Truyền thông làm thay đổi nhận thức rút BHXH một lần

Hà Anh |

Để đảm bảo quyền lợi lâu dài, bền vững cho người lao động (NLĐ) trong bối cảnh số người nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, thì công tác truyền thông chính sách cần tiếp tục có những giải pháp cụ thể. Việc NLĐ khi rút BHXH một lần, số tiền thực tế sẽ thấp hơn nhiều so với số tiền đã tham gia đóng vào quỹ BHXH. Đồng thời sẽ mất đi cơ hội được hưởng lương hưu khi về già.

Truyền thông để thay đổi nhận thức

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam: Trong năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, ngành BHXH Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương đăng tải hơn 50.000 tin, bài, phóng sự... về chính sách BHXH, BHYT trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong có có hàng nghìn tin bài về BHXH một lần và những thiệt thòi khi NLĐ nhận BHXH một lần.

Trong bối cảnh số người nhận BHXH một lần có xu hướng tăng từ năm 2022 đến nay, nhằm đảm bảo quyền lợi lâu dài, bền vững cho NLĐ, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 932/BHXH-TT gửi BHXH 63 tỉnh, thành phố hướng dẫn về việc tăng cường, đẩy mạnh công tác truyền thông tới NLĐ về những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần.

Theo đó, toàn ngành BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, thành phố, quận, huyện) đã đẩy mạnh truyền thông chính sách nhằm hạn chế rút BHXH một lần, cụ thể: Truyền thông về quyền, lợi ích, giá trị nhân văn của các chính sách BHXH (đặc biệt là lợi ích của lương hưu và tấm thẻ BHYT được phát miễn phí để chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian được hưởng lương hưu cho NLĐ khi đủ tuổi về hưu); những thiệt thòi với NLĐ khi nhận BHXH một lần; các gương “người thật, việc thật” đã từng nhận BHXH một lần, nay có nguyện vọng được nộp lại tiền để được nhận lương hưu hằng tháng hoặc những người nghỉ hưu đang được nhận lương hưu hằng tháng để trang trải cuộc sống và có thẻ BHYT được cấp miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để chăm sóc sức khỏe…

Khi NLĐ đến rút BHXH một lần, cơ quan BHXH các cấp kiên trì tư vấn, phân tích những thiệt thòi khi rút BHXH một lần.

Triển khai đa dạng, linh hoạt các phương thức truyền thông nhằm tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của NLĐ như: Duy trì việc truyền thông, vận động trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH cấp tỉnh/huyện khi người dân đến làm thủ tục nhận BHXH một lần và Tổng đài chăm sóc khách hàng của ngành.

Thực tế tại bộ phận một cửa cho thấy: Mặc dù đã được cán bộ một cửa của cơ quan BHXH tư vấn kỹ, người dân cũng hiểu rõ về những quyền lợi khi tham gia BHXH cũng như những thiệt thòi khi nhận BHXH một lần nhưng do mất việc làm, quá khó khăn về kinh tế nên nhiều người dân, mặc dù không muốn nhưng buộc phải lựa chọn rút BHXH một lần, chỉ có một bộ phận người dân đồng ý bảo lưu thời gian tham gia BHXH.

Đa dạng hình thức truyền thông

Để đảm bảo quyền lợi lâu dài, bền vững cho NLĐ trong bối cảnh số người nhận BHXH một lần có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, BHXH Việt Nam đã yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác truyền thông sâu, rộng về ý nghĩa, giá trị của việc hưởng lương hưu hằng tháng.

Trong đó, chú trọng những nội dung như tiếp tục truyền thông khẳng định chính sách BHXH hiện tại và các phương án rút BHXH một lần trong dự thảo Luật BHXH sửa đổi đều nhằm mục đích là đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ; về những thiệt thòi khi NLĐ lựa chọn rút BHXH một lần; lợi ích, ý nghĩa, giá trị của việc nhận lương hưu hằng tháng và thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian được hưởng lương hưu; vận động, khuyến khích NLĐ chủ động bảo lưu thời gian đã đóng BHXH hoặc tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo quyền lợi an sinh lâu dài cho bản thân.

Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên môi trường internet, mạng xã hội và qua các phương tiện truyền thông của ngành để thông tin đến với người dân, đảm bảo từ sớm, từ xa.

Đồng thời, tăng cường hình thức truyền thông trực tiếp tại bộ phận “một cửa”, tại các hội nghị truyền thông, tư vấn, đối thoại… cho NLĐ.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội xin nghỉ hưởng lương hưu thế nào?

Minh Hương |

Bạn đọc Hoài Phương hỏi: Tôi là nữ, 58 tuổi nhưng không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm, đồng thời xin giám định sức khỏe suy giảm khả năng lao động 61% để xin hưởng chế độ lương hưu sớm được không?

Người lao động tính cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có lợi

Mạnh Cường |

Khi còn nhiều năm mới đến tuổi nghỉ hưu, nhiều lao động đã dùng tiền tích lũy gửi ngân hàng để lấy lãi. Sau đó, dùng số lãi này để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng hưởng lương hưu.

Người lao động có được đề nghị gộp sổ bảo hiểm xã hội nếu có 2 sổ trở lên?

Quế Chi |

Bạn đọc Minh Huyền (Thái Bình) hỏi: Tôi có 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), vậy có được đề nghị để cơ quan BHXH gộp sổ không?

Công ty phải chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động

Bảo Hân |

Bạn đọc Minh Nguyễn (Hải Dương) hỏi: Khi chấm dứt hợp đồng lao động, trách nhiệm của công ty đối với việc chốt sổ bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như thế nào?

Nghiên cứu tích hợp sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID để không chồng chéo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công an được giao chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Vừa qua, tại Hải Phòng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).

Trực tiếp kết quả ASIAD 19 ngày 29.9: Huy Hoàng vào chung kết 400m tự do nam

NHÓM PV |

Hôm nay (29.9), Đoàn Thể thao Việt Nam thi đấu ở 11 môn tại ASIAD 19 cùng hi vọng về những tấm huy chương tiếp theo.

Báo Lao Động và tỉnh Đồng Tháp hợp tác triển khai Chỉ thị của Thủ tướng về truyền thông chính sách

Tùng Linh |

Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 7/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội xin nghỉ hưởng lương hưu thế nào?

Minh Hương |

Bạn đọc Hoài Phương hỏi: Tôi là nữ, 58 tuổi nhưng không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm, đồng thời xin giám định sức khỏe suy giảm khả năng lao động 61% để xin hưởng chế độ lương hưu sớm được không?

Người lao động tính cách đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có lợi

Mạnh Cường |

Khi còn nhiều năm mới đến tuổi nghỉ hưu, nhiều lao động đã dùng tiền tích lũy gửi ngân hàng để lấy lãi. Sau đó, dùng số lãi này để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng hưởng lương hưu.

Người lao động có được đề nghị gộp sổ bảo hiểm xã hội nếu có 2 sổ trở lên?

Quế Chi |

Bạn đọc Minh Huyền (Thái Bình) hỏi: Tôi có 2 sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), vậy có được đề nghị để cơ quan BHXH gộp sổ không?

Công ty phải chốt sổ bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động

Bảo Hân |

Bạn đọc Minh Nguyễn (Hải Dương) hỏi: Khi chấm dứt hợp đồng lao động, trách nhiệm của công ty đối với việc chốt sổ bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như thế nào?

Nghiên cứu tích hợp sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID để không chồng chéo

PHẠM ĐÔNG |

Bộ Công an được giao chủ trì, làm việc với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giải pháp tích hợp tiện ích sổ bảo hiểm xã hội trên ứng dụng VNeID, bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo, lãng phí.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Vừa qua, tại Hải Phòng, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT).