TPHCM giải bài toán xây 200km metro

Minh Quân |

Theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị, đến năm 2035, TPHCM phải hoàn thành hơn 200km đường sắt đô thị (metro) - tức còn khoảng 11 năm thực hiện. Trong bối cảnh tuyến Metro số 1 hơn 10 năm chưa về đích, tuyến Metro số 2 đã nhiều lần xin gia hạn, TPHCM cần những cơ chế mới, cách làm mới để hiện thực hóa “giấc mơ 200km metro”.

Tư duy, cách làm mới

Để thực hiện nhiệm vụ xây 200km metro đến năm 2035, TPHCM đã thành lập Tổ tư vấn và nghiên cứu đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị. Dự kiến, trong quý I năm nay, đề án sẽ được hoàn thiện để trình Trung ương.

Theo ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Phụ trách Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM, mục tiêu thực hiện 200km metro đến năm 2035 là hoàn toàn khả thi nếu tiếp cận theo tư duy mới, cách đi mới thực sự đột phá trên cơ sở những bài học kinh nghiệm bất thành trong nước và trên thế giới, cũng như được thực hiện trên một khung pháp lý mới.

Dự thảo đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị, TPHCM đề xuất một số cơ chế đặc thù để hiện thực hóa mục tiêu trên. Theo đó, cho phép TPHCM thực hiện thu hồi đất dự án tổng thể toàn hệ thống đường sắt đô thị và dự án phát triển đô thị vùng phụ cận các nhà ga để thực hiện mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng) ngay sau khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội quyết định.

Đồng thời, TPHCM được đấu giá quyền sử dụng đất với mục đích phát triển dự án khu đô thị TOD theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 và sử dụng toàn bộ số tiền thu được đầu tư trực tiếp cho dự án đường sắt đô thị. Dự kiến, TPHCM có thể thu được 40 tỉ USD từ nguồn này và một phần sẽ dùng để đầu tư cho metro.

Thành phố cũng kiến nghị Trung ương cho phép phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình hoặc các hình thức huy động vốn không phụ thuộc vào hạn mức trần nợ công... để đầu tư mạng lưới metro.

Với các giải pháp trên, lãnh đạo Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM cho rằng, sẽ giúp TPHCM hoàn thành mục tiêu và tiết kiệm hàng tỉ USD so với cách làm hiện nay.

Sau gần 12 năm xây dựng, Metro số 1 dự kiến chạy thương mại vào tháng 7.2024. Ảnh: Anh Tú
Sau gần 12 năm xây dựng, Metro số 1 dự kiến chạy thương mại vào tháng 7.2024. Ảnh: Anh Tú

TPHCM không xin tiền mà xin cơ chế làm metro

Theo Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn - chuyên gia về quy hoạch đô thị, có 3 nguyên nhân dẫn đến dự án chậm trễ của các dự án đường sắt đô thị tại TPHCM là: Công tác đền bù giải tỏa tiến hành chưa tốt; ngân sách không được chuẩn bị đầy đủ; cách làm còn theo tư duy ngân sách rót đến đâu thì làm đến đó.

Từ đó, ông Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, TPHCM cần có tư duy đột phá và khác cách làm hiện nay là cần có tổ hợp đa ngành với nhiều vấn đề nằm ngoài tầm của Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM như quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng... Do đó, thành phố cần thành lập tập đoàn đường sắt đô thị và TOD. Tập đoàn này như một công ty cổ phần, các sở, ban, ngành là những cổ đông đầu tiên, UBND TPHCM là nhạc trưởng, có cổ phần cao nhất trong tập đoàn, điều phối nhịp nhàng các sở, ngành.

Ngoài ra, TPHCM nên có một ban thực hiện dự án TOD vì Nghị quyết 98 đã trao quyền và Trung ương ủng hộ thành phố thực hiện cách làm này.

Từng có kinh nghiệm tham gia thực hiện mô hình TOD ở các quốc gia khác, ông Ngô Viết Nam Sơn khuyến cáo TPHCM cần phải cẩn trọng trong đánh giá khả năng thu hồi vốn. Bởi huy động nguồn lực thực hiện dự án rất lớn nhưng không phải dự án đi đến đâu thì có mặt bằng, dân cư đô thị đến đó, mà phát triển TOD phải cần thời gian dài. Nguyên tắc phát triển một tuyến hạ tầng từ thu hồi đất, đấu giá đất đến thu hồi vốn về ngân sách mất rất nhiều năm.
“Khi dự án metro hoàn thành đưa vào sử dụng thì cũng mới đi được 1/4 chặng đường, còn lại là các vấn đề về phát triển hệ thống giao thông kết nối, thương mại, thu hút người dân, doanh nghiệp đến sinh sống, sản xuất kinh doanh thì mới mang lại lợi ích từ TOD. Nếu TPHCM hoàn thành dự án Metro số 1, có bộ khung ổn định thì tất cả những tuyến còn lại cùng phát triển theo khung đó sẽ rất thuận tiện” - ông Ngô Viết Nam Sơn phân tích.

Qua tính toán, TPHCM cần hơn 25 tỉ USD để xây 200km metro.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, TPHCM không xin ngân sách Trung ương làm metro mà chỉ xin cơ chế tài chính để thành phố thực hiện. Theo ông Phan Văn Mãi, chỉ riêng đầu tư công năm 2024 của TPHCM đã gần 4 tỉ USD. Các năm trước, vốn dành cho các công trình giao thông chiếm đến 70%. Do đó, mỗi năm TPHCM bỏ ra một vài tỉ USD cho công trình trọng điểm là metro không phải quá nặng với ngân sách thành phố.

Minh Quân
TIN LIÊN QUAN

TPHCM mời thầu cung cấp dịch vụ 17 tuyến xe buýt kết nối tuyến Metro số 1

Huyền Trân |

TPHCM - Ngày 19.2, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TPHCM cho biết đã triển khai mời thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên các tuyến xe buýt kết nối tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên).

Đề xuất thành lập tập đoàn để làm 200km metro ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiệm vụ xây 200km đường sắt đô thị (metro) đến năm 2035 tại TPHCM được cho là rất khó khăn, nếu nhìn vào tuyến Metro số 1 chỉ 20km nhưng làm mất 17 năm. Do đó, chuyên gia cho rằng TPHCM cần có cách làm mới, trong đó cần thiết thành lập tập đoàn phát triển đường sắt đô thị.

Trên công trường ga ngầm Metro Nhổn - Ga Hà Nội ngày mùng 3 Tết

Thế Kỷ |

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, trên công trường ga ngầm S12 (tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội), nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân đang bám trụ, nỗ lực làm việc, liên tục tăng ca, trước yêu cầu bám sát tiến độ của Dự án.

Cảnh báo lừa đảo khi tham gia làm cộng tác viên online

An Châu |

Các đối tượng thông qua các ứng dụng Zalo, Telegram hoặc gọi điện mời chào tham gia làm cộng tác viên online bán hàng trên các trang thương mại điện tử giả mạo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng gia tăng.

Chi 250 tỉ đồng để Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch

Thùy Trang |

Song song với dự án nạo vét Âu thuyền, từ năm 2024 Cảng cá Thọ Quang sẽ được TP Đà Nẵng cải tạo, nâng cấp với nguồn kinh phí 250 tỉ đồng. Lãnh đạo thành phố kỳ vọng 2 dự án sẽ giúp xử lý ô nhiễm và xây dựng Cảng cá Thọ Quang thành cảng cá du lịch.

Mối lo ngại đằng sau những diễn viên deepfake trên phim Hàn

An Nhiên |

Gần đây, nhiều nhà sản xuất tại Hàn Quốc gây chú ý về việc sử dụng deepfake (công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo - AI - lấy hình ảnh, giọng nói của một người ghép vào video của người khác) để tăng tính hoàn thiện cho bộ phim.

Trăn trở với đề xuất đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc

Anh Thư |

Dù làm việc trong môi trường “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu”, không có hóa chất độc hại, nhưng công việc của một giáo viên mầm non phải chịu áp lực rất cao.

Lửa nhanh chóng bùng phát, lan rộng tại Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm

Mai Hương |

Chiều 25.2, một vụ cháy đã xảy ra tại Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Lửa lan nhanh, bao phủ khu vực.

TPHCM mời thầu cung cấp dịch vụ 17 tuyến xe buýt kết nối tuyến Metro số 1

Huyền Trân |

TPHCM - Ngày 19.2, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TPHCM cho biết đã triển khai mời thầu lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên các tuyến xe buýt kết nối tuyến đường sắt đô thị số 1 (tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên).

Đề xuất thành lập tập đoàn để làm 200km metro ở TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM – Nhiệm vụ xây 200km đường sắt đô thị (metro) đến năm 2035 tại TPHCM được cho là rất khó khăn, nếu nhìn vào tuyến Metro số 1 chỉ 20km nhưng làm mất 17 năm. Do đó, chuyên gia cho rằng TPHCM cần có cách làm mới, trong đó cần thiết thành lập tập đoàn phát triển đường sắt đô thị.

Trên công trường ga ngầm Metro Nhổn - Ga Hà Nội ngày mùng 3 Tết

Thế Kỷ |

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, trên công trường ga ngầm S12 (tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội), nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân đang bám trụ, nỗ lực làm việc, liên tục tăng ca, trước yêu cầu bám sát tiến độ của Dự án.