Về nơi định cư tộc người lang bạt khắp trời Tây Bắc

Thực hiện: THÔNG THIỆN - VIỆT CƯỜNG |

Trong tâm thức già nua của cụ Phùng Phí Mừ (96 tuổi, bản Phìn Khò, xã Bum Tở, huyện Mường Tè, Lai Châu) không thể nhớ được mình đã trải qua bao mùa đói, khi người La Hủ du canh du cư trên mênh mông đồi nương, ngọn núi giáp biên phía Bắc.

Nhưng những mùa no, mùa ấm gần đây thì cụ nhớ lắm. Cụ Mừ bảo: “Có mơ tôi cũng không tin nổi có ngày được ở trong ngôi nhà gỗ chắc chắn, được ăn cơm gạo trắng đến no bụng và được thấy lũ trẻ con cháu mình ê a đọc chữ vang khắp bản như bây giờ”.

Người dân vùng Tây Bắc gọi các tộc người La Hủ, Cống, Mảng ở hai huyện Mường Tè và Nậm Nhùn của tỉnh Lai Châu là những tộc “người lá vàng”. Cả nhà dựng lều, lợp lá và sống trong những túp lều ấy. Khi dựng lều cũng là lúc họ bắt đầu phát cây tra hạt. Cả nhà cùng vỡ đất làm rẫy, gieo ngô trên nương, trồng sắn trên rẫy. Họ ở lại một vùng đất đến khi lá trên mái lều úa vàng họ sẽ rời bỏ ngọn núi đó rồi đi đến một ngọn núi khác.

Cuộc du cư ấy kéo dài cho đến ngày tính rằng những mảnh nương đầu tiên đến kỳ thu hoạch thì quay về. Cũng từ tập quán dựng lều ở đến khi lá trên lều úa vàng thì cả gia đình lại đùm đề kéo nhau rời đi mà người La Hủ, Cống, Mảng còn có tên gọi khác là người “Xá lá vàng”.

Trải qua bao đời du cư, bước chân các tộc người Xá vàng lá rải khắp các ngọn núi, ngọn đồi, phát nương làm rẫy khắp trời Tây Bắc. Cho đến đầu những năm 2000, số dân các tộc người này rơi rụng như khoảnh lá vàng lợp trên các túp lều, đến mức báo động đỏ về giảm thiểu dân số.

Tháng 9.2011, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao 2011-2020”. Nhưng từ năm 2009, những người lính biên phòng ở Lai Châu đã âm thầm giữa rừng sâu biên giới, bền bỉ hồi sinh cho một trong bốn tộc người kể trên.

Từ đó, số phận tộc người La Hủ ở huyện Mường Tè sang trang mới. Sau hơn 6 năm thực hiện, Đề án của Chính phủ đã mang lại một không khí mới cho các bản làng người Mảng, La Hủ, Cống ở Lai Châu.

Toàn cảnh bản Nậm Pụng (xã Nậm Khao) với 100% dân tộc Cống sinh sống. Người Cống di dân lập bản mới tại địa điểm này vào năm 2014 từ chương trình Tái định cư thủy điện Lai Châu. Đến nay, bản Nậm Pụng cũng như 8 bản khác của xã Nậm Khao đã hoàn thiện hạ tầng, quy hoạch khai hoang được hơn 200ha lúa nước để bà con canh tác.
Người dân Cống ở bản Nậm Pụng (xã Nậm Khao) chuẩn bị lễ vật làm lễ cúng bản ở Bản tái định cư mới.
Đàn dê hơn 100 con của ông Cháng A Xé, dân tộc Cống ở xã Nậm Khao. Ông Xé cho biết, từ năm 2014, được Nhà nước hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp vốn để đầu tư chăn nuôi dê, bò, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Lớp học mầm non của trẻ em dân tộc Mảng ở bản Nậm Ló 1 (xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn) vào năm 2007. Ở thời điểm đó, toàn bộ hệ thống trường học ở xã Nậm Ban đều được dựng tạm bợ, lợp bằng tranh tre nứa lá.
Giờ thể dục của các em học sinh dân tộc Cống tại Trường Mầm non xã Nậm Khao. Trường Mầm non xã Nậm Khao được đầu tư hơn 5 tỉ đồng từ Dự án tái định cư thủy điện Lai Châu với những trang thiết bị dạy học hiện đại, đạt chuẩn quốc gia.
Bộ đội biên phòng xã Bum Tở giúp bà con dân tộc La Hủ gặt lúa nước.
Bộ đội biên phòng xã Bum Tở hướng dẫn bà con dân tộc La Hủ xã Bum Tở canh tác ngô lai cho năng suất cao.
Ông thầy mo Lò Văn Chờ, người thực hiện các nghi lễ chính trong lễ cúng bản Nậm Pụng (xã Nậm Khao) cho biết: “ Năm nay đời sống kinh tế của người Cống có nhiều cái mới nên trong bài cúng, tôi phải thêm nhiều lời khấn mới. Chẳng hạn như nuôi bò, nuôi dê thì thêm lời cầu xin thần linh xua đuổi dịch bệnh, trồng lúa nước thì khuyên phải siêng năng nhổ cỏ, đắp bờ”.
Cán bộ y tế xã Lê Quang Hiền khám sức khỏe định kỳ cho cụ bà Phùng Phí Mừ (96 tuổi) dân tộc La Hủ ở bản Phìn Khò, xã Bum Tở.
Phụ nữ dân tộc Cống trong trang phục truyền thống.
Thực hiện: THÔNG THIỆN - VIỆT CƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.