Thiên tai ngày càng khắc nghiệt, Sóc Trăng khẩn trương ứng phó

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng bởi các hình thái cực đoan của thời tiết như sạt lở đê sông, đê biển, sét, giông lốc... làm ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất, thậm chí đe dọa tính mạng người dân.

Thiệt hại ngày càng nặng nề

Kế Sách là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng thiên tai nặng và rõ rệt nhất của tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, tình trạng sạt lở đê sông, đê cồn xuất hiện càng dày đặc và nghiêm trọng.

Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm huyện sạt lở khoảng 2 km, ăn sâu vào bờ bao, đường đal, vườn cây ăn trái, diện tích đất bị mất khoảng 1 ha. Riêng lũy kế từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn ghi nhận 68 đoạn, chiều dài 1.773 mét tại các tuyến đê sông xã An Mỹ, Trinh Phú, thị trấn Kế Sách. Ngoài ra sạt lở làm 10 căn nhà bị nghiêng ở thị trấn Kế Sách và xã Nhơn Mỹ.

Điểm sạt lở tại huyện lộ 6 (Kế Sách, Sóc Trăng) làm 1 kho vật liệu sụp xuống sông, ước thiệt hại 500 triệu đồng. Ảnh: Phương Anh
Điểm sạt lở tại huyện lộ 6 (Kế Sách, Sóc Trăng) làm 1 kho vật tư nông nghiệp sụp xuống sông, ước thiệt hại 500 triệu đồng. Ảnh: Phương Anh

Tương tự, tại huyện Cù Lao Dung cũng ghi nhận tình trạng sạt lở ở một số vị trí nguy hiểm. Từ năm 2022 đến nay, trên tuyến đê bao tả hữu đoạn xã Đại Ân 1 và xã An Thạnh Đông có trên 30 điểm sạt lở nghiêm trọng lấn sát chân đê với chiều dài hơn 1.500m. Đặc biệt tại các khu vực sạt lở có hàng trăm hộ dân sinh sống, trồng cây ăn trái, hoa màu và nuôi thủy sản. Ngoài ra do ảnh hưởng của triều cường kết hợp lũ thượng nguồn dâng cao đã làm vỡ 6 đoạn bờ bao với chiều dài 27m và tràn 3 đoạn đường đal với chiều dài 65m.

Theo ghi nhận, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển những năm gần đây xuất hiện không theo quy luật, thời gian và địa điểm, xảy ra thường xuyên hơn và mức độ thiệt hại cũng nguy hiểm hơn. Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2023, Sóc Trăng ghi nhận tổng cộng 1.775m sạt lở đê bao, lộ đal, đê biển.

Ông Phạm Tấn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho biết: Bên cạnh tình trạng sạt lở thì thời gian qua, trên địa bàn tỉnh còn ghi nhận các hình thái cực đoan thời tiết khác, như; ảnh hưởng của hoàn lưu bão, áp thấp nhiệt đới; mưa dông; lốc, sét; gió mạnh trên biển; triều cường; xâm nhập mặn.

Hằng trăm căn nhà dân ở Sóc Trăng bị tốc mái do giông lốc hồi cuối tháng 7. Ảnh: Phương Anh
Hằng trăm căn nhà dân ở Sóc Trăng bị tốc mái do giông lốc hồi cuối tháng 7. Ảnh: Phương Anh

“Tính đến tháng 8.2023, thiên tai đã làm chết 1 người, bị thương 6 người; sập, tốc mái, sạt lở tổng cộng 276 căn nhà; 2.829ha diện tích lúa đổ ngã”, ông Đạo thông tin thêm.

Nhiều giải pháp ứng phó, khắc phục

Thời gian tới, để chủ động ứng phó với thiên tai nhất là tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển tỉnh Sóc Trăng chủ động triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như; tổ chức giám sát, theo dõi diễn biến sạt lở, thông tin kịp thời đến người dân trong vùng xói lở. Xây dựng các phương án như di dời dân, dời đê, nâng cấp củng cố hóa đê biển.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trồng mới, phục hồi rừng phòng hộ ven biển ven sông, vùng cửa sông, cửa biển. Đối với khu vực bị xâm thực mạnh cần tiến hành khảo sát, đo đạc cụ thể để có giải pháp đề xuất các công trình chống xói lở phù hợp.

Thi công công trình kè chống sạt lở bờ sông Rạch Vọp chiều dài 575m xã Trinh Phú (Kế sách, Sóc Trăng)
Thi công công trình kè chống sạt lở bờ sông Rạch Vọp chiều dài 575m xã Trinh Phú (Kế Sách, Sóc Trăng). Ảnh: Phương Anh

Ông Phạm Tấn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng thông tin: Chúng tôi tiếp tục đề xuất trình UBND tỉnh đề xuất chủ trương đầu tư công trình Phòng chống xâm thực, xói lở bờ biển Vĩnh Châu do Trung ương hỗ trợ với kinh phí 300 tỉ đồng.

Đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai dự án WB9 tại huyện Cù Lao Dung với các hạng mục nâng cấp đê biển, xây dựng mới 2 tuyến đê sông Cồn Tròn và Bến Bạ.

Khởi công Dự án xử lý sạt lở cấp bách bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL năm 2022 của Bộ NNPTNT trên địa bàn huyện Kế Sách và Dự án xây dựng kè ngầm bảo vệ bờ biển trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu...

“Đến nay, tiến độ thi công Công trình kè ngầm chống sạt lở bờ biển khu vực xã Lai Hòa chiều dài 2.200m và Dự án xây dựng kè ngầm bảo vệ bờ biển khu vực từ cống số 2 đến cống số 4 dài 2km (thị xã Vĩnh Châu) đạt khoảng 95%. Công trình kè chống sạt lở bờ sông Rạch Vọp chiều dài 575m xã Trinh Phú (Kế sách) cũng hoàn thành 80% khối lượng... phấn đấu hoàn thành và đưa vào sử dụng trước mùa mưa bão năm 2023”, ông Đạo thông tin thêm.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Cảnh sát giao thông Sóc Trăng tặng nước, áo mưa, sửa xe cho người dân về quê nghỉ lễ

PHƯƠNG ANH |

Trên một số tuyến chính như Quốc lộ 1, Quản lộ Phụng Hiệp… nhiều người dân tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về quê có xe gắn máy không may gặp trục trặc, liền được Cảnh sát giao thông Sóc Trăng hỗ trợ.

Biên phòng Sóc Trăng cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

Nhóm PV |

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm; Hợp long 2 cầu ở Cần Thơ trước lễ Quốc khánh 2.9; Dự báo lượng khách giảm dịp 2.9 ở Phú Quốc; Kiến nghị kiểm điểm việc gia hạn, cấp phép khai thác cát ở Đồng Tháp; Những “lão tướng” trồng rừng ở miền Tây là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

Mặn mòi vị khô miền biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Mấy chục năm qua, hàng chục hộ làm cá khô ở miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) có cuộc sống ổn định từ nghề. Sản phẩm khô dần khẳng định được uy tín, chất lượng và có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng có trên 1.000 tàu thuyền khai thác thủy, hải sản. Mùa mưa bão đang đến gần, các chủ phương tiện và ngành chức năng tăng cường công tác đảm bảo an toàn để vươn khơi bám biển.

Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo nhiều bệnh nhân bị ong đốt nguy kịch

Thuỳ Linh |

Ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Bắc, số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố như ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày…

Mùa hoa chi pâu trên đỉnh Tà Chì Nhù bồng bềnh sương mây ở Yên Bái

Ninh Phương |

Núi Tà Chì Nhù được ví như nóc nhà của tỉnh Yên Bái với biển mây lưng chừng trời, mang vẻ đẹp thơ mộng vào mùa hoa chi pâu tím.

Cảnh sát giao thông Sóc Trăng tặng nước, áo mưa, sửa xe cho người dân về quê nghỉ lễ

PHƯƠNG ANH |

Trên một số tuyến chính như Quốc lộ 1, Quản lộ Phụng Hiệp… nhiều người dân tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về quê có xe gắn máy không may gặp trục trặc, liền được Cảnh sát giao thông Sóc Trăng hỗ trợ.

Biên phòng Sóc Trăng cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển

PHƯƠNG ANH |

Ngày 30.8, Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã cứu hộ thành công tàu cá gặp nạn trên biển.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

Nhóm PV |

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm; Hợp long 2 cầu ở Cần Thơ trước lễ Quốc khánh 2.9; Dự báo lượng khách giảm dịp 2.9 ở Phú Quốc; Kiến nghị kiểm điểm việc gia hạn, cấp phép khai thác cát ở Đồng Tháp; Những “lão tướng” trồng rừng ở miền Tây là những nội dung có trong chương trình Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Những "lão tướng" trồng rừng ở Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Những cánh rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng cứ vươn dài trở thành triền đê xanh che chở cho vùng đệm bên trong, tạo sinh kế cho người dân sinh sống dưới tán rừng. Để có được màu xanh như hôm nay, đã có những lão nông gắn bó gần cả cuộc đời với công việc trồng, phục hồi rừng ngập mặn ven biển quê hương.

Mặn mòi vị khô miền biển Sóc Trăng

PHƯƠNG ANH |

Mấy chục năm qua, hàng chục hộ làm cá khô ở miền biển Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) có cuộc sống ổn định từ nghề. Sản phẩm khô dần khẳng định được uy tín, chất lượng và có mặt ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Tàu cá Sóc Trăng vươn khơi mùa biển cực nhất trong năm

PHƯƠNG ANH |

Sóc Trăng có trên 1.000 tàu thuyền khai thác thủy, hải sản. Mùa mưa bão đang đến gần, các chủ phương tiện và ngành chức năng tăng cường công tác đảm bảo an toàn để vươn khơi bám biển.