Trường Sa mãi gần

Khánh Hoà |

Mỗi lần có dịp đứng trước biển dù ở trong hay ngoài nước tôi đều vô thức nhớ tới Trường Sa, nhớ tới màu xanh thẳm của biển trời mà tôi thấy chẳng nơi nào đẹp bằng và nhớ hơn cả là những kỷ niệm, những tấm chân tình nơi biển đảo.

Đã hơn 6 năm kể từ ngày tôi cùng đoàn công tác số 11 lên con tàu huyền thoại 996 rời cảng Cát Lái để trải qua hành trình tới 10 điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 thuộc vùng biển thềm lục địa phía Nam Tổ quốc, nhưng tôi luôn có cảm giác như mọi thứ mới chỉ như ngày hôm qua.

Những hình ảnh, những dòng lưu bút của các thành viên đoàn công tác cũng như các chiến sĩ trên đảo vẫn còn tươi mới trong ký ức. Nhiều thành viên trong đoàn từng trêu là tôi “rất lãi” bởi không chỉ có một hành trình đầy ấn tượng và ý nghĩa mà còn tìm lại được người bạn cấp III sau mười mấy năm thất lạc. 

Chúng tôi từng là bạn cùng khoá ở hai lớp gần nhau, một chuyên Sinh, một chuyên Pháp trường cấp 3 Lê Hồng Phong, Nam Định. Dù không chơi thân nhưng cũng có không ít kỷ niệm để rồi bạn vào học quân y và chúng tôi mất liên lạc hơn 15 năm cho đến ngày tôi đặt chân lên đảo Phan Vinh A.

Ngày đó, khi tôi còn đang đi dạo trên đảo, một thành viên của đoàn công tác gọi điện báo tôi là “Có bạn học cùng khoá em trên đảo này”, tôi vội vàng tới trạm Y tế, nơi đại uý Trần Quang Dũng đang làm Trạm trưởng trạm quân y làm việc. Khi 8 mắt nhìn nhau (vì cả hai đều cận), chúng tôi có chút ngỡ ngàng và chỉ mất vài phút là các kỷ niệm thời cấp III ùa về như chưa từng có sự chia xa.

Bạn tôi lúc đó ra đảo được 5 tháng, dù đã quen với cuộc sống nơi đảo xa nhưng rất nhớ nhà. Bạn hào hứng chia sẻ với tôi về cuộc sống nơi đây, về các “bí kíp” tiết kiệm nước, về chu trình dùng nước không bỏ phí 1 giọt, về những câu chuyện thường ngày của người lính và không quên bày tỏ nỗi “thèm sách”, thèm âm nhạc khi trên đảo cái gì cũng thiếu.

Thời gian thấm thoắt trôi, chúng tôi chỉ có thể “ngồi buôn” trong hơn 30’ rồi bạn lại phải đi làm nhiệm vụ còn tôi sau đó cũng phải lên đường rời đảo tiếp tục hành trình. Chúng tôi chỉ kịp dành cho nhau một cái ôm thân ái cùng lời hẹn gặp lại trên đất liền.

Giờ đây, sau khi hết thời gian công tác tại đảo, Trung tá Trần Quang Dũng trở về làm bác sĩ tại viện Y học Cổ truyền Quân đội và hai gia đình chúng tôi ngày càng gắn bó, các F1 nhà chúng tôi cùng tuổi và cùng chơi với nhau. Thỉnh thoảng khi ngồi cafe cuối tuần, chúng tôi lại cùng nhớ về Trường Sa và Trường Sa chính là cầu nối là duyên phận đưa những người bạn gặp lại nhau.

Không chỉ “lãi” một người bạn, tôi còn “lãi” cả một gia đình lớn, một kho ký ức với bao kỷ niệm. Đoàn công tác số 11 chúng tôi dù mỗi người một nơi, một lĩnh vực công tác khác nhau nhưng vẫn luôn giữ liên lạc để mỗi khi có dịp lại tranh thủ ngồi ôn lại kỷ niệm xưa, động viên nhau cố gắng cũng như giữ mãi tinh thần của các chiến sĩ Trường Sa.

Tôi vẫn còn lưu giữ những bản tin trong chuyến công tác do tôi chắp bút và chị Trần Thị Việt Lê, khi đó là Trung úy Quân nhân chuyên nghiệp, kỹ thuật viên, Phòng Kỹ thuật, Lữ đoàn thông tin 29, Quân khu 9 (hiện là Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp, Kỹ thuật viên, Đại đội Thông tin, Trung đoàn không quân 917, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không, không quân) đọc vào mỗi buổi tối trong 10 ngày công tác. Đó là những bản tin ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin và cũng không thiếu cảm xúc về những điểm đảo đoàn công tác đi qua, về lịch trình trong ngày tiếp theo. Mỗi khi đọc lại những bản tin đó tôi dường như thấy mình trở lại boong tàu 996 với cảm xúc vui sướng pha lẫn hồi hộp trước và sau khi đến các điểm đảo.

Những hình ảnh về chuyến đi sau hơn 6 năm cũng vẫn vẹn nguyên và trở thành động lực cho tôi mỗi lúc khó khăn bởi mỗi khi nhìn lại tôi biết ngoài đảo xa các chiến sĩ ngày đêm vất vả bảo vệ chủ quyền biển đảo và những khó khăn hằng ngày của tôi trở nên nhỏ bé. Và tôi tự nhủ dù ở đâu cũng cần cố gắng phấn đấu cống hiến với tinh thần của các chiến sĩ Trường Sa...

Khánh Hoà
TIN LIÊN QUAN

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.

Những người mãi ở lại Trường Sa canh giữ biển trời Tổ quốc

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đó là những người anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam, những cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ở Trường Sa, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Người trẻ đến với Trường Sa

Tô Thế |

Ngày 4.5, hơn 200 đại biểu của Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2022 đã bắt đầu cuộc hành trình ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa.

Đi Trường Sa vẽ bộ đội mình

Thùy Ân |

“Thật sự, tôi không thể nhớ cụ thể mình đã ký họa, vẽ bao nhiêu tranh chủ đề anh bộ đội cụ Hồ, trong đó, đặc biệt là những người lính đảo Trường Sa. Mỗi người yêu nước theo cách của riêng mình. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, trách nhiệm - nghĩa vụ với Tổ quốc theo khả năng của mình, với tôi, đó là cầm cọ vẽ” - Hồ Minh Quân - “một trong những họa sĩ của biển đảo  Việt Nam” - chia sẻ với tôi.

Những người mãi ở lại Trường Sa canh giữ biển trời Tổ quốc

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Đó là những người anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam, những cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ở Trường Sa, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.