"Kê đơn bốc thuốc" cho căn bệnh trầm kha quá tải bệnh viện

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG |

Bộ Y tế cần cân bằng giữa việc phát triển y tế chuyên sâu với y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Từ đó mới tìm ra “phương thuốc” chữa căn bệnh quá tải bệnh viện.

Trong khuôn khổ phiên họp lần thứ 10, ngày 7.8 tại Hà Nội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về chất lượng và hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở. Trong đó nổi bật lên vấn đề về những hạn chế khiến bệnh viện luôn quá tải. Phóng viên Lao Động đã tìm hiểu tại Đà Nẵng - nơi sự quá tải xuất phát từ việc bệnh nhân không tin bệnh viện tuyến dưới.

Y tế cơ sở kém hiệu quả: Lỗi tại ai?

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nêu rõ, y tế cơ sở gồm tuyến huyện và tuyến xã còn nhiều hạn chế về chất lượng chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, khiến người bệnh chưa tin tưởng vào chất lượng dịch vụ khám - chữa bệnh (KCB) tại một số bệnh viện huyện, trạm y tế xã và thường vượt lên tuyến.

Cụ thể, số lượng và chất lượng dịch vụ của tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các huyện vùng khó khăn, ở trạm y tế xã vẫn còn hạn chế; chính sách đãi ngộ cho cán bộ y tế cơ sở chưa thỏa đáng; nhận thức, quan điểm chỉ đạo của cấp chính quyền và cơ quan y tế chưa quan tâm đến y tế cơ sở...

Cán bộ y tế xã kiểm tra sức khỏe cho trẻ em. Ảnh: THÙY LINH
Cán bộ y tế xã kiểm tra sức khỏe cho trẻ em. Ảnh: THÙY LINH

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, thời gian tới, Bộ Y tế sẽ cấp thêm quỹ BHYT, nâng cao năng lực cho cán bộ y tế xã: “Vừa rồi, chúng tôi làm 26 trạm y tế mẫu, phấn đấu trạm y tế xã ít nhất phải được như Thái Lan, các trạm còn lại phải nâng cấp, sửa chữa, cần luân chuyển cán bộ từ huyện về xã và ngược lại, không để bác sĩ tuyến xã suốt đời ở xã”- Bộ trưởng nói.

Trong khi đó, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam lại chỉ ra rằng, tự chủ tài chính bệnh viện đã thúc đẩy các bệnh viện tăng thu người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện để tăng số tiền thanh toán với cơ quan BHXH. Ví dụ như ở một số bệnh viện, bệnh nhân phẫu thuật Phaco phải nằm viện từ 5-7 ngày, hay đẻ thường nằm viện tới 5-6 ngày. Hay có những bệnh nhân chỉ bị viêm họng nhưng y tế cơ sở vẫn giữ lại điều trị tới 3 ngày để được BHYT chi trả nhiều hơn. Cũng do tự chủ tài chính nên bệnh viện huyện, trạm y tế chỉ định quá mức quy định, kê thêm giường, sử dụng thuốc, vật tư chưa hợp lý.

Đại diện BHXH Việt Nam cho rằng, quốc hội cần điều chỉnh chính sách thông tuyến KCB BHYT để tránh tình trạng người dân đi KCB không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, kéo theo việc giảm vai trò của trạm y tế xã trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị các bệnh thông thường. Đối với các bệnh thông thường mà người bệnh điều trị ở tuyến trên, cần tăng mức đồng chi trả hoặc không thanh toán BHYT.

“Quốc hội cần điều chỉnh chính sách thông tuyến KCB BHYT để tránh tình trạng người dân đi khám chữa bệnh không theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, kéo theo việc giảm vai trò của trạm y tế xã trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị các bệnh thông thường. Đối với các bệnh thông thường mà người bệnh điều trị ở tuyến trên, cần tăng mức đồng chi trả hoặc không thanh toán BHYT”- bà Minh nói.

Quá tải vì… giảm giá dịch vụ

Thông tư 15/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ 17.7.2018 về việc điều chỉnh giá (chủ yếu làm giảm) của 88 dịch vụ y tế. Những tưởng, thông tư này ra đời sẽ giúp người bệnh được tiếp cận với dịch vụ y tế giá rẻ, song thực tế, thông tư này góp phần làm cho các bệnh viện trở nên quá tải.

Lý do đầu tiên là việc giảm giá này là nhằm giảm phần chi trả của BHYT và áp dụng đối với những bệnh viện không tự chủ về tài chính.

Một số chuyên gia y tế cho biết: Người bệnh sẽ phải tăng phần chi trả chênh lệch giữa giá của Bộ Y tế ban hành và giá của cơ sở y tế đã tự chủ tài chính. Còn các cơ sở chưa thể tự chủ về tài chính thì bắt buộc phải giảm giá các dịch vụ theo quy định. Việc giảm giá lần này làm cho họ phải thực hiện việc cắt giảm chi phí, giảm lương... Từ đó, sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh.

Trên tờ Thời báo kinh tế Sài gòn số ra đầu tháng 7.2018, bác sĩ Võ Xuân Sơn phân tích: “Theo Thông tư 15 này, đồng thời với việc Bộ Y tế thỏa hiệp giảm giá các dịch vụ KCB là việc BHXH thỏa hiệp chi trả cho việc 1 bác sĩ khám trên 65 bệnh nhân 1 ngày. Việc quy định mỗi bác sĩ khám 1 ngày 65 bệnh nhân theo tôi đã là quá cao. Nếu vẫn chi trả cho những ca khám từ số 66 trở đi, dù với mức giá bằng 50% mức thông thường, có nghĩa là vẫn nuôi dưỡng quá tải”.

Ngoài sự quá tải đối với chính bác sĩ dẫn đến khó đảm chất lượng KCB. Trong bối cảnh hiện nay, để bảo đảm ngân sách hoạt động, các bệnh viện phải duy trì quá tải mới bảo đảm được việc đó. Càng cắt giảm giá dịch vụ, càng phải nuôi dưỡng quá tải.

Cùng với việc nuôi dưỡng quá tải của các bệnh viện tuyến trên, việc chuyển giao công nghệ về các bệnh viện tuyến dưới càng khó khăn. Từ đó, sự chênh lệch chuyên môn giữa các tuyến sẽ không thể san bằng được. Người bệnh sẽ lại bỏ qua tuyến dưới và đổ lên các tuyến trên. Ngân sách đầu tư cho tuyến dưới bỏ phí. Chất lượng KCB của tuyến trên không bảo đảm vì quá tải.

Nghĩa là, bài toán quá tải bệnh viện vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Trong khuôn khổ phiên họp ngày hôm qua, ông Nguyễn Văn Tiên - nguyên Phó Chủ nhiệm các vấn đề xã hội của Quốc hội - đưa ra thông tin: “Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách y tế, 31% trường hợp khám bệnh ở tuyến trung ương có thể giải quyết ở tỉnh, 41% KCB ở tuyến tỉnh có thể chữa ở huyện... Tuy nhiên, hiện chưa có quy định pháp lý để BV tuyến trung ương, tuyến tỉnh hạn chế nhận KCB bệnh nhân thông thường ở tuyến dưới”.

Các ý kiến phản biện của đại biểu tại phiên họp đã đề nghị Bộ Y tế nêu rõ trách nhiệm của mình và chính quyền các địa phương về những yếu kém của y tế cơ sở và việc xây dựng y tế theo hướng phát triển bệnh viện chứ chưa quan tâm đúng mức đến y tế dự phòng như vừa qua. Bộ Y tế cần cân bằng giữa việc phát triển y tế chuyên sâu với y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đó mới tìm ra “phương thuốc” chữa căn bệnh quá tải bệnh viện.

Vì sao bệnh viện Đà Nẵng quá tải?

Khoa cấp cứu của BV Đà Nẵng luôn phải chạy hết tốc lực với vai trò là bệnh viện tuyến cuối, không chỉ tại TP.Đà Nẵng mà còn với nhiều tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên. Ghi nhận rõ ràng nhất về tình trạng mất cân bằng trong khám - chữa bệnh tại Đà Nẵng là tại khoa khám bệnh dịch vụ.

Những hành lang bệnh viện Đà Nẵng đông đúc, dù là khám dịch vụ hay bệnh nhân phải nằm chờ nhiều ngày để điều trị. Ảnh: HV
Những hành lang bệnh viện Đà Nẵng đông đúc, dù là khám dịch vụ hay bệnh nhân phải nằm chờ nhiều ngày để điều trị. Ảnh: HV

Chấp nhận đi 1 quãng đường xa, thậm chí, con cái phải xin nghỉ việc để đưa mình đi khám, ông Nguyễn Văn Sáu (trú TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam) ra đợi từ lúc 6 giờ sáng cho hay: “Xác định đi khám xa và bệnh viện lớn thì chắc chắn lâu rồi. BHYT của tôi đăng ký ở bệnh viện gần nhà, nhưng khám ở đó, máy móc không hiện đại bằng ngoài này”.

Tâm lý muốn đổ về các bệnh viện tại thành phố lớn là với những người dân ngoại tỉnh như ông Sáu. Thế nhưng, ngay chính tại nhiều cơ sở y tế của tuyến quận, huyện của Đà Nẵng cũng đang diễn ra tình trạng người dân không mặn mà lựa chọn đến khám.

Với thực tế trên, mặc dù là bệnh viện hạng nhất, trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, với quy mô chỉ tiêu 1.010 giường bệnh, thế nhưng con số thực sử dụng của BV Đà Nẵng luôn ở mức khoảng 2.000 bệnh nhân mỗi ngày.

Không thể phủ nhận việc uy tín và chất lượng, năng lực của y, bác sĩ tại BV Đà Nẵng đã tạo dựng được niềm tin lớn với người dân miền Trung. Thế nhưng, tại nhiều bệnh viện quận, huyện trong TP.Đà Nẵng và những bệnh viện tuyến tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng năm luôn được đầu tư trang thiết bị, nhân lực vẫn không thể giữ chân bệnh nhân là bởi niềm tin của người dân chưa được gây dựng, thậm chí bị đổ vỡ bởi đã để lặp lại quá nhiều sự cố y khoa, chết người do tắc trách, yếu kém.

TS.BS Lê Đức Nhân - Giám đốc BV Đà Nẵng - cho biết, với những bệnh viện có năng lực chuyên môn tốt, việc người bệnh tìm đến là niềm tự hào, nhưng theo đó là quá tải. “Cũng có những trường hợp, sau khi được điều trị, bệnh nhân có thể chuyển về các cơ sở y tế tuyến dưới đợi hồi phục nhưng chúng tôi cũng phải đảm bảo nguyên tắc an toàn cho người bệnh. Quan trọng hơn, chính các cơ sở đó phải có được niềm tin của người bệnh” - ông Nhân cho hay.

Nhìn nhận tất cả những thực tế đó và chia sẻ về kinh nghiệm tại BV Đà Nẵng, TS.BS Lê Đức Nhân cho rằng, cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người tại các bệnh viện quận, huyện là điều rất quan trọng. Nhưng, nếu người bệnh chưa có niềm tin vào đội ngũ y, bác sĩ thì sẽ rất khó để thuyết phục họ tự tìm đến. THÙY TRANG

NHÓM PHÓNG VIÊN LAO ĐỘNG
TIN LIÊN QUAN

Đóng bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng, có được hỗ trợ học nghề?

MINH NGỌC |

Bạn đọc có email quyetvux@xxx hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 10 tháng. Vừa qua, tôi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty. Xin hỏi tôi muốn được hỗ trợ học nghề thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Bến Tre đang trong “vòng vây” của... rác

KỲ QUAN |

Bãi rác hiện hữu đã tràn ngập rác, gây ô nhiễm nặng nề, yêu cầu phải đóng cửa. Dự án Nhà máy xử lý rác thải (NMXLRT) Bến Tre thì vẫn thi công ỳ ạch, dù đã nhiều lần có “tối hậu thư”.

Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex thông báo tuyển dụng

T.Huyền |

Trong lĩnh vực Dược phẩm, Vimedimex Group là doanh nghiệp Dược phẩm dẫn đầu thị trường Việt Nam, chiếm 25% thị phần dược cả nước, liên tục nhiều năm nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 100 thương hiệu gia nhập WTO, Top 50 thương hiệu uy tín. 

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Những công trình làm mới bộ mặt thành phố Hồ Chí Minh

Phương Ngân |

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các công trình trọng điểm của TPHCM đã và đang dần về đích, tạo nên diện mạo mới khang trang cho bộ mặt đô thị của thành phố, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Đóng bảo hiểm thất nghiệp 10 tháng, có được hỗ trợ học nghề?

MINH NGỌC |

Bạn đọc có email quyetvux@xxx hỏi: Tôi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 10 tháng. Vừa qua, tôi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty. Xin hỏi tôi muốn được hỗ trợ học nghề thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Bến Tre đang trong “vòng vây” của... rác

KỲ QUAN |

Bãi rác hiện hữu đã tràn ngập rác, gây ô nhiễm nặng nề, yêu cầu phải đóng cửa. Dự án Nhà máy xử lý rác thải (NMXLRT) Bến Tre thì vẫn thi công ỳ ạch, dù đã nhiều lần có “tối hậu thư”.

Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex thông báo tuyển dụng

T.Huyền |

Trong lĩnh vực Dược phẩm, Vimedimex Group là doanh nghiệp Dược phẩm dẫn đầu thị trường Việt Nam, chiếm 25% thị phần dược cả nước, liên tục nhiều năm nằm trong Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 100 thương hiệu gia nhập WTO, Top 50 thương hiệu uy tín.