Cần sớm xây dựng kế hoạch dự phòng sinh phẩm, vật tư y tế cho năm 2022

Thiều Trang - Vương Chung |

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kế hoạch dự phòng trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm... cho năm 2022 là vấn đề cần nhanh chóng triển khai, để có sự chuẩn bị tốt nhất, nâng cao tính chủ động và ứng phó kịp thời với nhiều tình huống có thể xảy ra trong tình hình mới.

Khan hiếm sinh phẩm thời điểm bùng dịch

Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam được giới chuyên giá đánh giá là rất khốc liệt với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm và phức tạp. Từ những ngày đầu, dịch tấn công vào các khu công nghiệp trọng điểm, khu vực có mật độ dân cư cao khiến số ca nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn.

Điều này đã gây áp lực lớn cho hệ thống y tế trong bối cảnh thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng chưa chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống có nhiều ca mắc, dẫn đến tình trạng quá tải cục bộ, tốc độ đáp ứng phòng chống dịch COVID-19 không theo kịp với sự lây lan của dịch bệnh.

Tại một số thời điểm, một số mặt hàng vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm rất khó khăn về nguồn cung; giá hàng hóa tăng cao đột biến nên khó khăn cho các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức mua sắm.

Hầu hết các trang thiết bị y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine... phải nhập khẩu dẫn tới chưa kịp thời, bị động, chi phí cao, gây khó trong công tác lấy mẫu, truy vết, điều trị cho người bệnh COVID-19 mức độ nặng. 

Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, đại biểu Phạm Đình Toản (Đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên) cho rằng, những vấn đề liên quan đến sinh phẩm, thiết bị y tế cần được khắc phục và sớm có kế hoạch dự phòng để đáp ứng điều kiện đất nước chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

"Hiện nay, tình hình dịch bệnh không thể đoán định trước, vì vậy, chúng ta cần xây dựng nhiều kịch bản, đưa ra nhiều phương án dự phòng để không bị động, bất ngờ. Đặc biệt, việc xây dựng kế hoạch dự phòng sinh phẩm cho năm 2022 là vấn đề đáng quan tâm và cần có sự chuẩn bị tốt" - đại biểu Phạm Đình Toản nhấn mạnh.

Sớm xây dựng kế hoạch dự phòng trang thiết bị, vật tư y tế 

Khẳng định việc khống chế dịch COVID-19 là vấn đề lâu dài, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn đại biểu tỉnh Thái Nguyên) cho rằng, nước ta đã xác định rõ phương châm phòng, chống dịch là "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", vừa phòng chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đại biểu Thành, để triển khai tốt mục tiêu này, trước tiên, ngành y tế cần thực hiện công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ để xây dựng kịch bản ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, tương ứng với từng cấp độ dịch, từng khu vực cụ thể. Bên cạnh đó, cần xây dựng phương án thiết lập các hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở trong phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời, phải xác lập các tuyến điều trị để ứng phó kịp thời với những ca bệnh nặng.

Vấn đề quan trọng tiếp theo là xây dựng kế hoạch dự phòng, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế, từ dụng cụ test COVID-19, cho đến các trang thiết bị cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

"Kế hoạch này có thể kết hợp triển khai bằng nhiều hình thức. Trước mắt cần tính toán nhu cầu để mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm,... phục vụ công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới. Tiếp theo cần tính toán đến phương án chủ động tổ chức sản xuất những trang thiết bị, vật tư y tế này để đáp ứng nhu cầu trong nước và có thể hỗ trợ nước ngoài trong xuất khẩu. Thậm chí, xác định sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch là ngành sản xuất mũi nhọn trong điều kiện dịch" - đại biểu Nguyễn Lâm Thành đề xuất.

Cũng theo đại biểu Thành, kế hoạch dự phòng, chuẩn bị trang thiết bị, vật tư y tế phải được xây dựng đồng bộ từ trung ương xuống địa phương. Bởi tuyến cơ sở sẽ là tuyến đầu chịu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, giúp nhân dân nắm rõ quy trình, các bước và cách phối hợp xử lý khi dịch bệnh bất ngờ xảy ra.

Đặc biệt, để chủ động thích ứng với “trạng thái bình thường mới” trong phòng, chống dịch COVID-19, cần có sự vào cuộc, tham gia và chỉ đạo của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng nỗ lực của chính quyền địa phương trong thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng dịch vừa phát triển kinh tế xã hội, tránh những đứt gãy trong hoạt động sản xuất và đảm bảo đời sống của nhân dân.

Trước đó, chiều 1.11, tại cuộc họp về tháo gỡ khó khăn trong mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu, trong vòng 10 ngày nữa, Bộ Y tế phải tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, vật tư y tế,... theo đúng kịch bản phòng, chống dịch bệnh đã được phê duyệt và tổ chức mua sắm theo thẩm quyền, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.

Thiều Trang - Vương Chung
TIN LIÊN QUAN

Tuyên Quang hỗ trợ Hà Giang 2 tỉ đồng cùng nhiều vật tư chống dịch

Anh Minh |

Tuyên Quang - Tuyên Quang vừa hỗ trợ Hà Giang 2 tỉ đồng cùng nhiều vật tư, thiết bị y tế chống dịch COVID-19.

Trong 10 ngày tới Bộ Y tế phải tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, vật tư y tế

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu, trong vòng 10 ngày nữa, Bộ Y tế phải tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, vật tư y tế,... theo đúng kịch bản phòng, chống dịch bệnh đã được phê duyệt và tổ chức mua sắm theo thẩm quyền, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.

TPHCM lên kế hoạch đối phó biến thể phụ nguy hiểm hơn cả Delta

Huyên Nguyễn |

TPHCM với bài học kinh nghiệm từ đợt dịch vừa qua đang chủ động tìm cách ứng phó với biến thể mới AY.4.2 của Delta.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Tuyên Quang hỗ trợ Hà Giang 2 tỉ đồng cùng nhiều vật tư chống dịch

Anh Minh |

Tuyên Quang - Tuyên Quang vừa hỗ trợ Hà Giang 2 tỉ đồng cùng nhiều vật tư, thiết bị y tế chống dịch COVID-19.

Trong 10 ngày tới Bộ Y tế phải tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, vật tư y tế

Vương Trần |

Phó Thủ tướng yêu cầu, trong vòng 10 ngày nữa, Bộ Y tế phải tổng hợp nhu cầu trang thiết bị, vật tư y tế,... theo đúng kịch bản phòng, chống dịch bệnh đã được phê duyệt và tổ chức mua sắm theo thẩm quyền, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới.

TPHCM lên kế hoạch đối phó biến thể phụ nguy hiểm hơn cả Delta

Huyên Nguyễn |

TPHCM với bài học kinh nghiệm từ đợt dịch vừa qua đang chủ động tìm cách ứng phó với biến thể mới AY.4.2 của Delta.