Tỉ lệ lao động qua đào tạo thấp, ĐBSCL đang dần tụt hậu

Đạt Phan |

Vòng xoáy đi xuống về nguồn nhân lực vẫn đang tiếp diễn; tỉ lệ lao động qua đào tạo của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ đạt 15%, thấp hơn Tây Nguyên (17%) và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%); các nút thắt thể chế đang làm cản trở phát triển kinh tế vùng... là các vấn đề cần nhận diện và tháo gỡ được đưa ra tại Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023 do VCCI công bố vào ngày 12.12 tại Cần Thơ.

Giàu tiềm năng nhưng lại đang tụt hậu

Theo báo cáo, trước ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thế giới, khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm thì với mức tăng trưởng 8%, Việt Nam là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự suy giảm sức cầu cả trong và ngoài nước khiến tăng trưởng của Việt Nam trong 9 tháng 2023 chỉ đạt 4,2% so với cùng kỳ.

Tương tự như cả nước, kinh tế vùng ĐBSCL phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 nhưng chậm hẳn lại trong năm 2023. Đóng góp cho sự tăng trưởng ấn tượng trong năm 2022 là sự hồi phục mạnh mẽ của khu vực công nghiệp và dịch vụ với mức tăng trưởng năm 2022 đạt 11%. Đồng thời, ngành nông nghiệp vẫn duy trì được mức tăng trường ổn định so với giai đoạn trước.

Vòng xoáy đi xuống về nguồn nhân lực vẫn đang tiếp diễn ở ĐBSCL. Sau hai năm đại dịch với dân số tăng mạnh do lao động hồi hương, đến năm 2022, tình hình dân số vùng ĐBSCL quay về xu hướng trước đó khi người lao động bắt đầu quay trở lại vùng Đông nam bộ.

Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2022, dân số của ĐBSCL chỉ tăng khoảng 10.000 người. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của ĐBSCL (0,55 phần nghìn) cũng thấp nhất trong số các vùng và thấp hơn hẳn so với mức trung bình của cả nước (9,7 phần nghìn). Kết hợp với mức độ già hóa dân số cao nhất nước, ĐBSCL sẽ nhanh chóng mất đi trạng thái dân số vàng chỉ trong vài năm tới.

Bên cạnh đó là chất lượng lao động, thể hiện qua tỉ lệ lao động qua đào tạo, của ĐBSCL tuy có cải thiện song vẫn luôn là một quan ngại lớn. Trong năm 2022, tỉ lệ này tại ĐBSCL chỉ đạt 15%, thấp hơn Tây Nguyên (17%) và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%). Số lượng và chất lượng lao động thấp đã làm suy giảm đáng kể tính cạnh tranh của Vùng.

Nông nghiệp giữa vai trò quan trọng nhưng lại không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế vùng ĐBSCL. Ảnh: Nguyên Anh
Nông nghiệp giữa vai trò quan trọng nhưng lại không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế vùng ĐBSCL. Ảnh: Nguyên Anh

Tuy nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất trong GRDP của Vùng nhưng lại không phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế Vùng. Ngành này hiện tạo ra 34% GRDP của Vùng, được đầu tư lớn thứ hai (khoảng 32 nghìn tỉ đồng mỗi năm) nhưng chỉ đạt tốc độ tăng trưởng dưới mức trung vị (3%).

Báo cáo chỉ ra rằng, ĐBSCL là vùng đất giàu tiềm năng nhưng lại đang tụt hậu so với đà tăng trưởng kinh tế của cả nước. Hai thập niên trước, ĐBSCL còn đóng góp khoảng 16% GDP của cả nước thì đến nay, tỉ trọng này chỉ còn 12%.

Nhận diện điểm nghẽn

Từ những nghiên cứu trước, báo cáo năm 2023 xác định thể chế, quản trị, và liên kết vùng là nội dung then chốt, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ĐBSCL trong hiện tại và dài hạn.

Theo Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh - Giám đốc Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, liên kết vùng không chỉ là sự hợp tác để tạo lợi thế, khai thác tối đa tiềm lực kinh tế giữa các địa phương trong vùng, giữa ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh, mà đó còn là cơ sở để tiến tới thực hiện nhất quán các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước.

Lãnh đạo các địa phương ĐBSCL, các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023. Ảnh: Đạt Phan
Lãnh đạo các địa phương ĐBSCL, các chuyên gia, doanh nghiệp tham dự lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2023. Ảnh: Đạt Phan

Quá trình nghiên cứu cho thấy, 6 nhóm nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các thách thức hiện nay ở ĐBSCL, bao gồm: điều kiện tự nhiên; công nghệ; vốn nhân lực; kết cấu hạ tầng; môi trường đầu tư – kinh doanh; và cơ chế quản trị - hợp tác - liên kết vùng. Các nguyên nhân trực tiếp này lại là kết quả của nhiều thể chế, chính sách, và các quá trình kinh tế đan xen được tạo thành từ những nguyên nhân thể chế có tính nền tảng. Như vậy các nút thắt thể chế đang làm cản trở phát triển kinh tế vùng trong hiện tại và nếu không được điều chỉnh, cả trong dài hạn thì Vùng sẽ khó phát triển nhanh và bền vững.

Theo ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc VCCI khu vực ĐBSCL, báo cáo năm nay ra mắt trong bối cảnh các tỉnh ĐBSCL vừa hoàn thành quy hoạch cấp tỉnh, cần một cơ chế thực thi, giải quyết các trở ngại trong quá trình triển khai quy hoạch của từng địa phương, đồng thời Vùng cần cơ chế hợp tác giữa các tỉnh để khai thác các nguồn lực một cách hiệu quả, phát triển kinh tế xã hội theo đúng hướng quy hoạch tích hợp đã được Thủ tướng phê duyệt. Có như thế, ĐBSCL mới có thể thành “điểm sáng” trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội theo mục tiêu đề ra của Nghị quyết 13-NQ-TW đề ra.

Đạt Phan
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ công bố quy hoạch, đến năm 2030 là trung tâm tăng trưởng của ĐBSCL

Đạt Phan |

Đến năm 2030, TP Cần Thơ sẽ là trung tâm tăng trưởng của vùng ĐBSCL; thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô...

Thủ tướng lưu ý 3 vấn đề khó khăn của vùng ĐBSCL và tỉnh Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ngày 9.12, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Cà Mau. Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tháo gỡ điểm nghẽn, phát triển Cần Thơ thành trung tâm logistics vùng ĐBSCL

YẾN PHƯƠNG |

Trước thực trạng hoạt động logistics tại TP Cần Thơ và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn nhiều điểm nghẽn hiện nay, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã chỉ ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện đồng bộ để phát triển Cần Thơ thành trung tâm logistics vùng ĐBSCL.

Cựu Chủ tịch Khánh Hòa nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án 5 ngày

Hữu Long |

Khánh Hòa - HĐXX đã tuyên bố nghị án và sẽ tuyên sau 5 ngày tới. Được nói lời sau cùng, cựu Chủ tịch tỉnh trăn trở, suy nghĩ về những việc bản thân đã làm.

Lần đầu tiên, hàng chục KOLs và KOCs đồng loạt quảng bá chợ Bến Thành

Ngọc Lê - Thanh Chân |

TPHCM - Đến từng sạp hàng, giới thiệu từng sản phẩm, trò chuyện với từng tiểu thương là những hoạt động của hàng chục KOLs (người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội) và KOCs (người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường) để giới thiệu với du khách và người tiêu dùng về các món ăn đặc sản, các gian hàng vải, áo dài truyền thống,... tại chợ Bến Thành (Quận 1).

HLV Gong Oh-kyun thoát án phạt bổ sung, câu lạc bộ Bình Định bị phạt nặng

AN NGUYÊN |

Ngày 13.12, Ban Kỷ luật Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã ra quyết định xử phạt các cá nhân, tập thể của câu lạc bộ Bình Định, Thanh Hoá và Công an Hà Nội sau vòng 5 V.League 2023-2024.

Trên đại công trường xây dựng sân vận động lớn nhất Thái Nguyên

Nguyễn Tùng |

Sau hơn 1 năm khởi công, sân vận động lớn nhất Thái Nguyên được thiết kế theo tiêu chuẩn sân bóng quốc tế với quy mô 22.000 chỗ ngồi đang dần hình thành.

Công nhân mất việc ngày cuối năm với nỗi lo mất Tết

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Với người lao động, bị mất việc vào thời điểm năm hết, Tết đến là sự khó khăn không gì đong đếm được. Mất việc, gánh nặng cơm áo càng nặng trĩu hơn.

Cần Thơ công bố quy hoạch, đến năm 2030 là trung tâm tăng trưởng của ĐBSCL

Đạt Phan |

Đến năm 2030, TP Cần Thơ sẽ là trung tâm tăng trưởng của vùng ĐBSCL; thành phố sinh thái, văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc văn hóa xứ Tây Đô...

Thủ tướng lưu ý 3 vấn đề khó khăn của vùng ĐBSCL và tỉnh Cà Mau

NHẬT HỒ |

Cà Mau - Ngày 9.12, tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Cà Mau. Hội nghị có sự tham dự và chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Tháo gỡ điểm nghẽn, phát triển Cần Thơ thành trung tâm logistics vùng ĐBSCL

YẾN PHƯƠNG |

Trước thực trạng hoạt động logistics tại TP Cần Thơ và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) còn nhiều điểm nghẽn hiện nay, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ đã chỉ ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện đồng bộ để phát triển Cần Thơ thành trung tâm logistics vùng ĐBSCL.