Việt Nam trên đường trở thành công xưởng mới của thế giới

Khánh Minh |

Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang bùng nổ, ngày càng thu hút các doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư, giúp đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, tờ The Times có bài nhận định.

Sản xuất là động lực phát triển kinh tế

Ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của Việt Nam đã tạo ra hàng trăm tỉ USD quần áo, đồ điện tử, đồ nội thất và các hàng hóa khác cho thế giới. Năm 2021, xuất khẩu của Việt Nam đạt 336 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2020 bất chấp đại dịch. Sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài chiếm ưu thế, với 73% kim ngạch xuất khẩu của năm ngoái là do các công ty quốc tế tạo ra. Apple sắp tăng cường những con số đó hơn nữa, khi nhà cung cấp Foxconn công bố kế hoạch chi 300 triệu USD để xây dựng một nhà máy mới ở Bắc Giang, sẽ tạo ra 30.000 việc làm.

Lĩnh vực xuất khẩu được xem là một động lực tích cực góp phần vào tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam, vốn thường xuyên đạt 7% hằng năm trong thập kỷ qua. Bất chấp những khó khăn về kinh tế gây ra bởi xung đột Nga-Ukraina, đại dịch và lạm phát, ngành sản xuất ở Việt Nam vẫn tiếp tục mở rộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. Luxshare Precision của Trung Quốc - một nhà cung cấp lớn khác của Apple - đã công bố kế hoạch bắt đầu sản xuất Apple Watch tại Việt Nam. Trước đây, các sản phẩm như thế này được sản xuất độc quyền tại Trung Quốc. Điều này cho thấy động thái mới nhất trong một đợt chuyển dịch sản xuất bắt đầu vào tháng 1.2018 khi Mỹ áp đặt các mức thuế đầu tiên đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, cho rằng các công ty quốc tế và thậm chí cả các công ty Trung Quốc, bắt đầu tìm cách chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam - quốc gia tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do.

Chính phủ Việt Nam là một đối tác quan trọng trong các Hiệp định Thương mại tự do quốc tế, với hơn một chục hiệp định đã được ký kết, bao gồm cả với Liên minh Châu Âu (EU) và Vương quốc Anh. Vì vậy, khi các công ty chuyển sang Việt Nam, họ không chỉ được hưởng lợi từ việc tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ, mà còn sang các thị trường khác, theo ông Hiệp. Mỹ hiện là thị trường lớn của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sang nước này đạt 96,3 tỉ USD vào năm 2021.

Các yếu tố khác góp phần vào sự thu hút đầu tư của Việt Nam bao gồm vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng được cải thiện, đặc biệt là ở phía bắc Đồng bằng sông Hồng, nơi tập trung những gã khổng lồ công nghệ như Samsung, LG và Foxconn. Ngoài ra, lao động của Việt Nam vẫn còn tương đối rẻ và người lao động Việt Nam có kỷ luật và năng lực tốt.

Hỗ trợ của chính phủ

Vào những năm 1980, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung để hướng tới một nền kinh tế nơi các công ty tư nhân, cả nước ngoài và trong nước, tạo ra sự tăng trưởng và phát huy sự năng động nhất của mình. Việt Nam mời gọi các công ty phương Tây đầu tư vào sản xuất, đồng thời chọn lọc hơn trong loại hình đầu tư. Theo Tiến sĩ Hiệp, Việt Nam cố gắng tránh các dự án đầu tư sử dụng nhiều tài nguyên hoặc lao động, đồng thời tìm kiếm các công ty công nghệ cao có thể tăng thêm giá trị và giúp Việt Nam nâng cấp năng lực của mình.

Các ví dụ bao gồm Foxconn; Intel - công ty vận hành một nhà máy sản xuất chip lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh; Lego đang xây dựng nhà máy trị giá 1 tỉ USD tại Bình Dương; và đáng chú ý nhất là Samsung, tập đoàn đã đầu tư hơn 18 tỉ USD và biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của mình.

Ông Hiệp lập luận rằng Việt Nam coi khoản đầu tư như vậy là đôi bên cùng có lợi, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đồng thời củng cố vị thế địa chính trị của Việt Nam. Tuy nhiên, con đường phát triển của Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức lớn cần giải quyết. Chẳng hạn, công nhân từ các lĩnh vực có kỹ năng tương đối thấp như dệt may không được đào tạo về các quy trình chính xác cần thiết để sản xuất, như Apple Watch hoặc điện thoại thông minh Samsung. Lực lượng lao động không được chuẩn bị tốt cho tất cả các công việc công nghệ cao này và sẽ mất thời gian để họ được đào tạo lại hoặc nâng cao kỹ năng. Nhưng theo ông Hiệp, điều quan trọng là Việt Nam vẫn có một lượng lao động dồi dào để thuê và đào tạo lại và đây là thách thức mà nhà đầu tư sẽ gặp phải ở bất kỳ đâu.

Ngoài các vấn đề liên quan đến lao động, sự tập trung cao độ vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng ở miền Bắc đã khiến các khu vực miền Nam, bao gồm TP.Hồ Chí Minh và Bình Dương, gặp bất lợi. Trong khi Hà Nội và các tỉnh lân cận có khu công nghệ cao được kết nối với các cảng biển và biên giới Trung Quốc bằng mạng lưới đường cao tốc, thì khu vực công nghiệp phía Nam bị cản trở bởi các cảng và sân bay tắc nghẽn, đường cao tốc quá đông đúc và các ví dụ khác về tình trạng thiếu đầu tư...

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam - điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Mỹ

Ngọc Vân |

Việt Nam nổi lên như một điểm đến lý tưởng đối với các doanh nghiệp Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang phát triển ngày càng tốt đẹp - trang Vietnam Briefing nhận định.

Việt Nam hiện thực hóa khát vọng hùng cường bằng sức mạnh "quốc lực"

Song Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường thì “nội lực” là yếu tố quyết định, nhưng chưa đủ. Việt Nam cần có sự ủng hộ, đồng hành với cả cộng đồng quốc tế để có thêm “ngoại lực” làm mạnh thêm “quốc lực” chung cho phát triển nhanh, bền vững.

Xem công đoạn sản xuất bánh Trung thu tại làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cứ mỗi dịp gần Rằm tháng 8, làng nghề Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lại tất bật từ sáng đến tối để cho ra những mẻ bánh Trung thu mang đậm hương vị truyền thống nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Việt Nam - điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Mỹ

Ngọc Vân |

Việt Nam nổi lên như một điểm đến lý tưởng đối với các doanh nghiệp Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang phát triển ngày càng tốt đẹp - trang Vietnam Briefing nhận định.

Việt Nam hiện thực hóa khát vọng hùng cường bằng sức mạnh "quốc lực"

Song Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường thì “nội lực” là yếu tố quyết định, nhưng chưa đủ. Việt Nam cần có sự ủng hộ, đồng hành với cả cộng đồng quốc tế để có thêm “ngoại lực” làm mạnh thêm “quốc lực” chung cho phát triển nhanh, bền vững.

Xem công đoạn sản xuất bánh Trung thu tại làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Cứ mỗi dịp gần Rằm tháng 8, làng nghề Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) lại tất bật từ sáng đến tối để cho ra những mẻ bánh Trung thu mang đậm hương vị truyền thống nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.