Vượt khó vì quyền lợi của bạn đọc, người lao động

Việt Lâm |

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của bạn đọc, người lao động… phóng viên Ban Công đoàn, Báo Lao Động đã nhiều lần vào “điểm nóng” để xác minh thông tin vụ việc… Và với sự vào cuộc của Báo Lao Động, quyền lợi của bạn đọc đã được bảo vệ.

Nhập vai cán bộ công đoàn

Ngày 16.2.2016, hàng trăm lao động tại một Cty chuyên sản xuất linh kiện điện tử (100% vốn đầu tư nước ngoài), đóng tại KCN Quang Minh (Hà Nội) ngừng việc để phản đối lãnh đạo doanh nghiệp tăng lương kiểu đối phó, có những nội quy lao động gây thiệt hại quyền lợi của NLĐ… Mặc dù NLĐ đã phản ánh tới các cơ quan chức năng, tuy nhiên quyền lợi của họ không được giải quyết, do đó, NLĐ đã phản ánh sự việc qua đường dây nóng Báo Lao Động…

Sau khi tiếp nhận được thông tin, xác định đây là vụ việc nghiêm trọng, nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình hàng trăm NLĐ, lãnh đạo Báo Lao Động đã cử hai phóng viên Ban Công đoàn sang KCN Quang Minh, liên lạc qua điện thoại với NLĐ để ghi nhận thông tin và hỗ trợ họ.

Qua liên lạc điện thoại chiều 16.2, NLĐ cho biết, việc tiếp cận rất khó, bởi DN khoá cổng không cho ra ngoài…

Trước tình trạng trên, PV đã đề xuất với đoàn công tác của công đoàn, để PV “nhập vai” là cán bộ CĐ vào làm việc với DN. Đoàn công tác khuyến cáo, PV chỉ cùng đi với đoàn qua cổng, sau đó, phải tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình.

Tâm thư của anh Đinh Văn Chính - con người lao động Trần Thị Bình - cám ơn Báo Lao Động.  Ảnh: V.L
Tâm thư của anh Đinh Văn Chính - con người lao động Trần Thị Bình - cám ơn Báo Lao Động. Ảnh: V.L

Với suy nghĩ, nếu không trực tiếp ghi nhận ý kiến của NLĐ, chụp ảnh, ghi âm được cuộc đối thoại của lãnh đạo Cty, NLĐ, cán bộ CĐ…  thì khó có thể phản ánh đúng bức xúc của NLĐ, hai PV đã cảm ơn đoàn công tác  và thâm nhập vào Cty. Trước khi vào Cty, NLĐ cũng đã căn dặn PV là phải cẩn trọng bởi lãnh đạo Cty cảnh báo NLĐ không được tiếp xúc, cung cấp thông tin cho báo chí, tuy nhiên khi qua cổng Cty, PV sẽ có sự giúp đỡ của NLĐ…

Ngay sau đó, PV đã vào được Cty trực tiếp ghi nhận bức xúc lớn nhất của NLĐ là Cty áp dụng việc tăng lương tối thiểu vùng 2016 theo Nghị định 122/2015 một cách “đối phó”.  Bởi khi tăng lương cho NLĐ, lãnh đạo Cty lại cắt các khoản phụ cấp như tiền chuyên cần, phụ cấp bằng cấp... Đặc biệt, có những trường hợp nữ CN sau sinh bị Cty chấm dứt luôn hợp đồng. NLĐ cũng phản ánh có trường hợp CN nghỉ ốm dài ngày từ tháng 8.2015 nhưng đến nay vẫn chưa nhận được lương ốm của BHXH chi trả, mặc dù hằng tháng Cty vẫn trích lương của NLĐ để nộp BHXH…

Với sự giúp đỡ của NLĐ, PV Báo Lao Động đã ghi nhận ý kiến của NLĐ và nắm rõ buổi đối thoại giữa chủ DN, NLĐ và CĐ. Tuy nhiên, khi đang cùng đoàn công tác của CĐ ra về thì một nữ PV của Báo Lao Động bị bảo vệ giữ lại không cho ra khỏi cổng.

Trước sự việc, đại diện đoàn công tác của CĐ đứng ra bảo lãnh chị PV là thành viên đoàn công tác vào ghi nhận ý kiến NLĐ và PV xuất trình thẻ nhà báo, không xâm phạm ghi hình dây truyền sản xuất của Cty, chỉ ghi nhận ý kiến của NLĐ tại ngoài sân…, tuy nhiên lãnh đạo Cty đã chỉ đạo bảo vệ không cho PV ra cổng. Ngay sau đó, PV còn lại đi cùng đoàn đã thông báo ngay vụ việc với lãnh đạo Báo Lao Động. Sau khi có tác động của Báo Lao Động tới lực lượng chức năng của huyện Mê Linh, lãnh đạo Cty đã “thả” người.

Với sự lên tiếng thông qua bài viết đăng trên Báo Lao Động Điện tử (Laodong.vn) sau sự việc vài tiếng đồng hồ, cùng sự tích cực phối hợp với Ban quản lý các KCN-CX Hà Nội, UBND huyện Mê Linh, Phòng LĐTBXH huyện Mê Linh tiếp xúc với NLĐ và đại diện Cty. Trong buổi sáng và chiều 17.2, lãnh đạo Cty có thông báo lần 2 về việc điều chỉnh một số nội dung liên quan đến mức lương cơ bản áp dụng từ 1.1.2016, theo Nghị định 122 điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2016.

Theo đó tăng đồng loạt theo mức 428.000 đồng so với mức lương cũ cho tất cả CN khối trực tiếp sản xuất; các khoản phụ cấp khác của Cty mà NLĐ đang được hưởng giữ nguyên, không thay đổi so với quy định trước đây; NLĐ theo đó được giữ nguyên các khoản phụ cấp. Đặc biệt, Cty sẽ bỏ nội dung nghỉ làm 1 ngày trừ 3 ngày lương như đã ghi trong phiếu lương, thực hiện tính lại lương CBCNV và trả khoản lương chênh lệch từ việc tăng lương trên trong thời gian sớm nhất (dự kiến trước kỳ trả lương 10.3.2016)…

Sau vụ việc, NLĐ Cty đã gửi lời cảm ơn Báo Lao Động và các PV đã ghi nhận phản ánh đúng nội dung vụ việc, qua đó lãnh đạo DN chấp hành đúng quy định của pháp luật và quyền lợi của NLĐ được đảm bảo.

Với sự hỗ trợ của Báo Lao Động, anh Đinh Văn Chính - con người lao động Trần Thị Bình - đã nhận được thi hài mẹ.  Ảnh: Sơn Tùng
Với sự hỗ trợ của Báo Lao Động, anh Đinh Văn Chính - con người lao động Trần Thị Bình - đã nhận được thi hài mẹ. Ảnh: Sơn Tùng

Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong báo

Đầu tháng 2.2018, Báo Lao Động có phản ánh vụ việc bà Trần Thị Bình (sinh năm 1963, xã Hưng Lộc, TP.Vinh, Nghệ An) mang tên người khác là Vương Thị Hoài Thu (sinh năm 1977, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) đi xuất khẩu lao động tại Saudi Arabia rồi tử vong, chúng tôi nhận thấy trong vụ việc xuất hiện một người tên Lê Văn Bình, bởi người này trong hợp đồng giữa Cty Gia Vi và bà Vương Thị Hoài Thu có nêu là em trai người lao động (NLĐ) và ông này cũng là người đưa người tên Thu đến Bệnh viện Giao thông Vận tải (GTVT) để khám.

Tìm hiểu thông tin vụ việc, chúng tôi đã nhiều lần gọi vào số điện thoại được cho là của ông Bình, nhưng đều không kết nối được…

Xâu chuỗi những thông tin có được, chúng tôi cho rằng ông Bình là nhân vật có liên quan sâu trong vụ việc lao động Trần Thị Bình tử vong, tuy nhiên việc liên lạc với ông Bình trong vụ việc nhiều “rắc rối” này rất khó khăn.

Chiều 7.3.2018, từ Nghệ An, anh Đinh Văn Chính điện thoại cho biết là đã liên lạc được với ông Bình và có nhắn nhủ với phóng viên “phải cẩn thận” khi đi gặp nhân vật kia, vì sự việc đang rất “nóng” và ông này luôn cho rằng mình không phải là người đưa bà Bình đến Cty Gia Vi.

Sau khi nhận được thông tin, phóng viên Báo Lao Động đã báo cáo với lãnh đạo Ban Công đoàn. Đồng chí Trưởng ban Vũ Thị Thu Trà nhận định vụ việc rất nghiêm trọng nên cảnh báo PV không được gặp người đàn ông kia tại địa điểm người ta cung cấp, bởi sự việc đã lên đến “đỉnh điểm”, liên quan đến tính mạng con người nên đối tượng bị nêu tên sẽ rất manh động, đồng thời yêu cầu PV đề xuất với cơ quan cử người đi cùng để đảm bảo an toàn…

Trong lúc đó, giờ hẹn người đàn ông tên Bình đã gần tới, nếu không đồng ý gặp thì khó làm rõ việc ai là người tiếp tay để bà Bình sang Saudi Arabia rồi tử vong, nên PV đã xuống Văn phòng báo cáo đề nghị được hỗ trợ. Sau khi PV trình bày vụ việc, đồng chí Phó Chánh Văn phòng Trần Ngọc Dương và nhân viên Hoàng Đức Anh đã cùng PV tới khu trọ của ông Bình - nơi mà nhân vật hẹn gặp!

Ba cán bộ PV Báo Lao Động đã tới gần địa điểm mà người đàn ông tên Bình hẹn gặp để sắp xếp phương án đối mặt. Nhận thấy khu nhà trọ nằm trong ngõ sâu, đường đi lắt léo, dễ vào khó ra, nên mấy anh em thống nhất là gọi điện cho ông Bình đề xuất gặp ở quán càphê đầu khu trọ để dễ gặp, bởi điểm gặp trong nhà trọ khó rất khó tìm…

Tại buổi gặp khi chiều tối, đối mặt PV là một người đàn ông từng trải, rất cảnh giác! Yên tâm có đồng nghiệp hỗ trợ, PV đưa ảnh của bà Trần Thị Bình cho ông Lê Văn Bình xem, ông này khẳng định người đàn bà trong ảnh chính là bà Vương Thị Hoài Thu - tức bà Bình - người mà ông đã đưa vào khám tại Bệnh viện GTVT.

Hỏi về trách nhiệm của ông như thế nào trong vụ việc này, ông Bình cho rằng vì hồ sơ của bà Bình được làm giả rất tinh vi, “qua mặt” được hết các cơ quan chức năng, nên ông cũng là một trong những “nạn nhân”. Ông Bình cũng thắc mắc tại sao bà Bình lại được phía Cty Gia Vi thu nhận và “bỗng dưng” ông trở thành em trai của bà Vương Thị Hoài Thu - tức bà Bình - như ở trong hợp đồng?

Với sự hỗ trợ nhiệt tình của các đồng nghiệp, việc tìm gặp “người đàn ông bí ẩn” trong vụ việc của bà Trần Thị Bình đã được PV phản ánh trên Báo Lao Động, qua đó góp phần giúp anh Đinh Văn Chính nhận được thi hài mẹ ngày 12.3.

Sau khi làm tròn trách nhiệm của người con, anh Đinh Văn Chính đã gửi tâm thư cảm ơn Báo Lao Động. Trong thư, anh Chính có nêu là vô cùng xúc động vì nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Báo Lao Động và các phóng viên đã không quản ngại gian nan, khó khăn để hỗ trợ gia đình.

“Báo Lao Động và các phóng viên không phải chỉ làm vì trách nhiệm của nhà báo mà còn dành tình cảm vô cùng ấm áp mang lại cho tôi cảm giác hơn cả người thân. Tôi xin chúc Báo Lao Động ngày càng phát triển tốt đẹp hơn nữa, để cứu vớt những mảnh đời bất hạnh kém may mắn như tôi” - anh Đinh Văn Chính viết trong thư

Việt Lâm
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.