Bảo hiểm y tế 100% ở Bệnh viện Mắt Trung ương vẫn phải mất tiền mới được mổ mắt

Nhóm Phóng viên |

"Như nhà tôi còn có trâu có nghé mà bán lấy tiền, nhiều nhà nghèo lúa gạo còn không có mà ăn, mà vẫn phải đi bệnh viện, thì họ biết làm sao"- người nhà của bệnh nhân được bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương giới thiệu ra mổ tại cơ sở y tế tư nhân bức xúc.

Chấp nhận bỏ Bảo hiểm y tế 100% sang bệnh viện tư để mổ

Như Báo Lao Động đã phản ánh, trong lúc các bệnh viện được "cởi trói", ráo riết đấu thầu mua sắm, trang bị máy móc, bổ sung vật tư y tế để phục vụ người bệnh thì tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ vẫn liên tục nói về việc bệnh viện thiếu vật tư, thiếu máy móc và đích đến cuối cùng là đưa người bệnh ra các cơ sở y tế tư nhân để làm dịch vụ.

Chia sẻ với phóng viên Lao Động, ông N.B.B (ở Hải Dương) cho biết: "Bố tôi năm nay 84 tuổi, vừa mổ mắt bên Bệnh viện Mắt Hồng Sơn, cả thay thủy tinh thể và mổ võng mạc, chi phí 30 triệu đồng, tự đóng 28,5 triệu, bảo hiểm y tế chi trả chỉ 1,5 triệu đồng.

Chưa kể tiền đi lại, tiền phòng, tiền ăn nghỉ... nhiều ngày liền. Quan trọng nhất là phải di chuyển quá nhiều nơi, nên cả bệnh nhân và người nhà đều mệt mỏi"- ông B vừa nói vừa bấm ngón tay, kể ra cả những khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ nào ghi lại được trong hành trình đi khám chữa bệnh của bố ông vừa qua.

Đầu tiên, ông B đưa bố đi khám ở Bệnh viện Mắt Hải Dương, không xử lý được nên phải chuyển lên tuyến trung ương. Ông B quay về thành phố Chí Linh, xin giấy giới thiệu ra Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, rồi từ Bệnh viện Đa khoa Hải Dương, ông lại xin giấy chuyển viện cho bố lên Bệnh viện Mắt Trung ương để được điều trị và được hưởng bảo hiểm y tế.

"Bố tôi đã tuổi cao sức yếu, nhưng vẫn cố gắng cùng con cháu đi lại, thực hiện đầy đủ thủ tục để được hưởng chế độ bảo hiểm y tế 100% đúng tuyến. Vì bố tôi vừa là người có công, vừa là cán bộ nghỉ hưu "- ông B kể.

Thế nhưng, cuối cùng mọi công sức, sự vất vả đi lại của gia đình ông B và bệnh nhân coi như bỏ đi, vì "Bệnh viện Mắt Trung ương không mổ cho bố tôi, mà giới thiệu ra bệnh viện tư. Vì thế, gia đình tôi vẫn phải chi trả một số tiền lớn để bố được điều trị"- ông B nói.

"Bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương khám cho bố tôi xong thì bảo là vật tư y tế ở bệnh viện không còn nữa mà trường hợp của ông thì mổ càng sớm càng tốt và phải mất khoảng 30 triệu.

Họ giới thiệu luôn ra Bệnh viện Mắt Hồng Sơn, người mổ trực tiếp là bác sĩ H. Ngay ở trong phòng 307- nơi bố tôi khám ban đầu, họ cho chúng tôi gặp bác sĩ H luôn, bác sĩ có nói là trường hợp của ông thì cũng khó, nhưng chúng tôi sẽ cố gắng" - ông B tiếp tục kể.

Vì đã mất công lên Hà Nội, chẳng nhẽ lại quay về, hơn nữa bác sĩ đã giới thiệu như thế rồi, ông B và gia đình quyết định đến Bệnh viện Mắt Hồng Sơn và được bác sĩ H thực hiện phẫu thuật. Họ chấp nhận bỏ tiền túi để bố được chữa bệnh, dù hoàn cảnh cũng không khá giả gì.

Tờ giấy có ghi bút phê của bác sĩ thông tin giới thiệu bệnh viện tư nhân và tên, số điện thoại của bác sĩ sẽ mổ. Ảnh: Phóng viên
Tờ giấy có ghi bút phê của bác sĩ thông tin giới thiệu bệnh viện tư nhân và tên, số điện thoại của bác sĩ sẽ mổ. Ảnh: Phóng viên

Bệnh nhân than bất công: Mất tiền mới được sáng mắt 

Sau ca mổ thành công, cụ T và gia đình đều thấy yên tâm, nhưng họ cũng đều cảm thấy rất bất bình. Riêng cụ T, từ hôm về nhà, cụ chỉ biết buồn, lo cho con cái phải tiêu quá nhiều tiền vì mình. "Tôi già rồi, có chế độ bảo hiểm 100% thì tôi mới đồng ý đi mổ, nếu biết tốn nhiều tiền như thế, tôi đã bảo các con đi về"- cụ T tâm sự với mọi người. 

"Như bố tôi, là người có công với cách mạng, lặn lội lên tận Hà Nội để mổ mắt mà bệnh viện lại giới thiệu ra ngoài vì không có vật tư để mổ. Bảo hiểm y tế thì không có, nhưng làm dịch vụ, mổ theo yêu cầu là có. Bác sĩ bảo chúng tôi như thế. Tôi thực sự quá bất bình" - ông B nói. 

Được biết, trong số các ca mổ cùng với người nhà ông B hôm đó, không ít là các bệnh nhân từ bên Bệnh viện Mắt Trung ương giới thiệu sang, chỉ có một số bệnh nhân mổ thủy tinh thể là người Hà Nội thì đến thẳng Bệnh viện Mắt Hồng Sơn mổ. 

Phẫu thuật mắt tại Bệnh viện Mắt Hồng Sơn, bảo hiểm y tế của cụ T là trái tuyến, vì thế nên mức hưởng bảo hiểm y tế ở mức rất thấp, không đáng kể. Trong khi đó, nếu được mổ ở Bệnh viện Mắt Trung ương, với trường hợp chuyển viện, đúng tuyến và có thủ tục giấy tờ đầy đủ như cụ T, khả năng sẽ được chi trả toàn bộ hoặc phần lớn chi phí phẫu thuật.

"Tôi thấy thực sự là bất công. Thực sự là bệnh nhân và người nhà quá vất vả. Chúng tôi ở quê lên, cũng không phải khá giả gì. Tôi phải bán 1 con trâu, 1 con nghé, bán lúa nữa góp tiền vào để đưa bố đi mổ. Như nhà tôi còn có trâu có nghé mà bán lấy tiền, nhiều nhà nghèo lúa gạo còn không có mà ăn, mà vẫn phải đi bệnh viện, thì họ biết làm sao"- ông N.B.B tiếp tục bức xúc chia sẻ câu chuyện. 

Bệnh nhân đi khám và mong muốn được mổ trong bệnh viện công để được hưởng bảo hiểm y tế nhưng bác sĩ nói vật tư y tế lại không có, rồi giới thiệu bệnh nhân ra các bệnh viện tư, để rồi họ phải chấp nhận bỏ tiền túi chi trả các chi phí y tế đắt đỏ. Đây thực sự là một nghịch lý đang diễn ra tại một số cơ sở y tế công.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Hé lộ chiêu trò "câu" bệnh nhân ra phòng khám tư của bác sĩ BV Mắt TƯ

Nhóm PV |

Đến viện công khám, nhưng lại được bác sĩ giới thiệu sang viện tư với chi phí đắt đỏ và không được thanh toán bảo hiểm. Đây là tình trạng đang diễn ra tại Bệnh viện Mắt Trung ương mà phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến trong nhiều tháng ghi nhận.

Thủ đoạn "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ của bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương

Nhóm Phóng viên |

Trong lúc các bệnh viện được "cởi trói", ráo riết đấu thầu mua sắm, trang bị máy móc, bổ sung vật tư y tế để phục vụ người bệnh thì tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ vẫn liên tục nói về việc bệnh viện thiếu vật tư, thiếu máy móc và đích đến cuối cùng là đưa người bệnh ra các cơ sở y tế tư nhân để làm dịch vụ. 

Bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều ngày ghi nhận, phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến hành trình “trần ai” của rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Dù đăng ký các dịch vụ ở bệnh viện công, nhưng có một điểm chung là bệnh nhân đều được các bác sĩ tại đây chỉ định ra phòng khám hoặc bệnh viện tư để thực hiện chụp chiếu, hay phẫu thuật với chi phí cao hơn so với bệnh viện công.

Khởi động Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” 2023

Thanh Thuỷ |

Năm 2023, chương trình sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ nay đến 15.05. Sau khi chấm điểm và hiệp y với các đơn vị liên quan, lễ vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động” dự kiến tổ chức vào tháng 8.2023.

Tân Hiệp Phát: Từ hợp đồng giả cách đến trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Linh Anh |

Hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để trục lợi, chiếm đoạt tài sản. Vụ việc của Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình.

Góc độ pháp lý việc giáo viên đăng ảnh học sinh lên TikTok

KHÁNH AN |

Nhiều giáo viên tự ý đăng tải hình ảnh học sinh lên TikTok nhằm mục đích câu view, câu like. Dưới góc độ pháp lý, luật sư cho rằng, những hành vi này vi phạm vào quyền được bảo vệ thông tin cá nhân của trẻ, có thể bị phạt tiền và buộc gỡ toàn bộ các hình ảnh khỏi mạng xã hội.

Vụ bị trừ lương do hàng lỗi: Công ty hoàn trả tiền lương cho công nhân

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Vụ hàng trăm công nhân Công ty TNHH Saitex International (Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hoà) ngừng việc tập thể do bị công ty trừ tiền lương với lý do hàng bị lỗi, chiều 11.4, Công ty đã ra thông báo thu hồi yêu cầu bồi thường hàng lỗi từ 15-25% và sẽ hoàn lại tiền đã trừ trước đó cho người lao động.

Hoang tàn dự án tái định cư nghìn tỉ "xây xong xin đập" tại Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của khu đô thị có hạ tầng giao thông thuận tiện, nhưng 3 tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên) bỏ không, hoang hoá nhiều năm nay gây mất mỹ quan, lãng phí.

Hé lộ chiêu trò "câu" bệnh nhân ra phòng khám tư của bác sĩ BV Mắt TƯ

Nhóm PV |

Đến viện công khám, nhưng lại được bác sĩ giới thiệu sang viện tư với chi phí đắt đỏ và không được thanh toán bảo hiểm. Đây là tình trạng đang diễn ra tại Bệnh viện Mắt Trung ương mà phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến trong nhiều tháng ghi nhận.

Thủ đoạn "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ của bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương

Nhóm Phóng viên |

Trong lúc các bệnh viện được "cởi trói", ráo riết đấu thầu mua sắm, trang bị máy móc, bổ sung vật tư y tế để phục vụ người bệnh thì tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ vẫn liên tục nói về việc bệnh viện thiếu vật tư, thiếu máy móc và đích đến cuối cùng là đưa người bệnh ra các cơ sở y tế tư nhân để làm dịch vụ. 

Bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương "câu" người bệnh ra ngoài làm dịch vụ

Nhóm Phóng viên |

Sau nhiều ngày ghi nhận, phóng viên Báo Lao Động đã chứng kiến hành trình “trần ai” của rất nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Dù đăng ký các dịch vụ ở bệnh viện công, nhưng có một điểm chung là bệnh nhân đều được các bác sĩ tại đây chỉ định ra phòng khám hoặc bệnh viện tư để thực hiện chụp chiếu, hay phẫu thuật với chi phí cao hơn so với bệnh viện công.