Vì sao phải sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa?

QUÁCH DU |

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, có nhiều lý do cần phải sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa.

Như Báo Lao Động đã thông tin, ngày 30.7, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 565/NQ-HĐND về việc tán thành chủ trương nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa; thành lập các phường và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 -2025 của TP Thanh Hóa.

Theo Nghị quyết, nhập toàn bộ 82,87km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 101.000 người của huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa.

Sau khi sáp nhập, tên gọi của thành phố là TP Thanh Hóa, có hơn 228km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 615.000 người.

Bởi thực tế cho thấy, sau hơn 15 năm thực hiện Quy hoạch chung xây dựng TP Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; 12 năm điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính, quá trình xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đã bộc lộ những bất cập, hạn chế trong phát triển kinh tế, sự chật hẹp về không gian đô thị, dư địa đất đai, quy mô dân số, lao động hiện nay không đáp ứng được yêu cầu phát triển, dẫn đến phải mở rộng TP Thanh Hóa.

Tăng trưởng kinh tế của thành phố chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; kết nối hạ tầng giữa khu vực nội thành và ngoại thành, khu đô thị mới với khu đô thị cũ còn hạn chế, chưa đồng bộ, xuất hiện hiện tượng quá tải đô thị; mất cân đối giữa nội thành và ngoại thành, ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng đô thị; quỹ đất dự trữ để mở rộng và phát triển đô thị hạn chế, chưa đảm bảo được nhu cầu phát triển thành phố trong tương lai.

Ngoài ra, vai trò trung tâm cấp vùng của TP Thanh Hóa chưa tương xứng. Trong khi đó, đã xuất hiện nhiều yếu tố mới mang tính động lực phát triển cho thành phố như tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc (quy hoạch) là cơ sở để tính toán mở rộng không gian phát triển đô thị của TP Thanh Hóa về phía Tây.

Việc nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa phù hợp với văn hóa, lịch sử địa phương; là xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu quản lý đối với quá trình đô thị hóa, góp phần tinh gọn đầu mối tổ chức đơn vị hành chính.

Sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa mới sẽ có 47 đơn vị hành chính gồm 33 phường và 14 xã. Ảnh: Quách Du
Sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, thành phố Thanh Hóa mới sẽ có 47 đơn vị hành chính gồm 33 phường và 14 xã. Ảnh: Quách Du

Huyện Đông Sơn là địa phương có truyền thống lịch sử, cách mạng, có nhiều yếu tố động lực về giao thông, thuận lợi cho phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, đô thị, logistics...

Tuy nhiên hiện nay, huyện Đông Sơn chưa đảm bảo tiêu chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên theo quy định nên nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa là tiền đề mở rộng phạm vi quản lý của chính quyền đô thị, mở rộng không gian đô thị, xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa xứng tầm đô thị loại I, trở thành một đô thị thông minh và văn minh.

Được biết, sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa và sắp xếp đơn vị hành chính, TP Thanh Hóa mới sẽ có 47 đơn vị hành chính gồm 33 phường và 14 xã. Quá trình sáp nhập sẽ thực hiện trong cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

Ngày 1.8, thông tin về việc sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, việc sáp nhập nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển TP Thanh Hóa xứng tầm vị thế, vai trò của đô thị Thanh Hóa với tỉnh Thanh Hóa và Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

QUÁCH DU
TIN LIÊN QUAN

Sẽ sáp nhập 2 đơn vị hành chính cấp xã ở Tuyên Quang

Lan Nhi |

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) sẽ thành lập xã Hồng Sơn khi sáp nhập xã Hồng Lạc với xã Vân Sơn.

Đắk Lắk sáp nhập địa giới hành chính nhiều xã, phường

BẢO TRUNG |

Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã biểu quyết tán thành việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Vì sao lấy tên TP Thanh Hóa sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Theo UBND tỉnh, sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn, TP Thanh Hóa sẽ giữ tên gọi cũ.

Cận cảnh di tích An Lăng tại Huế sau khi trùng tu

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Di tích An Lăng (TP. Huế) thuộc quần thể di tích Cố đô Huế vừa chính thức mở cửa đón khách sau khi dùng 40 tỉ đồng trùng tu.

Lần đầu trải nghiệm khám đêm tại Bệnh viện Bạch Mai

Nhóm PV |

Từ 17h - 21h ngày 1.8, các y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại 22 phòng khám các chuyên khoa khác nhau, thăm khám đến những bệnh nhân cuối cùng.

Bài toán từ việc tu bổ Chùa Cầu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Phạm Huyền |

KTS Tôn Thất Liêm - chuyên gia kiến trúc đô thị (Hội Kiến trúc sư TPHCM) - chia sẻ với Lao Động về bài học từ dự án trùng tu Chùa Cầu ở TP Hội An, Quảng Nam.

Nhận định tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam tại SEA V.League 2024

NHÓM PV |

Lượt đi giải bóng chuyền SEA V.League 2024 sẽ diễn ra tại Vĩnh Phúc từ 2.8 đến 4.8. Góc nhìn thể thao số 174 có buổi trò chuyện với nhà báo Đặng Việt Cường để nhận định về giải đấu sắp tới.

Nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu trở lại

Lục Giang |

Thời gian gần đây, thị trường trái phiếu có dấu hiệu tăng nhiệt khi nhiều doanh nghiệp đã phát hành trở lại sau thời gian dài “vắng bóng”.

Sẽ sáp nhập 2 đơn vị hành chính cấp xã ở Tuyên Quang

Lan Nhi |

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) sẽ thành lập xã Hồng Sơn khi sáp nhập xã Hồng Lạc với xã Vân Sơn.

Đắk Lắk sáp nhập địa giới hành chính nhiều xã, phường

BẢO TRUNG |

Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã biểu quyết tán thành việc sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Vì sao lấy tên TP Thanh Hóa sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Theo UBND tỉnh, sau khi sáp nhập huyện Đông Sơn, TP Thanh Hóa sẽ giữ tên gọi cũ.