Hoang tàn dự án tái định cư nghìn tỉ "xây xong xin đập" tại Hà Nội

Tuyết Lan |

Hà Nội - Toạ lạc ở vị trí đẹp, trung tâm của khu đô thị có hạ tầng giao thông thuận tiện, nhưng 3 tòa nhà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng (Long Biên) bỏ không, hoang hoá nhiều năm nay gây mất mỹ quan, lãng phí.

Dự án do Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3, trước đây là Công ty Xây dựng số 3 Hà Nội - thuộc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư dự án hơn 1.292 tỉ đồng.

Ba toà nhà này dùng để tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng trong Khu đô thị Sài Đồng. 

dd
3 toà tái định cư N3 - N4 - N5 tại Khu đô thị Sài Đồng được bàn giao để đưa vào sử dụng từ năm 2007.

Dù đã được hoàn thiện nhiều năm nhưng 3 tòa nhà 6 tầng, với hơn 150 căn hộ vẫn bị bỏ hoang, không có người dân dọn đến sinh sống. Được biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều người không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ tại đây.

Bị bỏ hoang hàng chục năm đã khiến nhiều hạng mục hạ tầng trong ba tòa nhà này xuống cấp nghiêm trọng.

Tầng 1 của các tòa nhà đang được sử dụng làm văn phòng của Ban Quản lý Khu đô thị Sài Đồng. Nơi đây cũng được người dân sử dụng làm nơi chứa phế liệu với ngổn ngang thiết bị xây dựng, sắt thép, thậm chí là rác thải.

Năm 2017, Hanco 3 từng đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư tại Sài Đồng do quá lâu mà không có người đến ở.

Một số hình ảnh được PV ghi nhận tại dự án: 

Theo ghi nhận của phóng viên cửa sắt nơi đây được khoá chặt đã hoen gì.
Theo ghi nhận của phóng viên cửa sắt nơi đây được khoá chặt đã hoen gì.
Sau nhiều năm không được đưa vào sử dụng đúng công năng, hạ tâng tạ đây đã xuống cấp trầm trọng.
Sau nhiều năm không được đưa vào sử dụng đúng công năng, hạ tâng tạ đây đã xuống cấp trầm trọng.
Sau nhiều năm không được đưa vào sử dụng đúng công năng, hạ tầng tại đây đã xuống cấp trầm trọng.
Khung cảnh hoang tàn, nhếch nhác ít ai có thể tin đây là dự án có mức đầu tư cả nghìn tỉ đồng.
Khung cảnh hoang tàn, nhếch nhác ít ai có thể tin đây là dự án có mức đầu tư cả nghìn tỉ đồng.
Khung cảnh nhếch nhác ít ai có thể tin đây là dự án có mức đầu tư cả nghìn tỉ đồng.
Nhiều khu vực trở thành nơi tập kết phế liệu.
Nhiều khu vực trở thành nơi tập kết phế liệu.
Bà Nguyễn Thị Hoa - người dân sinh sống gần dự án cho biết, toà nhà tái định cư này đã hoàn thiện nhiều năm nay nhưng không có người đến sống.
Người dân sinh sống gần dự án cho biết, toà nhà tái định cư này đã hoàn thiện nhiều năm nay nhưng không có người đến sống.
“Tôi thấy 3 toà nhà này không có dân ở, chỉ có một số cơ quan đến làm việc hoặc 1 số hộ dân thuê lại để làm nơi hàn xì. Bỏ hoang hàng chục căn hộ thật là lãng phí“- bà Nguyễn Thị Hoa (Long Biên - Hà Nội) chia sẻ.
“Tôi thấy 3 toà nhà này không có dân ở, chỉ có một số cơ quan đến làm việc hoặc 1 số hộ dân thuê lại để làm nơi hàn xì. Bỏ hoang hàng chục căn hộ thật là lãng phí“- bà Nguyễn Thị Hoa (Long Biên - Hà Nội) chia sẻ.
Ảnh: Tuyết Lan
Nhiều người bày tỏ tiếc nuối khi cả nghìn tỉ giờ chỉ là những khối bê tông hoang lạnh. Ảnh: Tuyết Lan

Trao đổi với PV Lao Động, ông Đinh Trọng Thịnh - giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính cho rằng việc xây dựng khu nhà ở tái định cư là một trong những vấn đề quan trọng để quy hoạch lại các đô thị, từ đó đáp ứng người dân di dời đến những nơi ở mới phù hợp hơn.

"Tuy nhiên, thời gian qua việc quy hoạch cùng quá trình quản lý xây dựng chưa đi vào nề nếp, thiếu sự đồng bộ dẫn đến một số khu tái định cư xây dựng hàng chục năm nay không có người đến ở. Từ đó xuất hiện sự lãng phí rất lớn và làm cho lòng tin của người dân vào nhà ở tái định cư bị lung lay.

Hiện nay, khi nói đến các khu nhà ở tái định cư thì nhiều người nghĩ đến việc không có kết nối hạ tầng, chất lượng thấp... Đây là tình trạng rất đáng lo ngại. Đã đến lúc chúng ta cần xem xét lại quy hoạch để xây dựng khu tái định cư, đảm bảo yêu cầu Luật Đất đai sắp sửa ban hành rằng khi di dời người dân khỏi khu vực quy hoạch phải đảm bảo đời sống của họ. Muốn như vậy thì từ khâu quy hoạch đến khâu quản lí, xây dựng phải thay đổi triệt để, giúp cho các khu tái định cư có được diện mạo mới" - ông Đinh Trọng Thịnh nói.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Nhà tái định cư ở vị trí đất vàng vẫn "ế khách"

MINH HÀ - BẢO THOA |

Hiện nay, nhiều khu tái định cư nằm ở vị trí đất vàng ở Hà Nội vẫn đắp chiếu trong khi hàng ngàn lao động vẫn thiếu chỗ ở. Theo các chuyên gia, cần xem xét lại khẩu quản lý, xây dựng để thay đổi diện mạo của các khu tái định cư, tránh cảnh nhếch nhác, xuống cấp khiến người dân không mặn mà.

Đất tái định cư bị bán đấu giá trong khi người dân thiếu chỗ ở

NHÓM PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân tại xã Linh Sơn, TP. Thái Nguyên đã phải di dời để nhường đất cho dự án tuyển quặng. Trong khi các hộ dân muốn được cấp thêm đất ở thì nhiều lô đất tại khu tái định cư lại được đem đi bán đấu giá trong sự bức xúc của người dân.

Đề nghị 100% người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư

Khương Duy |

Lâu nay tái định cư là vấn đề được nhiều người quan tâm vì có tác động sâu rộng đến đời sống cũng như nền kinh tế. Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi) đã điều chỉnh cụ thể hơn các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên giới luật sư cho rằng cần có những quy định rõ ràng hơn để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi.

Những công trình huyết mạch tắc nghẽn chỉ vì... hạt cát: Hướng đến sự thay đổi về tư duy kỹ thuật

NHÓM PV |

Trước bối cảnh khan hiếm cát như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng cần có cuộc cách mạng trước khi vượt giới hạn khai thác cát. Nhưng đó là cách mạng về vật liệu xây dựng (VLXD) hay cách mạng về tư duy thiết kế?

Người dân mong sớm kiểm tra trình tự thu hồi đất dự án Khu công nghiệp Vsip Bắc Ninh 2

Trần Tuấn |

Người dân phản ánh dấu hiệu sai phạm trong việc thu hồi đất làm dự án Khu công nghiệp (KCN) Vsip Bắc Ninh 2, trong khi đó chính quyền địa phương chưa có câu trả lời về vấn đề này.

Quảng Ninh: Dịch COVID-19 gia tăng trở lại, người dân vẫn chủ quan

Đoàn Hưng |

Kể từ tháng 4.2022 cho đến tháng 3.2023, dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, những ngày gần đây, dịch COVID-19 lại có xu hướng tăng trở lại. Tại Quảng Ninh, chỉ tính từ đầu tháng 4 đến nay đã có 72 ca mắc. Song điều đáng lo ngại là nhiều người dân có tâm lý chủ quan, lơ là trước diễn biến của dịch bệnh, thậm chí mắc bệnh cũng không khai báo, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan.

Hòa Bình trả lại phí test nhanh COVID-19 cho người dân

Khánh Linh |

Hòa Bình sẽ hoàn trả một phần tiền thu dịch vụ test nhanh COVID-19 trong khoảng thời gian từ 1.7.2021 - 9.11.2021.

Bản tin công đoàn: NLĐ đóng bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu bao nhiêu năm

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung: Đề xuất giảm điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần xuống 3 tháng; Bình Dương triển khai hỗ trợ 16.700 người lao động thiếu việc, mất việc; Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu của người lao động là bao nhiêu năm?

Nhà tái định cư ở vị trí đất vàng vẫn "ế khách"

MINH HÀ - BẢO THOA |

Hiện nay, nhiều khu tái định cư nằm ở vị trí đất vàng ở Hà Nội vẫn đắp chiếu trong khi hàng ngàn lao động vẫn thiếu chỗ ở. Theo các chuyên gia, cần xem xét lại khẩu quản lý, xây dựng để thay đổi diện mạo của các khu tái định cư, tránh cảnh nhếch nhác, xuống cấp khiến người dân không mặn mà.

Đất tái định cư bị bán đấu giá trong khi người dân thiếu chỗ ở

NHÓM PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân tại xã Linh Sơn, TP. Thái Nguyên đã phải di dời để nhường đất cho dự án tuyển quặng. Trong khi các hộ dân muốn được cấp thêm đất ở thì nhiều lô đất tại khu tái định cư lại được đem đi bán đấu giá trong sự bức xúc của người dân.

Đề nghị 100% người dân bị thu hồi đất phải được bố trí tái định cư

Khương Duy |

Lâu nay tái định cư là vấn đề được nhiều người quan tâm vì có tác động sâu rộng đến đời sống cũng như nền kinh tế. Dự thảo Luật Đất Đai (sửa đổi) đã điều chỉnh cụ thể hơn các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên giới luật sư cho rằng cần có những quy định rõ ràng hơn để đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi.