Đồ uống có đường không phải nguyên nhân chính gây thừa cân béo phì

Hương Giang |

Các nghiên cứu khoa học và thực nghiệm đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây ra thừa cân béo phì. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa cân béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào và năng lượng tiêu hao.

Trẻ em thiếu vận động thể chất, nhiều thời gian tĩnh

Phân tích các nguyên nhân của tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Nam - cho hay: “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì” của Bộ Y tế chỉ ra 6 nhóm nguyên nhân liên quan đến béo phì.

Ngoài chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mà cụ thể là tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao, thì TCBP còn do thiếu vận động thể chất.

Ngoài ra các yếu tố khác như giới tính, tuổi tác, di truyền, nội tiết, chế độ sinh hoạt như căng thẳng, thiếu ngủ cũng có thể gây ra tình trạng TCBP.

Theo PGS Nguyễn Thị Lâm, số liệu do Bộ Y tế công bố từ kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020 thì trong khẩu phần ăn của người dân năm 2020, cơ cấu sinh năng lượng từ protein, lipid, và glucid lần lượt là 15,8%, 20,2%, 64,0% (so với tổng năng lượng ăn vào), cơ cấu này được coi là cân đối theo khuyến nghị cho người Việt Nam.

Trả lời câu hỏi về mối liên hệ giữa tiêu thụ nước giải khát có đường và TCBP, PGS Lâm cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra TCBP và thực tế là chưa có nghiên cứu nào tìm thấy mối liên quan duy nhất của TCBP với nước giải khát có đường.

"Thậm chí, kết quả khảo sát thực tế từ báo cáo của Viện Dinh dưỡng nêu trên chỉ ra rằng học sinh ở thành thị có tỷ lệ thừa cân béo phì cao hơn hẳn ở trẻ em nông thôn (41,9% với 17,8%) nhưng lại có tỉ lệ tiêu thụ nước ngọt thấp hơn nhiều (lần lượt là 16,1,% và 21,6%). So với nước ngọt, tỉ lệ trẻ em tiêu thụ các sản phẩm có đường khác (bánh kẹo, kem chè …) còn cao hơn rất nhiều chiếm 51,1% ở khu vực thành thị và 56,4% ở khu vực nông thôn"- PGS Lâm nói.

Đặc biệt, nhóm học sinh tiểu học mắc TCBP thường tiêu thụ chất béo nhiều hơn nhóm không mắc TCBP (78,3 % với 75,1%).

Đồng thời nhóm học sinh TCBP ở khu vực thành thị thiếu vận động thể chất hơn trẻ em ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, đường chỉ chiếm chưa tới 3,6% trong tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày của người Việt và đường thì có trong nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, không chỉ trong nước giải khát có đường.

Nếu so sánh về hàm lượng calo thì nước giải khát có đường cũng không phải là nguồn cung cấp calo nhiều nhất trong các thực phẩm. Xét trong 100ml hoặc 100g thì nước giải khát có đường cung cấp khoảng 44 kcal trong khi các thực phẩm phổ thông như thịt bò, thịt gà, cá đều cung cấp từ 160 đến 199 kcal, các loại thực phẩm có đường khác như bánh, kẹo đều trên 300-400 kcal.

Giải pháp bền vững để giảm thừa cân béo phì

Bàn về giải pháp nào là hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng TCBP tại Việt Nam, PGS Nguyễn Thị Lâm cho rằng: Để có một chính sách hiệu quả trong giải quyết TCBP thì cần nghiên cứu khách quan, đầy đủ đối với tất cả các yếu tố nguy cơ liên quan tới TCBP.

Giải pháp bền vững nhất là tăng cường truyền thông giáo dục tại nhà trường về dinh dưỡng cân đối, hợp lý phòng chống thừa cân béo phì.

Trong đó, hướng dẫn việc sử dụng hợp lý các nguồn thực phẩm, kiểm soát chế độ ăn không dư thừa; chế độ ăn cần tăng cường sử dụng rau quả, chất xơ, sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng để nâng cao chất lượng bữa ăn.

Đối với lứa tuổi học sinh, giải pháp quan trọng là cần có cả chính sách tăng cường các hoạt động thể chất trong nhà trường; giảm thời gian hoạt động tĩnh tại cho trẻ em cả ở trường và ở nhà. Có thể học tập mô hình của Nhật Bản và Singapore.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Béo phì, "ngực lép" không đủ điều kiện lái máy bay?

Hương Giang |

Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe để phân loại đi học, làm việc và các công việc cần yêu cầu riêng về khám sức khỏe như: Lái xe, lái máy bay, lái tàu hỏa và tàu biển...

Áp thuế đặc biệt đồ uống có đường: Không nên coi đường là "tội phạm"

THÙY TRANG |

Với lý do đồ uống có đường làm gia tăng tình trạng trẻ thừa cân, béo phì nên Bộ Tài chính đề xuất sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng cần có định nghĩa rõ ràng và không cào bằng. Bởi đa phần các thực phẩm đều có đường và chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn nào về loại “đồ uống có đường”.

Không nên cào bằng áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là hợp lý nhưng nên phân loại mức thuế dựa trên hàm lượng đường có trong đồ uống.

Hơn 5 giờ giải tỏa không thành hiện trường vụ ôtô đâm 3 người trên vỉa hè

Tô Thế |

Hà Nội - Vụ ôtô lao lên vỉa hè đâm trúng người xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 26.7, tuy nhiên ghi nhận đến gần 3h sáng ngày hôm sau (27.7), lực lượng chức năng vẫn chưa thể giải tỏa được hiện trường vụ việc.

Đẩy mạnh không dùng tiền mặt, chống thất thu thuế

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu việc xây dựng Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) cần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt để chống thất thu thuế, nhất là với lĩnh vực kinh doanh ăn uống.

Khuyến cáo du khách không đi tour tự phát ra đảo hoang trên vịnh Hạ Long

Chí Long |

UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khuyến cáo du khách không sử dụng dịch vụ tour du lịch trái phép ra các đảo hoang trên vịnh Hạ Long.

Tuyển nữ Việt Nam có cơ hội ghi dấu ấn ở World Cup 2023

Thanh Vũ |

Các chuyên gia bóng đá cho rằng tuyển nữ Việt Nam có nhiều cơ hội để ghi dấu ấn tại World Cup 2023 khi đối đầu đội tuyển nữ Bồ Đào Nha.

Người dân nhiều nước “ngồi trên lửa” khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo

Khánh Minh |

Động thái cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây ra những xáo trộn trong việc mua bán, kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau.

Béo phì, "ngực lép" không đủ điều kiện lái máy bay?

Hương Giang |

Bộ Y tế đã xây dựng dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn và việc khám sức khỏe để phân loại đi học, làm việc và các công việc cần yêu cầu riêng về khám sức khỏe như: Lái xe, lái máy bay, lái tàu hỏa và tàu biển...

Áp thuế đặc biệt đồ uống có đường: Không nên coi đường là "tội phạm"

THÙY TRANG |

Với lý do đồ uống có đường làm gia tăng tình trạng trẻ thừa cân, béo phì nên Bộ Tài chính đề xuất sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho rằng cần có định nghĩa rõ ràng và không cào bằng. Bởi đa phần các thực phẩm đều có đường và chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn nào về loại “đồ uống có đường”.

Không nên cào bằng áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là hợp lý nhưng nên phân loại mức thuế dựa trên hàm lượng đường có trong đồ uống.