Việt Nam - điểm đến đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Mỹ

Ngọc Vân |

Việt Nam nổi lên như một điểm đến lý tưởng đối với các doanh nghiệp Mỹ trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang phát triển ngày càng tốt đẹp - trang Vietnam Briefing nhận định.

Kim ngạch thương mại song phương tăng 250 lần

Kể từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng khoảng 250 lần, từ 450 triệu USD năm 1995 lên hơn 111 tỉ USD năm 2021. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ.

Việt Nam đã tiến hành công cuộc “Đổi mới” vào năm 1986, ưu tiên xây dựng nền kinh tế thị trường và tạo cơ hội cho sự cạnh tranh của khu vực tư nhân. Mỹ và Việt Nam đã làm việc trong nhiều năm để đàm phán về một hiệp định thương mại song phương, có hiệu lực vào năm 2001. Hiệp định đã giúp dỡ bỏ một số hàng rào phi thuế quan và giảm thuế đối với nhiều loại hàng hóa, trung bình từ 3 đến 40%, bao gồm cả nông sản, sản phẩm động vật và hàng điện tử. Việt Nam cũng được hưởng quy chế tối huệ quốc - quy chế quan trọng để trở thành một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thúc đẩy Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Việt Nam được coi là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ hiệp định này khi được tiếp cận thị trường Mỹ. Tuy nhiên, năm 2017, cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi TPP. Sau đó, Việt Nam và 10 quốc gia khác vẫn tiếp tục ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 3.2018. Mặc dù không có TPP, thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam vẫn phát triển và các nhà phân tích kỳ vọng mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.

Bên cạnh đó, mối quan hệ an ninh giữa Việt Nam và Mỹ ngày càng bền chặt. Năm 2018, tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã cập cảng Việt Nam. Cùng năm này, Việt Nam lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) - do Mỹ đăng cai tổ chức hai năm một lần. Hai nước đã và đang thiết lập quan hệ quân sự chặt chẽ hơn, thường xuyên trao đổi đoàn quân sự cấp cao. Việt Nam cũng đã được chọn để tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều vào tháng 2.2019, củng cố thêm vị thế của Việt Nam trên trường thế giới.

Tháng 5.2022, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có chuyến công du Mỹ kéo dài 1 tuần để tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Mỹ. Chuyến thăm thành công, cho thấy hai bên cam kết đẩy mạnh hợp tác trong quan hệ song phương.

Ông Alexander Vuving - chuyên gia về an ninh Châu Á - cho rằng “Việt Nam nắm giữ chìa khóa của cán cân quyền lực trong khu vực” và sẽ tiếp tục phát triển mối quan hệ tích cực với Mỹ.

Doanh nghiệp Mỹ chuyển dịch sang Việt Nam

Việt Nam nổi lên là một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Mỹ - theo Vietnam Briefing. Do chi phí lao động tăng, nhu cầu đa dạng hóa và chính phủ chuyển trọng tâm từ các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghệ cao, các doanh nghiệp Mỹ đã dần dần chuyển hoạt động sản xuất sang Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.

Do vị trí địa lý, mức lương thấp hơn, lao động có tay nghề cao, các Hiệp định Thương mại và kết nối khu vực, Việt Nam đã trở thành một trong những lựa chọn được ưa thích nhất đối với các nhà sản xuất Mỹ. Các công ty lớn của Mỹ như: Apple, Intel, Qualcomm, Universal Alloy Corporation (UAC), Nike và Key Tronic EMS đã chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam.

Tất cả những yếu tố này đã giúp gia tăng thương mại giữa cả hai nước kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đáng chú ý, thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ đã lập kỷ lục mới vào năm 2021, đạt hơn 111 tỉ USD, tăng gần 21 tỉ USD so với một năm trước đó. Con số này đã đưa Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai có kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 100 tỉ USD với Việt Nam. Lần đầu tiên vượt mốc 100 tỉ USD là một thành tựu lớn đối với cả hai quốc gia, nhất là trong bối cảnh đại dịch, cũng như sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và các hoạt động logistics. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, các ngành như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử, linh kiện, đồ gỗ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian tới với sự quy hoạch và đầu tư bài bản.

Cùng với việc tăng cường hợp tác thương mại, hai nước cũng bắt tay đầu tư, nghiên cứu, phát triển công nghệ cao, giao thông vận tải, giáo dục, viễn thông và năng lượng. Trong năm nay, Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ đã giành được hợp đồng cung cấp các gói thiết bị phát điện cho các nhà máy điện khí của Petro Vietnam.

Tập đoàn Cargill vận hành 12 nhà máy sử dụng khoảng 1.600 nhân viên trên khắp Việt Nam. Tương tự, Apple, Qualcomm, Nike Morgan Stanley, ACORN International, General Dynamics, Hue Capital LLC, Intel, Lockheed Martin International, Google và USTelecom vẫn duy trì hoạt động tại Việt Nam.

Ngọc Vân
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị doanh nghiệp Mỹ tích cực đầu tư vào chuyển đổi xanh tại Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các doanh nghiệp và doanh nhân Mỹ tích cực đầu tư vào chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Mỹ

Song Minh |

Mối quan hệ và liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại song phương, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.

Chủ tịch nước kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ tăng đầu tư vào Việt Nam

Khánh Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp các hiệp hội và lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia: AES, Thermo Fisher, Asia Group, Northwestern Medicine, Excelerate Energy, GE...

Thủ tướng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ

Hải Anh |

Ngày 4.9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Christopher Klein - Đại biện Đại sứ quán Mỹ và một số doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn có chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Đề nghị doanh nghiệp Mỹ tích cực đầu tư vào chuyển đổi xanh tại Việt Nam

Thanh Hà |

Bộ trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các doanh nghiệp và doanh nhân Mỹ tích cực đầu tư vào chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Mỹ

Song Minh |

Mối quan hệ và liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và Mỹ đã tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế và mở rộng quan hệ thương mại song phương, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.

Chủ tịch nước kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ tăng đầu tư vào Việt Nam

Khánh Minh |

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp các hiệp hội và lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia: AES, Thermo Fisher, Asia Group, Northwestern Medicine, Excelerate Energy, GE...

Thủ tướng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ

Hải Anh |

Ngày 4.9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Christopher Klein - Đại biện Đại sứ quán Mỹ và một số doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn có chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam.