Tranh thủ thi công hồ chứa nước ở An Giang để thu lợi riêng

Nhóm PV |

An Giang - Bên cạnh việc chỉ tập trung tận thu khai thác khoáng sản khi thi công dự án nạo vét hồ Soài Chek và hồ Ô Thum (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), doanh nghiệp thi công còn kêu gọi hợp tác khai thác khoáng sản để thu lợi riêng dù dự án chưa được phép gia hạn.

Thi công hồ chậm tiến độ nhưng nhà hàng trái phép đã hoàn thành

Trong khi Hồ Soài Chek và hồ Ô Thum (ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) được đầu tư cả trăm tỉ đồng để tích trữ nước bị chậm tiến độ nhiều năm, thì một số công trình xây dựng trái phép lại mọc lên quanh hồ đã sớm hoàn thành và đưa vào khai thác.

Những ngày cuối tháng 5, khi đến tìm hiểu thực tế tại hồ tích trữ nước Ô Thum (ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), chúng tôi nhận thấy dự án đang "án binh bất động", chưa biết đến khi nào mới đưa vào hoạt động. Trái ngược với sự chậm tiến độ của công trình hồ Ô Thum, thì những công trình xây dựng trái phép quanh khu vực hồ lại sớm hoàn thành và đưa vào hoạt động.

Nhiều công trình nhà hàng, quán ăn trái phép mọc quanh hồ Ô Thum. Ảnh: PV
Nhiều công trình nhà hàng, quán ăn trái phép mọc quanh hồ Ô Thum. Ảnh: PV

Điển hình trong số này là Nhà hàng gà đồi Kiều Tiên với diện tích rộng lớn được xây kiên cố ngay cạnh lòng hồ Ô Thum. Ngoài nhà hàng này ra, tại khu vực hồ Ô Thum còn có một số nhà hàng, quán ăn khác được mọc trên đất lâm nghiệp trái phép nhưng chưa được cơ quan chức năng xử lý triệt để.

Trao đổi với PV Báo Lao Động về những công trình xây dựng trái phép này, ông Nguyễn Văn Văn - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn xác nhận, đây là những công trình xây dựng trái phép. Theo ông Văn, những công trình xây dựng trái phép tại hồ Ô Thum đã tồn tại trong thời gian qua và đã có chỉ đạo xử lý từ UBND huyện về những công trình này.

Chưa được gia hạn dự án nhưng vẫn kêu gọi hợp tác

Mặ
Mặc dù hồ Ô Thum chưa được gia hạn, nhưng đơn vị thi công vẫn kêu gọi hợp tác khai thác tiếp khoáng sản để thu lợi riêng. Ảnh: PV

Mặc dù chưa được chính quyền tỉnh An Giang gia hạn giấy phép nạo vét, cải tạo hồ Ô Thum, nhưng đơn vị thi công là Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Khai thác khoáng sản An Bình (Công ty An Bình) lại đi kêu gọi hợp tác khai thác khoáng sản có giá trị nhiều tỉ đồng nhằm thu lợi riêng.

Theo đó, đầu năm 2023, Công ty An Bình xin gia hạn khai thác, nạo vét hồ Ô Thum. Trong khi chờ UBND tỉnh An Giang phản hồi cho việc có được tiếp tục gia hạn giấy phép thi công hay không, thì đầu tháng 7.2023, ông Trần Quang Bình - Giám đốc Công ty An Bình lại ký kết với Công ty cổ phần đầu tư và phát triển M.E.F để giao khoán việc khai thác, nạo vét tại hồ Ô Thum với giá trị 10 tỉ đồng, thời gian thực hiện từ ngày 1.7.2023 đến ngày 1.4.2024.

Ngày 30.10.2023, UBND tỉnh An Giang có thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang - Nguyễn Thị Minh Thúy, không đồng ý cho phép công ty An Bình tiếp tục gia hạn nạo vét, khai thác lòng hồ Ô Thum. Tuy nhiên, sau đó ngày 22.11.2023, Công ty An Bình lại tiếp tục ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với bà T.T. K.A và bà H.T.T (An Giang) với mục tiêu là hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh khai thác khoáng sản khu vực nạo vét của dự án nâng cấp sức chứa hồ Ô Thum, trong đó bà A và bà T mỗi người góp vốn vào 4 tỉ đồng cho Công ty An Bình.

Sau khi ký kết hợp đồng, các cá nhân và doanh nghiệp nêu trên mới biết chính quyền tỉnh An Giang không đồng ý gia hạn cho Công ty An Bình tiếp tục thực hiện dự án nạo vét hồ Ô Thum nên đòi lại tiền. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại người đại diện của Công ty An Bình vẫn chưa trả lại tiền cho các cá nhân, tổ chức nêu trên.

Ngành nông nghiệp và du lịch bị ảnh hưởng

Nhà hàng gà đồi Kiều Tiên xây dựng trái phép trên hồ Ô Thum nhưng sớm được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Ảnh: PV
Nhà hàng gà đồi Kiều Tiên xây dựng trái phép trên hồ Ô Thum nhưng sớm được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Ảnh: PV

Việc đơn vị thi công thực hiện dự án nâng cấp sức chứa hồ Soài Chek và hồ Ô Thum chậm tiến độ và nhiều lần xin gia hạn đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, du lịch và ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực vùng Bảy Núi.

Dự án nâng cấp hồ Soài Chek, khu vực nạo vét thu hồi khoáng sản 22,4ha, đơn vị thi công được cấp quyền khai thác với trữ lượng 400.283m3 khoáng sản (cát và cao lanh).

Với dự án nâng cấp sức chứa hồ Ô Thum được giao cho đơn vị thi công là Công ty An Bình, tổng trữ lượng khoáng sản (cát và cao lanh) được khai thác là 371.962m3. Với đơn giá thị trường cát và cao lanh dao động từ 30.000 - 100.000 đồng/m3, đơn vị thi công là Công ty An Bình và Công ty TNHH Thương mại - xuất nhập khẩu Hải Đến có thể thu lợi nhiều tỉ đồng.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Văn - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tri Tôn (được UBND huyện Tri Tôn giao quyền phát ngôn) - cho biết, việc hồ Ô Thum và hồ Soài Chek chậm đưa vào hoạt động đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh tế du lịch và đời sống của người dân trong vùng.

Theo ông Văn, việc chậm triển khai dự án xây dựng hồ Soài Chek và hồ Ô Thum đã ảnh hưởng đến việc sản xuất, canh tác của hơn 700ha đất nông nghiệp xung quanh khu vực 2 hồ này.

"Không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp mà còn đến cả du lịch, bởi An Giang là khu vực duy nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long có 7 ngọn núi, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Việc hồ Ô Thum và hồ Soài Chek không có nước đã ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch, bởi khi hồ có nước thì không khí mới mát mẻ, thu hút được người dân và du khách đến tham quan" - ông Văn chia sẻ.

Ông Văn cũng cho biết thêm thông tin, khu vực vùng Bảy Núi, trong đó có huyện Tri Tôn là huyện có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Đây là khu vực thường thiếu nước vào mùa khô, nên việc sớm hoàn thành và đưa vào khai thác các hồ chứa nước đã triển khai xây dựng luôn được UBND huyện Tri Tôn ưu tiên hàng đầu.

"Hiện UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra dự án Ô Thum và hồ Soài Chek. UBND Huyện đang chờ kết luận và chỉ đạo từ UBND tỉnh, để có hướng giải quyết và sớm đưa hồ vào tích nước trong mùa mưa tới" - ông Văn nói.

Người dân vùng Bảy Núi (Tri Tôn, An Giang) đang quan tâm đến khi nào
Người dân vùng Bảy Núi (Tri Tôn, An Giang) đang quan tâm đến khi nào trữ nước Ô Thum mới đưa vào hoạt động. Ảnh: PV
Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường ở An Giang

Trần Hậu |

Sau khi khởi tố 2 cán bộ trong lĩnh vực đất đai, Công an tỉnh An Giang tiếp tục khởi tố nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường TP Long Xuyên.

Đại gia cát ở An Giang bị tuyên 3 năm tù về 2 tội trốn thuế và rửa tiền

Thanh Mai |

Sau 3 ngày xét xử, Ngô Phú Cường - “đại gia cát” ở An Giang bị tuyên phạt 3 năm tù cho 2 tội danh “Trốn thuế” và “Rửa tiền”.

Bắt tạm giam nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án ở tỉnh An Giang

Thanh Mai |

Ông Nguyễn Văn Du - nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang bị khởi tố, bắt tạm giam.

“Đại gia cát” ở An Giang ra tòa với 2 tội danh trốn thuế và rửa tiền

Thanh Mai |

Sau thời gian tạm hoãn, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đưa ra xét xử sơ thẩm tội danh "trốn thuế" và "rửa tiền" đối với Ngô Phú Cường - “đại gia cát” ở An Giang.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường ở An Giang

Trần Hậu |

Sau khi khởi tố 2 cán bộ trong lĩnh vực đất đai, Công an tỉnh An Giang tiếp tục khởi tố nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường TP Long Xuyên.

Đại gia cát ở An Giang bị tuyên 3 năm tù về 2 tội trốn thuế và rửa tiền

Thanh Mai |

Sau 3 ngày xét xử, Ngô Phú Cường - “đại gia cát” ở An Giang bị tuyên phạt 3 năm tù cho 2 tội danh “Trốn thuế” và “Rửa tiền”.

Bắt tạm giam nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án ở tỉnh An Giang

Thanh Mai |

Ông Nguyễn Văn Du - nguyên Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh An Giang bị khởi tố, bắt tạm giam.

“Đại gia cát” ở An Giang ra tòa với 2 tội danh trốn thuế và rửa tiền

Thanh Mai |

Sau thời gian tạm hoãn, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đưa ra xét xử sơ thẩm tội danh "trốn thuế" và "rửa tiền" đối với Ngô Phú Cường - “đại gia cát” ở An Giang.