3 năm nơi miền sơn cước.

 
Đoàn cán bộ y tế tỉnh Sơn La hỗ trợ phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC

Tháng 8.2021, 30 cán bộ y tế của tỉnh Sơn La lên đường vào tâm dịch. Nơi công tác là Bệnh viện tầng 2, thuộc Bệnh viện dã chiến số 12, nằm tại TP Thủ Đức. Khi ấy, anh là phó đoàn công tác và là cán bộ duy nhất không phải người Sơn La. 

“Trước khi đi, các y bác sĩ đã cơ bản nắm qua tình hình dịch bệnh ở đó, nhưng thực sự, vào đến nơi mới thấy rõ sự khốc liệt và xót xa" - vừa nói, anh vừa đưa ánh nhìn xa xăm như đang nhớ lại ký ức những ngày trong tâm dịch.

Vẻ nhộn nhịp của chốn Sài thành đã biến mất, thay vào đó là rào chắn khắp các ngõ, ngách. Tiếng còi xe cấp cứu cả ngày lẫn đêm, những chiếc container chở thi thể đến khu vực hỏa thiêu.

"Nói không lo, không sợ thì cũng không đúng! Ở đó, rất nhiều bệnh nhân mà người thân đã mất hết, khiến họ suy sụp cả về sức khỏe và tinh thần. Ngay trong chính Bệnh viện mình làm việc, đã có 2 trường hợp tự tử. Ở các bệnh viện khác cũng có rất nhiều trường hợp như vậy.

 
Bác sĩ Nguyễn Tiến Tùng. Ảnh: NVCC

Có những ngày khi đưa bệnh nhân lên Bệnh viện tầng 3, sau khi họ tử vong, hỗ trợ đưa thi thể vào nhà xác, anh em về ám ảnh, không ăn không ngủ được mấy ngày liền" - bác sĩ Tùng bộc bạch.

100 cán bộ y tế chịu trách nhiệm cấp cứu và điều trị cho hơn 1.000 bệnh nhân như một đơn vị y tế độc lập, trong đó chỉ có 10 bác sĩ. Áp lực công việc, ám ảnh trước sự khốc liệt nơi tâm dịch, nhưng anh Tùng cùng các bác sĩ vẫn từng phút, từng giây nỗ lực giữ lại nhịp thở, sự sống cho bệnh nhân. 

"Những lúc đó, điều duy nhất các y, bác sĩ có thể làm là thay phiên nhau nghỉ ngơi để có sức làm tiếp vì chúng tôi biết còn rất nhiều bệnh nhân cần được điều trị. Món quà lớn nhất với chúng tôi là bệnh nhân qua cơn nguy kịch, dần hồi phục và được xuất viện. Có những bệnh nhân đến tận bây giờ vẫn nhắn tin cảm ơn, chúc mừng bác sĩ những ngày lễ, Tết" - anh Tùng phấn khởi nói.

 
Những ngày trong tâm dịch. Ảnh: NVCC

Trao đổi với PV, bác sĩ Tòng Văn Tỉnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Mường La cho biết: "Trở về từ tâm dịch, 4 tháng cuối năm 2021, dịch bệnh Mường La bắt đầu bùng phát. Ngày cao điểm phát hiện hàng trăm ca bệnh. Lúc đó, bác sĩ Tùng lại phải cùng những cán bộ y tế Mường La gồng mình chống dịch".

“Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, bác sĩ Nguyễn Tiến Tùng sẽ hoàn thành nhiệm vụ ở Mường La. Chúng tôi hy vọng rằng thời gian tới, dù không còn công tác tại đây, nhưng bác sĩ Tùng vẫn thường xuyên hỗ trợ, chia sẻ, trao đổi kiến thức kinh nghiệm y khoa để chăm sóc sức khoẻ cho bà con vùng cao” - lãnh đạo bệnh viện nói thêm.

Rời Mường La khi ánh hoàng hôn soi bóng dưới dòng Đà Giang cuồn cuộn chảy, thứ tôi ấn tượng hơn cả là lời hứa chắc nịch của vị bác sĩ trẻ - "Mình sẽ trở về xuôi vào tháng 5 tới đây, nhưng hành trình với Tây Bắc thì vẫn còn rất dài. Mình cùng một vài người bạn đã có kế hoạch thiện nguyện chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng cao, chắc chắn sẽ được triển khai sớm thôi".

Khánh Linh
TIN LIÊN QUAN

Kiến nghị nâng lương, phụ cấp cho bác sĩ, nhân viên y tế cơ sở

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị đến năm 2024, nâng mức lương khởi điểm lên bậc 2 trong hệ thống thang bảng lương theo quy định đối với bác sĩ làm việc tại cơ sở y tế; nhân viên y tế tại y tế cơ sở hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo mức cao nhất đối với công chức, viên chức.

Vì sao hàng trăm cán bộ, bác sĩ ở Hòa Bình bị chậm lương?

Minh Chuyên - Hùng Dân |

Hòa Bình - Nhiều y, bác sĩ, cán bộ nhân viên thuộc Trung tâm y tế TP Hòa Bình bị chậm lương khiến cuộc sống bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn.

4 bác sĩ ở TPHCM lén đi làm xuyên tỉnh ở phòng khám tư

Thanh Chân |

4 bác sĩ giải trình do không nắm quy định pháp luật nên tự sắp xếp thời gian để làm thêm và chưa báo cáo với lãnh đạo khoa, ban giám đốc bệnh viện.

Tổng thống Putin thăm Kherson và Lugansk

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp quân sự cấp cao trong chuyến thăm tới Kherson và Lugansk ở Ukraina.

Nhức nhối tình trạng cán bộ tái lấn chiếm, xây nhà trái phép ở Bình Định

Hoài Luân |

Bình Định - Về tình trạng cán bộ, Đảng viên, gia đình Đảng viên xây dựng nhà trái phép, lãnh đạo địa phương cho biết, đều đã xử phạt và cưỡng chế, tuy nhiên, các trường hợp này lại cố tình tái lấn chiếm.

Báo động loạt clip dung tục, cờ bạc xuất hiện trong kênh TikTok của trẻ em

PHƯƠNG ANH |

Dù đã đăng kí tài khoản ở độ tuổi thanh thiếu niên, song TikTok vẫn liên tục đề xuất các clip dung tục, bài bạc...

Nghi phạm sát hại, giấu xác nạn nhân nữ trong ôtô đối diện án tử hình

Quang Việt |

Chuyên gia luật cho rằng, nếu bị cáo buộc hành vi sát hại chị Q, giấu xác nạn nhân trong ôtô và còn cướp tài sản, Trương Việt Hùng có thể đối diện án tử hình.

Vỉa hè vỡ nát tại tuyến đường nối trung tâm Hải Phòng với sân bay Cát Bi

Băng Tâm |

Đường Lê Hồng Phong - một trong những tuyến đường đẹp nhất Hải Phòng nối trung tâm thành phố với sân bay Cát Bi đưa vào sử dụng từ năm 2004. Gần 20 năm, đến nay, vỉa hè tuyến đường nát tươm, xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mĩ quan đô thị, an toàn giao thông.

Kiến nghị nâng lương, phụ cấp cho bác sĩ, nhân viên y tế cơ sở

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị đến năm 2024, nâng mức lương khởi điểm lên bậc 2 trong hệ thống thang bảng lương theo quy định đối với bác sĩ làm việc tại cơ sở y tế; nhân viên y tế tại y tế cơ sở hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo mức cao nhất đối với công chức, viên chức.

Vì sao hàng trăm cán bộ, bác sĩ ở Hòa Bình bị chậm lương?

Minh Chuyên - Hùng Dân |

Hòa Bình - Nhiều y, bác sĩ, cán bộ nhân viên thuộc Trung tâm y tế TP Hòa Bình bị chậm lương khiến cuộc sống bị ảnh hưởng gặp nhiều khó khăn.

4 bác sĩ ở TPHCM lén đi làm xuyên tỉnh ở phòng khám tư

Thanh Chân |

4 bác sĩ giải trình do không nắm quy định pháp luật nên tự sắp xếp thời gian để làm thêm và chưa báo cáo với lãnh đạo khoa, ban giám đốc bệnh viện.