Trường Sa trong tim thế hệ trẻ

Hữu Long |

Trường Sa, tiếng gọi thiêng liêng thôi thúc biết bao thế hệ cha anh đã dâng hiến cả tuổi thanh xuân, xương máu để bảo vệ. Nối tiếp truyền thống hào hùng của dân tộc, những người trẻ hôm nay tiếp tục giữ gìn phần máu thịt thiêng liêng của đất nước.

Chuyến đi khó quên

Biển Trường Sa những ngày tháng 5 đầy hiền hòa, rộng lượng chào đón những người con từ đất liền lần đầu ra thăm đảo xa. Khi đoàn công tác chúng tôi đặt chân lên đảo Sơn Ca, có vài thành viên lặng lẽ đến trước cột mốc chủ quyền, tay đặt lên ngực và khẽ hát vang quốc ca. Trong số những người này, tôi chú ý  anh là Phạm Trần Long - Phó Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ. Trên tay anh là một lá cờ đỏ sao vàng được xếp ngăn nắp trong một chiếc hộp nhỏ.

Trước chuyến đi thăm Trường Sa, anh Long được mấy đứa con ở nhà gửi lá cờ nhỏ mang theo để đóng dấu quốc huy ở các đảo nơi mình đặt chân đến. Theo lời chia sẻ của anh Long, sau khi đóng dấu quốc huy trên cờ tổ quốc, anh sẽ mang về tặng những đứa con của mình. Đó cũng là một kỷ vật ghi lại chuyến đi ý nghĩa của anh khi đến với Trường Sa năm ấy.

Mỗi người trong đoàn công tác đến với Trường Sa đều mang theo những món quà từ đất liền gửi đến các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo. Với đặc thù công việc, tôi quyết định mang theo những tờ Báo Lao Động trong đất liền ra làm quà cho các chiến sĩ trên đảo.

Thật bất ngờ, những món quà tinh thần ấy lại được các chiến sĩ trân trọng hết mực. Tôi còn nhớ nụ cười của chiến sĩ Đoàn Duy Lân (quê Thanh Hóa) khi cầm trên tay tờ Báo Lao Động hằng ngày. Thì ra, ngoài những thiếu thốn về nước ngọt, rau xanh trên đảo, các chiến sĩ ở Trường Sa ai cũng mong muốn bồi đắp thêm kiến thức thông qua báo chí, sách văn học, nghệ thuật.

“Thông thường các đoàn công tác ra đảo tặng nhiều đồ thiết yếu như hạt giống, rau xanh và cả nước ngọt. Riêng em quý nhất chính là những trang báo mới được xuất bản hằng ngày trong đó có Báo Lao Động. Mỗi lần rảnh rỗi, em và nhóm bạn lại chia nhau đọc báo để cập nhật các thông tin nóng hổi trong nước” - chiến sĩ Đoàn Duy Lân chia sẻ.

Tác giả chụp tại Nhà dàn DK 1/17 đóng tại khu vực bãi cạn Phúc Tần trên vùng biển phía Nam.
Tác giả chụp tại Nhà dàn DK 1/17 đóng tại khu vực bãi cạn Phúc Tần trên vùng biển phía Nam.

Thì ra, ước mơ của Lân chính là sau khi hoàn thành nhiệm vụ và trở về đất liền, em sẽ thi vào một trường đại học báo chí. Và nếu may mắn trở thành nhà báo, Lân bảo em sẽ quay trở lại Trường Sa – nơi em từng đóng quân, để có nhiều bài viết hay và ý nghĩa. Từ đó, giúp người dân trong và ngoài nước biết đến một Trường Sa hiền hòa.

Trong cuộc đời công tác, có lẽ khoảnh khắc ban đêm trên đảo Trường Sa lớn là một kỷ niệm chẳng bao giờ tôi quên. Đêm đó, tiếng gió biển hòa cùng khúc hát do lính đảo cất lên khiến bao người bồi hồi xao xuyến. Lính đảo Trường Sa nào đâu chỉ biết có nắng gió mà họ cũng lãng mạn không kém khi thể hiện những bản tình ca về tình yêu đất nước.

Lời hát “đây Trường Sa, kia Hoàng Sa quần đảo đứng hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng” được một chiến sĩ hát vang làm nhiều người rưng rưng nước mắt. Giữa muôn trùng sóng gió, có những người đã khóc khi nghe lời bài hát Nơi đảo xa. Họ đã khóc nhưng đó là những giọt nước mắt quá đỗi tự hào vì có những người lính đảo trong gian khổ luôn lạc quan, cùng nhau đoàn kết vượt khó khăn để hoàn thành xuất sắc  nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trường Sa không xa

Nhiều năm nay, quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1 đều đặn đón hàng trăm đoàn công tác từ đất liền ra thăm. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước với mong muốn, mỗi một người đến Trường Sa khi trở về sẽ trở thành đại sứ, giới thiệu cho bạn bè trong nước và thế giới về quần đảo tiền tiêu của Việt Nam.

Để đến được Trường Sa hôm nay đã không còn trắc trở, khó khăn như trước đây. Các đoàn công tác được bố trí di chuyển trên các tàu kiểm ngư thuộc Cục Kiểm Ngư – Tổng cục Thủy sản. Đây là những chiếc tàu hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á. Mỗi tàu kiểm ngư chứa hàng trăm hành khách và có thể di chuyển dài ngày trên biển mà không cần tiếp tế nhiên liệu, thực phẩm.

Tôi còn nhớ trong chuyến công tác vào năm 2018, thuyền trưởng tàu Kiểm ngư 491 Nguyễn Thanh Hải chia sẻ, nhiệm vụ chính của tàu kiềm ngư là kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên các vùng biển…

Việc xin các con dấu đóng vào lá cờ nhỏ được nhiều thành viên ra Trường Sa thực hiện.
Việc xin các con dấu đóng vào lá cờ nhỏ được nhiều thành viên ra Trường Sa thực hiện.

Trong các nhiệm vụ được thủ trưởng đơn vị phân công, có thể nói việc đưa đoàn công tác trong và ngoài nước đến gần hơn với Trường Sa là một nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng. Theo lời thuyền trưởng Nguyễn Thanh Hải, hành trình đưa đoàn công tác ra với Trường Sa thành công chỉ khi tất cả các thành viên trong đoàn an toàn khi trở về đất liền. Xa hơn nữa, qua mỗi chuyến đi, mọi thành viên trong đoàn công tác sẽ hiểu hơn về Trường Sa từ đó, cùng chung tay bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo dân tộc.

Trở về Trường Sa sau chuyến công tác năm ấy, chúng tôi mới thấy hết biển đảo nước ta rộng lớn và giàu đẹp đến nhường nào. Và để đánh dấu chuyến công tác ý nghĩa này, các thành viên trong đoàn đã tổ chức xuất bản một cuốn sách ghi lại những kỷ niệm, những hình ảnh về chiến sĩ, người dân trên đảo với cuộc sống hằng ngày và cả những khoảnh khắc căng mình trực chiến. Cuốn sách đặc biệt luôn được đặt trang trọng trong phòng làm việc của các thành viên trong đoàn và được mọi người nâng niu gìn giữ.

Còn với riêng tôi, trở về Trường Sa và không quên mang theo trái bàng vuông trên đảo Sơn Ca để làm quà tặng người thân và bạn bè. Những trái bàng vuông tượng trưng cho hình ảnh người lính hải quân Việt Nam với sức sống mãnh liệt, chịu sương gió nhưng bền chí một lòng bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Những kỷ vật Trường Sa

Nguyễn Phấn Đấu |

Tôi có thói quen mỗi khi đến nơi nào thiêng liêng trên đất nước mình, thường tìm một thứ gì đó đặc trưng của nơi ấy để đem về làm kỷ niệm. Tôi đã có cho mình một nắm đất phù sa ở Mũi Cà Mau, mấy hòn đá trên cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang, một đoạn trúc lấy từ Trúc Lâm - Yên Tử, bịch tỏi khô đem về từ đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi…

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Những kỷ vật Trường Sa

Nguyễn Phấn Đấu |

Tôi có thói quen mỗi khi đến nơi nào thiêng liêng trên đất nước mình, thường tìm một thứ gì đó đặc trưng của nơi ấy để đem về làm kỷ niệm. Tôi đã có cho mình một nắm đất phù sa ở Mũi Cà Mau, mấy hòn đá trên cao nguyên Đồng Văn - Hà Giang, một đoạn trúc lấy từ Trúc Lâm - Yên Tử, bịch tỏi khô đem về từ đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi…

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.