Thuốc thuộc danh mục đấu thầu không thiếu, đảm bảo cung ứng

Lệ Hà |

Đối với các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia có kết quả trúng thầu đến nay không xảy ra tình trạng thiếu thuốc, đảm bảo cung ứng đầy đủ tới các cơ sở y tế.

Thời gian qua, nhiều cơ sở y tế trong cả nước "than" thiếu thuốc điều trị. Một số thông tin cho rằng, việc các cơ sở y tế trên toàn quốc hiện nay thiếu thuốc một phần do nguyên nhân Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia chậm có kết quả đấu thầu tập trung và đàm phán giá?

Tuy nhiên, ngày 27.10, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia thông tin, đấu thầu tập trung quốc gia phần lớn (88/106 thuốc) đã có kết quả từ ngày 03.8.2022 và có hiệu lực thực hiện từ ngày 01.9.2022 đến hết ngày 31.8.2024. Như vậy, kết quả đã được thực hiện hơn 1 năm và thời gian thực hiện còn gần 1 năm. Hơn nữa, Trung tâm chỉ tổ chức đấu thầu đối với các thuốc generic nhóm 1, nhóm 2 của 32 hoạt chất trong tổng số 1.226 hoạt chất thuộc danh mục thuốc đấu thầu. Vì vậy, phần lớn nhu cầu các thuốc phục vụ công tác điều trị được thực hiện bởi đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc do cơ sở y tế tự tổ chức đấu thầu.

Đối với các thuốc đàm phán giá, đã có kết quả trúng thầu 64 thuốc biệt dược gốc được công bố 4 đợt và hiệu lực thực hiện thỏa thuận khung đợt 1 từ ngày 15.11.2022 đến ngày 14.11.2024, đợt 4 từ ngày 17.4.2023 đến ngày 16.4.2025. Đàm phán giá là một hình thức đấu thầu có quy trình phức tạp, gặp rất nhiều khó khăn, không có quy định về thời gian phải công bố kết quả.

Đồng thời, số lượng thuốc thuộc danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá rất lớn gồm 701 thuốc nên Trung tâm xây dựng kế hoạch và lộ trình phù hợp với điều kiện về thời gian của Hội đồng Đàm phán giá và số lượng nhân lực của cán bộ thực hiện công tác đàm phán giá.

Trong thời gian chưa có kết quả đấu thầu tập trung quốc gia và đàm phán giá được công bố, các cơ sở y tế được tổ chức đấu thầu đảm bảo cung ứng thuốc cho nhu cầu điều trị theo quy định tại Điều 18 Thông tư 15/2019/TT-BYT. Trung tâm luôn có văn bản thông báo về tiến độ công tác mua sắm tập trung và đề nghị các cơ sở y tế chủ động mua sắm thuốc phục vụ cho công tác khám, chữa bệnh.

Cũng theo thông tin từ Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia, hiện các nhà thầu cơ bản đáp ứng tiến độ cung ứng tới các cơ sở y tế trên cả nước. Một số trường hợp nhà thầu không cung ứng thuốc do cơ sở y tế chưa thực hiện việc thanh toán với các nhà thầu theo hợp đồng đã ký kết, Trung tâm có văn bản đề nghị các cơ sở y tế nghiêm túc thực hiện theo nội dung Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên.

Đối với một số thuốc nhập khẩu cung ứng chậm do thiếu nguyên liệu trên toàn cầu bởi ảnh hưởng hậu dịch COVID-19 hoặc chưa được Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) xét duyệt đơn hàng nhập khẩu thuốc kiểm soát đặc biệt, Trung tâm đã yêu cầu nhà thầu tài trợ thuốc có tiêu chí kỹ thuật tương đương cho các cơ sở y tế trong thời gian chưa cung ứng được thuốc trúng thầu.

Đối với các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia có kết quả trúng thầu đến nay không xảy ra tình trạng thiếu thuốc, đảm bảo cung ứng đầy đủ tới các cơ sở y tế.

Tình hình sử dụng các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp Quốc gia đến nay tương đối thấp, cụ thể theo số liệu được cập nhật về giá trị thực hiện từ ngày 01.9.2022 đến hết ngày 30.6.2023 (thời gian thực hiện 10/24 tháng) của từng gói thầu, cụ thể như sau:

+ Gói 1 (Miền Bắc): đạt 24,0% (519,5 tỉ đồng/2.162,3 tỉ đồng);

+ Gói 2 (Miền Trung): đạt 18,6 % (233,1 tỉ đồng/ 1.256,4 tỉ đồng);

+ Gói 3 (Miền Nam): đạt 19,0 % (562,9 tỉ đồng/ 2.962,9 tỉ đồng);

Nguyên nhân chủ yếu các cơ sở y tế có báo cáo lại do thời điểm dự trù thuốc diễn ra trước dịch COVID-19 nên việc sử dụng thuốc, mô hình bệnh tật, số lượng bệnh nhân cơ bản có sự thay đổi sau đại dịch.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Với quan điểm luôn đặt quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) lên hàng đầu, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT.

Nhân dân cần thuốc chữa bệnh, không cần người có tội

Hoàng Văn Minh |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) nói: “Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân”.

Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân

Thùy Linh (thực hiện) |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trên cả nước, thậm chí ở bệnh viện tuyến trung ương đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) bên hành lang Quốc hội sáng 24.10.

Không xin được chuyển tuyến, bệnh nhân tự bỏ tiền túi lên Thủ đô khám bệnh

Mạnh Cường |

Nằm viện 5 ngày nhưng bệnh tình của con không thuyên giảm, xin chuyển tuyến trên không được, anh Nguyễn Cường (28 tuổi, Nam Định) đã tự xin xuất viện đưa con lên Hà Nội để khám, điều trị.

Tin 20h: Công ty bảo hiểm nêu lý do không bồi thường bảo hiểm xe máy

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 28.10.2023: Cho rằng dân lười đi khiếu nại, công ty bảo hiểm nhận về nhiều phản ứng; Đại biểu Quốc hội: Thi tốt nghiệp THPT bao nhiêu môn không quá quan trọng; Vành đai 3 TPHCM khởi công rầm rộ, thi công ì ạch; Tạt sơn đòi nợ nghi liên quan đá gà qua mạng; Lý do dự án Bệnh viện 1.500 giường lại trễ hẹn, tường rào đổ sập;...

Chưa thực hiện rào chắn, tổ chức lại giao thông trên đường Trần Hưng Đạo

Tô Thế |

Ghi nhận trên đường Trần Hưng Đạo ngày 28.10, đơn vị thi công ga ngầm S12 thuộc tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội chưa thực hiện rào chắn theo phương án mới.

Đau lòng cảnh bệnh nhân, người nhà ở ĐBSCL mòn mỏi khóc chờ máu

PHONG LINH - BÍCH PHƯỢNG |

Hơn nửa năm, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP Cần Thơ thiếu máu kéo dài đã ảnh hưởng trên diện rộng, không chỉ ở Cần Thơ mà còn khiến nhiều bệnh nhân, bác sĩ trong cả khu vực ĐBSCL lâm cảnh "khóc chờ máu"...

Phát triển du lịch mạo hiểm, đừng “mất bò mới lo làm chuồng”

Chí Long |

Vụ tai nạn tại Khu du lịch Làng Cù Lần gióng lên hồi chuông báo động trong khai thác du lịch mạo hiểm, đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, phát triển loại hình tiềm năng này.

Bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Hà Anh |

Với quan điểm luôn đặt quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) lên hàng đầu, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chủ động, kịp thời triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHYT.

Nhân dân cần thuốc chữa bệnh, không cần người có tội

Hoàng Văn Minh |

Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) nói: “Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân”.

Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân

Thùy Linh (thực hiện) |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trên cả nước, thậm chí ở bệnh viện tuyến trung ương đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) bên hành lang Quốc hội sáng 24.10.