Dịch bệnh truyền nhiễm tại Hà Nội diễn biến phức tạp

Hương Giang |

Thời tiết thay đổi thất thường, các dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Tại Hà Nội, ngoài bệnh lý về đường hô hấp, các bệnh viện cũng ghi nhận nhiều trẻ mắc các bệnh lý khác như viêm ruột do virus, thủy đậu, tay chân miệng, sốt phát ban…

Gia tăng trẻ nhập viện vì bệnh lý đường hô hấp

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây bệnh viện ghi nhận số bệnh nhi đến khám và điều trị tại Khoa Nhi của bệnh viện tăng lên rõ rệt. Số trẻ đến khám chủ yếu mắc các bệnh lý về đường hô hấp, tỉ lệ trẻ nhập viện do viêm phế quản phổi và viêm tiểu phế quản tăng rõ rệt.

ThS.BS. Chu Thị Thu Hà - Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba cho rằng, nguyên nhân của sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ trong giai đoạn giao mùa là do giai đoạn này có những đợt không khí lạnh xen kẽ những ngày nhiệt độ tăng, hoặc trong một ngày nhiệt độ biến động nhiều.

"Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn và virus, các loài côn trùng truyền bệnh, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa.

Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và khó thích ứng kịp với sự thay đổi nhanh của môi trường nên rất dễ bị nhiễm bệnh", ThS.BS Chu Thị Thu Hà cho hay.

Người lớn cũng lây bệnh

Tại Hà Nội, từ đầu năm 2023 cho đến nay, thành phố đã có 634 ca mắc thủy đậu (cùng kì năm 2022 chỉ có 6 ca). Các bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều người lớn mắc thủy đậu.

Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, ghi nhận những chùm ca bệnh thủy đậu sau khi trẻ nhỏ lây bệnh ở lớp học và về lây bệnh sang bố mẹ hoặc người thân trong gia đình.

Bác sĩ Phạm Thị Thảo, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa Đức Giang) cho biết, trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 8 tuổi có nguy cơ mắc cao nhất. Ngoài ra, người lớn vẫn có thể nhiễm bệnh nếu không được tiêm phòng đầy đủ. “Người lớn mắc thủy đậu thì dễ bị bội nhiễm”, bác sĩ Thảo nói.

Người lớn mắc thủy đậu dễ bị bội nhiễm. Ảnh: Minh Ngọc
Người lớn mắc thủy đậu dễ bị bội nhiễm. Ảnh: Minh Ngọc

Thời gian qua, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng đã điều trị cho nhiều bệnh nhân người lớn mắc thủy đậu vì lây nhau.

Điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Thủy, Khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, hằng năm bệnh thủy đậu thường diễn ra vào vụ Đông Xuân (tháng 11), tuy nhiên hiện tại mới đang là đầu năm nhưng đã xuất hiện bệnh thủy đậu, chủ yếu ở người lớn.

Bệnh thủy đậu diễn ra trong đợt này cùng nhóm bệnh nhân đều là người lớn, đó là điều khác thường.

Chuyên gia truyền nhiễm cho hay, rất hiếm trường hợp bị tái mắc bệnh thủy đậu vì sau khi mắc bệnh, cơ thể đã tự tạo miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, virus gây bệnh sẽ đi sâu vào các rễ thần kinh và tồn tại ở đó, khi hệ miễn dịch con người suy yếu, virus sẽ hoạt động trở lại và gây bệnh.

Cùng với thủy đậu, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đang tiếp tục gia tăng. Cụ thể, trong tuần qua ghi nhận 17 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường hợp so với tuần trước). Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội đã có 189 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gần 19 lần so với cùng kì năm 2022).

Bác sĩ Trần Thị Kim Anh, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt Đới (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) cho biết, số ca nhập viện do sốt xuất huyết đang tăng nhanh. Trong đó người lớn chiếm khoảng 60% ca bệnh.

Đáng chú ý, so với các đợt trước, dịch sốt xuất huyết lần này diễn biến phức tạp hơn, số ca chuyển nặng tăng. Đặc biệt nhiều trường hợp không có triệu chứng rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua.

“Một số người bệnh không sốt, chỉ viêm họng nhưng đến khám, kết quả xét nghiệm dương tính sốt xuất huyết. Hoặc, nhiều trẻ nhỏ không sốt cao, không có dấu hiệu điển hình của sốt xuất huyết mà kèm các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, hô hấp nên không chỉ phụ huynh, mà cả phòng khám có khi cũng bỏ qua, chẩn đoán nhầm lẫn. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân nhập viện muộn, chuyển nặng, nguy hiểm tới sức khỏe”, bác sĩ Kim Anh nói.

Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa, ThS.BS. Chu Thị Thu Hà đưa ra khuyến cáo, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:

Hàng ngày nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm, vệ sinh răng miệng và vệ sinh thân thể. Hướng dẫn cho trẻ rửa tay bằng xà phòng để giảm sự lây nhiễm vi sinh vật.

Cha mẹ cần dọn dẹp sạch sẽ, giữ cho môi trường trong nhà thông thoáng có đủ ánh sáng để tiêu diệt tác nhân vi sinh vật, vệ sinh đồ chơi và đồ dùng của trẻ.

Nên chú ý trang phục của trẻ phải phù hợp với thời tiết và môi trường.

Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng và chỗ đông người

Đảm bảo dinh dưỡng, tăng cường rau xanh và hoa quả để cung cấp đủ vitamin cho trẻ.

Cần cho trẻ tiêm vaccine đầy đủ. Ngoài các loại vaccine thông thường, có một số loại vaccine mà các bậc cha mẹ nên bổ sung thêm cho trẻ như vaccine phòng cúm, rubella, thủy đậu…


Hương Giang
TIN LIÊN QUAN

Nóng Sài Gòn: TPHCM dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

Dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng; Cứu phụ nữ có khối u 11kg chèn ép; Visa nới lỏng hơn, kéo dài thời gian lưu trú để giữ chân du khách quốc tế... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 18.3.

Cách phòng tránh dịch bệnh đang khiến hàng trăm học sinh phải nghỉ học

Hương Giang |

Theo các chuyên gia, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B).

​Bộ Y tế đặt chỉ tiêu cụ thể kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Thùy Linh |

Theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Cựu trưởng phòng điều tra lừa đảo 19 tỉ chạy án vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Ông Hoàng Văn Hưng - cựu Trưởng Phòng Điều tra Cục An ninh điều tra trong vụ án chuyến bay giải cứu được xác định lừa đảo chiếm đoạt gần 19 tỉ đồng khi "chạy án".

XTMobi và Dienthoaimoi xóa dấu vết, đóng cửa sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động đăng tải ngày hôm qua 3.4.2023 về các hoạt động kinh doanh điện thoại Iphone theo cách chộp giật và lừa dối khách hàng, hôm nay 4.4.2023 hàng loạt các cửa hàng thuộc hệ thống XTMobi và Dienthoaimoi tại Hà Nội đã đóng cửa, tạm dừng hoạt động.

Nhà trường phân trần việc mua sắm dụng cụ với giá cao gấp nhiều lần

Phan Tuấn |

Nhiều gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục được Thanh tra tỉnh Đắk Nông phát hiện bị thổi giá gấp từ 4 đến 6 lần. Liên quan đến sự việc này, một hiệu trưởng nhà trường còn cho rằng họ được nhận hàng trước trước rồi sau đó có người gọi điện gửi hồ sơ qua bưu điện xin thanh toán sau.

Hàng loạt ngôi nhà trăm năm tuổi tại khu phố cổ chờ sập

Nhóm PV |

Giữa lòng Hà Nội vẫn còn rất nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm tuổi không được sửa chữa, trùng tu. Trên các tuyến phố cổ như Hàng Mã, Hàng Chuối,… nhiều căn nhà xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.

Hà Nội: Công nhân nghèo ở “biệt thự” tiền tỉ

MINH HÀ - ĐỨC TRUNG |

Khu biệt thự tiền tỉ Thiên đường Bảo Sơn (huyện Hoài Đức, Hà Nội) bị bỏ hoang hàng chục năm nay, được chọn làm nơi sinh sống tạm thời của hàng trăm công nhân xây dựng đến từ các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang... Mặc dù gọi là biệt thự nhưng ở đây chỉ là công trình được xây thô, thiếu thốn đủ thứ, chỉ phù hợp với cuộc sống tạm bợ của những công nhân nghèo này.

Nóng Sài Gòn: TPHCM dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng

NGUYỄN LY - PHƯƠNG NGÂN |

Dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng; Cứu phụ nữ có khối u 11kg chèn ép; Visa nới lỏng hơn, kéo dài thời gian lưu trú để giữ chân du khách quốc tế... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 18.3.

Cách phòng tránh dịch bệnh đang khiến hàng trăm học sinh phải nghỉ học

Hương Giang |

Theo các chuyên gia, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B).

​Bộ Y tế đặt chỉ tiêu cụ thể kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Thùy Linh |

Theo Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.