Bác sĩ trả lời tất tần tật về hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Thiều Trang |

Hội chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ và thậm chí không có triệu chứng. Dưới đây là những thông tin hữu ích về hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em do bác sĩ Nhi khoa Hà Đình Bổng chia sẻ.

Hội chứng hậu COVID-19 là gì?

Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Nhi khoa Hà Đình Bổng - thành viên hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà cho biết - theo WHO, hội chứng hậu COVID-19 là tình trạng xảy ra ở người có tiền sử nhiễm COVID-19 với các triệu chứng ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán khác. Nó có thể khiến sức khỏe người bệnh suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.

Bác sĩ Hà Bổng cũng cho biết, các nghiên cứu cho thấy 33-76% triệu chứng hậu COVID-19 kéo dài ít nhất 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, 20% người bệnh phải tái nhập viện, 80% người bệnh phải theo dõi tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu trong vòng 2 tháng sau xuất hiện.

Đặc biệt, nghiên cứu tại Anh ước tính có 12,5% trẻ từ 2-11 tuổi và 14,5% trẻ từ 12-16 tuổi vẫn có các triệu chứng 5 tuần sau khi nhiễm bệnh.

Đối tượng nào có thể bị hậu COVID-19?

Hội chứng hậu COVID-19 gặp cả ở trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ và thậm chí không có triệu chứng.

Theo đó, các triệu chứng xuất hiện trong đợt nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể kéo dài rất lâu. Đôi khi, các triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn sau khi có kết quả test âm tính. Hoặc với trẻ không có triệu chứng khi nhiễm COVID-19, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện vài tuần sau đó.

Nguyên nhân của hội chứng hậu COVID-19 là gì?

Theo bác sĩ Nhi khoa Hà Đình Bổng, hiện nay chưa xác định được nguyên nhân của hội chứng hậu COVID-19. Theo đó, một số giả thuyết được các chuyên gia trên thế giới đề cập là do giảm hoặc thiếu phản ứng từ hệ thống miễn dịch; Tái phát hoặc tái nhiễm virus; Viêm hoặc phản ứng từ hệ thống miễn dịch; Suy nhược, thay đổi về thể chất do nghỉ ngơi trên giường hoặc không hoạt động; căng thẳng sau chấn thương,...

Một số hậu quả có thể gặp ở hội chứng hậu COVID-19

 
Một số hậu quả có thể gặp ở hội chứng hậu COVID-19.

Các triệu chứng báo hiệu tình trạng hậu COVID-19

Có khoảng 200 triệu chứng liên quan hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân nặng từng phải điều trị hồi sức tích cực.

Theo đó, các vấn đề về COVID-19 thường ảnh hưởng đến phổi nên các triệu chứng về hô hấp kéo dài rất thường gặp như đau ngực, ho và khó thở hơn khi vận động; đau họng, khạc đờm, hụt hơi, thở mạnh,... Các triệu chứng có thể kéo dài 3 tháng hoặc hơn.

Ngoài ra, trẻ có thể gặp các vấn đề về tim mạch như viêm cơ tim, suy tim với các biểu hiện như đau ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, nhịp tim nhanh, nhịp tim không đều và mệt mỏi.

COVID-19 có thể ảnh hưởng thần kinh nặng nề (đột quỵ, viêm não) với tỉ lệ rất thấp. Ở trẻ có thể gặp tình trạng giảm chú ý, rối loạn hành vi, lời nói, vận động và tâm trạng. Mệt mỏi tinh thần, "sương mù não" - suy nghĩ, tập trung hoặc trí nhớ bị giảm sút.

"Con của bạn sẽ có những biểu hiện như đãng trí, mất tập trung, khó chú ý, đọc chậm hơn, tư duy ngắt quãng và cần lặp lại nhiều hơn trong khi học. Trẻ dễ mệt mỏi và sức chịu đựng kém hơn. Trẻ nhức đầu, rối loạn giấc ngủ,..." - bác sĩ Đình Bổng nói.

 
Bác sĩ Nhi khoa Hà Đình Bổng - thành viên hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà.

Hội chứng hậu COVID-19 chẩn đoán thế nào?

Bác sĩ Nhi khoa Hà Đình Bổng cho biết, không có xét nghiệm cụ thể nào giúp chẩn đoán hậu COVID-19, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Theo đó, các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ có triệu chứng bất thường, đặc biệt là các triệu chứng kéo dài trên 3 tháng, phụ huynh cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ Nhi khoa để được thăm khám và loại trừ các bệnh khác có thế gặp ở trẻ.

Khi nào khám hậu COVID-19 cho trẻ?

Theo các bác sĩ, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám hậu COVID-19 khi trẻ có bệnh lý nền; trẻ có bất kỳ triệu chứng nặng nào sau nhiễm COVID-19; trẻ có các triệu chứng nhẹ kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Điều trị hậu COVID-19 như thế nào?

Các phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện và phục hồi chức năng. Khi có các triệu chứng bất thường cần liên hệ bác sĩ hỗ trợ, đánh giá các triệu chứng có cần đi khám hay chăm sóc và theo dõi tại nhà.

Với các triệu chứng nhẹ, có thể theo dõi và điều trị tại nhà. Theo đó, điều trị tại nhà bao gồm: Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen (Paracetamol) để giảm các triệu chứng đau và sốt.

Ngoài ra, nên nghỉ ngơi và thư giãn. Tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh. Có giấc ngủ chất lượng. Hạn chế rượu bia, caffeine và không hút thuốc. Đồng thời, tập các bài tập thở và vật lý trị liệu theo hướng dẫn.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ chia sẻ cách phát hiện di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng vẫn có nhiều trường hợp trẻ sau mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng kéo dài.

Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ?

Thùy Linh |

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua đã ghi nhận những trẻ đến khám hậu COVID-19. Dễ gặp là những em bé đã khỏi bệnh nhưng tình trạng ho vẫn dai dẳng.

Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ biểu hiện nhiều nhất trên cơ quan thần kinh

Thùy Linh |

Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác... Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Bác sĩ chia sẻ cách phát hiện di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em

Trang Thiều |

Theo các chuyên gia y tế, triệu chứng COVID-19 ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn, số chuyển nặng và nhập viện ít, nhưng vẫn có nhiều trường hợp trẻ sau mắc COVID-19 xuất hiện triệu chứng kéo dài.

Làm thế nào để dự phòng hậu COVID-19 cho trẻ?

Thùy Linh |

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian qua đã ghi nhận những trẻ đến khám hậu COVID-19. Dễ gặp là những em bé đã khỏi bệnh nhưng tình trạng ho vẫn dai dẳng.

Triệu chứng hậu COVID-19 ở trẻ biểu hiện nhiều nhất trên cơ quan thần kinh

Thùy Linh |

Hậu COVID-19 có thể gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, ở trẻ em và trẻ vị thành niên thường biểu hiện các triệu chứng nhiều nhất trên cơ quan thần kinh như mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, khứu giác... Trẻ cũng có thể có các biểu hiện rối loạn cảm xúc, kém tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong học tập.