Bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm khi quay lại trường học

Hương Giang |

Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng, thủy đậu ở trẻ em liên tục tăng và nhiều ca trở nặng. Vậy phải làm gì để trẻ khỏe mạnh, tránh được các bệnh truyền nhiễm khi bước vào năm học mới?

Bùng phát nhiều dịch bệnh trái mùa

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi, Trưởng khoa Nhi, Đại học Y Hà Nội - cho biết: Sau 2 năm đại dịch COVID-19, mô hình bệnh tật thay đổi nhiều, liên tục có các dịch về hô hấp, tiêu hóa, sốt xuất huyết, tiêu chảy…

Một tháng nay, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 100 bệnh nhi mắc sốt xuất huyết nhập viện, tăng 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có nhiều trường hợp tái mắc bệnh.

Viêm kết mạc cấp, hay còn gọi là đau mắt đỏ cũng đang có nhiều ca mắc. Trong 3 tuần của tháng 8, Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiếp nhận khoảng 2.500 trường hợp bị đau mắt đỏ, gấp gần 2 lần so với tháng 6.

Tương tự, Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương, cũng tiếp nhận gần 50 ca viêm kết mạc cấp trong 1 tháng qua, trong đó có 10-20% trẻ gặp biến chứng nặng.

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi, Trưởng khoa Nhi, Đại học Y Hà Nội chia sẻ về tình hình dịch bệnh hiện nay. Ảnh: Hương Giang
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi, Trưởng khoa Nhi, Đại học Y Hà Nội - chia sẻ về tình hình dịch bệnh hiện nay. Ảnh: Hương Giang

Ngoài sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong những tuần gần đây, trên địa bàn ghi nhận trung bình từ 40-50 ca mắc tay chân miệng/tuần; số ca thủy đậu lên đến gần 2.000 ca, tăng gần 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Hà Nội, vẫn đang tồn tại bệnh viêm phổi do Mycoplasma. Bệnh viêm phổi do Mycoplasma là bệnh rất hiếm gặp nhưng lại đang có nhiều trẻ mắc.

"Nợ miễn dịch" - nguyên nhân trẻ mắc bệnh truyền nhiễm

Lý giải điều này, PGS.TS Thuý cho rằng, đây là hậu quả của tình trạng “nợ miễn dịch”.

“Nợ miễn dịch” được hiểu là hiện tượng xảy ra do trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên để lại một khoảng trống lớn chưa được bù đắp.

Vì vậy, khi va chạm với các loại virus, vi khuẩn quen mặt như tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… lại khiến cho trẻ có nhiều phản ứng dữ dội hơn, sốt cao hơn và có nhiều triệu chứng nặng nề hơn.

“Đầu năm học, trẻ dễ gặp tình trạng ốm vặt nhiều do trẻ nghỉ hè 2-3 tháng liên tục ở nhà không có tiếp xúc nơi đông người, khi quay trở lại trường học trẻ cũng sẽ dễ bị bệnh hơn”- PGS.TS Thúy phân tích.

Theo PGS Nguyễn Diệu Thúy, “nhân đôi đề kháng” là khi bị ốm, đầu tiên chúng ta bị sụt cân, sau đó chúng ta ăn trả bữa để bù lại lượng cân đã sụt giảm và miễn dịch cũng thế.

"Chúng ta cần phối hợp rất nhiều yếu tố bên ngoài, bên trong. Yếu tố bên ngoài là môi trường không quá chật chội, không có thuốc lá… thay vào đó phải thoáng, sạch sẽ.

Trẻ cũng cần có thói quen vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi vệ sinh, cho trẻ ngủ đúng giờ, cho trẻ đi tiêm chủng bù lại những mũi còn thiếu… Yếu tố bên trong là việc tiêm các loại vaccine theo khuyến cáo của cơ quan y tế. Lưu ý, khi tiêm vaccine cần tiêm đủ mũi, đúng hạn để đảm bảo miễn dịch đủ và bền vững"- PGS Thúy nói.

Theo bác sĩ Thúy, tăng đề kháng bằng bổ sung dinh dưỡng là giải pháp then chốt. Hiện nay, một số dịch bệnh không còn tuân theo quy luật thông thường, chưa có vaccine dự phòng thì dinh dưỡng càng quan trọng.

Trẻ dưới 6 tháng bú sữa mẹ hoàn toàn để nhận được đề kháng từ mẹ. Trẻ trên 6 tháng nên đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường, chất béo, chất xơ và các vitamin, vi chất khác như kẽm, sắt có trong thịt bò, tôm, cua, ghẹ, gan động vật và thực phẩm giàu vitamin A, C, E… như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh…

Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ khó đáp ứng đủ vi chất dinh dưỡng đặc biệt là kẽm và sắt. Bổ sung kẽm sắt cho nhu cầu hàng ngày rất quan trọng cho phát triển hệ miễn dịch ở trẻ.

Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Trước ngày khai giảng, phụ huynh Cần Thơ lo lắng trước bệnh truyền nhiễm gia tăng

PHONG LINH |

Bệnh truyền nhiễm tại TP Cần Thơ đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trước tình trạng trên, nhiều phụ huynh lo lắng khi ngày khai giảng đến gần; các cơ sở giáo dục chủ động phòng tránh cho học sinh.

Chế độ với người làm phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tham gia chống dịch

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Người từng làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tham gia chống dịch được hưởng những chế độ nào?

Dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội diễn biến phức tạp

Hương Giang |

Thời tiết thay đổi thất thường, các dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, ngoài bệnh lý về đường hô hấp, các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trẻ mắc các bệnh lý khác như viêm ruột do virus, thủy đậu, tay chân miệng, sốt phát ban…

Việt Nam là cầu nối giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á

Đức Mạnh |

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hoan nghênh và chào đón các nhà đầu tư quốc tế nói chung, Hồng Kông (Trung Quốc) nói riêng tới đầu tư tại Việt Nam trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, bình đẳng, chân thành, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đoàn xe tải chở đất hành dân, nguy cơ phá nát hạ tầng giao thông ở Quảng Ngãi

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Hơn hai tháng qua, mỗi ngày có hàng nghìn lượt xe tải chở đất trọng tải lớn, di chuyển từ mỏ đất xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi chạy qua Tỉnh lộ 624B, khiến người dân ngán ngẩm bởi bụi bặm, tiếng ồn, nguy cơ tai nạn giao thông.

Nơm nớp lo sợ sống trong chung cư mini, tập thể cũ

LƯƠNG HẠNH - THU THUỶ |

Hiểm họa đến từ những "chuồng cọp” quây kín nhà tại một số khu chung cư mini, tập thể cũ trên địa bàn thủ đô là dễ nhận thấy. Song, ngay cả khi nhìn thấy nguy cơ cháy nổ, hoả hoạn ngay trước mắt, nhiều người vẫn chấp nhận chọn làm nơi trú ngụ.

Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Các bác sĩ nhận định sốt xuất huyết là căn bệnh rất nguy hiểm, diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến biến chứng giảm tiểu cầu gây xuất huyết nặng, viêm phổi cấp hay suy đa tạng, đặc biệt là với những người có bệnh nền.

Dự báo diễn biến mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

MINH HÀ |

Ngày 14.9, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tiếp tục xảy ra nhiều nơi.

Trước ngày khai giảng, phụ huynh Cần Thơ lo lắng trước bệnh truyền nhiễm gia tăng

PHONG LINH |

Bệnh truyền nhiễm tại TP Cần Thơ đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là sốt xuất huyết và tay chân miệng. Trước tình trạng trên, nhiều phụ huynh lo lắng khi ngày khai giảng đến gần; các cơ sở giáo dục chủ động phòng tránh cho học sinh.

Chế độ với người làm phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tham gia chống dịch

Minh Hương |

Bạn đọc hỏi: Người từng làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tham gia chống dịch được hưởng những chế độ nào?

Dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội diễn biến phức tạp

Hương Giang |

Thời tiết thay đổi thất thường, các dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, ngoài bệnh lý về đường hô hấp, các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trẻ mắc các bệnh lý khác như viêm ruột do virus, thủy đậu, tay chân miệng, sốt phát ban…