Thanh niên, sinh viên Hà Nội đã bán 120 tấn dưa hấu giúp nông dân Quảng Ngãi

PHẠM MINH |

Đó chính là quyết tâm của các tình nguyện viên đang “phơi nắng” trên các tuyến đường Hà Nội những ngày qua để giúp người dân Quảng Ngãi tiêu thụ dưa hấu. Mặc dù câu chuyện giải cứu nông sản đang gặp muôn vàn khó khăn nhưng họ vẫn kiên trì vì “câu chuyện sống còn của người dân”.

Hàng trăm tấn dưa hấu của nông dân huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đang chuẩn bị được xuất khẩu thì bất ngờ bị ngừng thu mua. Trước cảnh người dân phải bán tháo nông sản với giá rẻ bèo, đoàn Thanh niên, sinh viên tình nguyện ở Hà Nội đã đứng ra tổ chức chương trình hỗ trợ tiêu thụ dưa hấu.

Theo thông tin từ Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam, có khoảng 120 tấn dưa hấu đã được chuyển ra và đang được bán tại nhiều địa điểm ở Hà Nội. Chương trình chuẩn bị tiếp nhận thêm 60 tấn dưa đang trên đường ra Hà Nội để tiêu thụ.

Anh Đỗ Văn Dệ - Chủ tịch Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam chia sẻ: “Thời gian qua, vì có quá nhiều chương trình hỗ trợ tiêu thụ nông sản giúp bà con nông dân nên có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Chúng tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm hỗ trợ bán dưa. Cũng vì một số suy nghĩ trái chiều đó, số lượng tình nguyện viên tham gia không còn đông như trước. Nhưng là thanh niên, là tình nguyện viên, chúng tôi không giúp người dân thì giúp ai!”.

 
Điểm bán tại Tượng đài Lý Tự Trọng đã tiêu thụ được gần 20 tấn dưa hấu
 
Sản phẩm của người dân đều đạt chất lượng, được tuyển chọn trước khi mang ra thị trường
Sản phẩm của người dân đều đạt chất lượng, được tuyển chọn trước khi mang ra thị trường
Các tình nguyện viên hết mình vì công việc tình nguyện
Các tình nguyện viên hết mình vì công việc tình nguyện.
 
 Dù thời tiết khắc nghiệt nhưng các bạn trẻ luôn vui tươi, phấn khởi khi tiêu thụ được số lượng dưa khá lớn.
 
 
Nhiều người dân rất hài lòng, quay trở lại mua thêm dưa
Nhiều người dân rất hài lòng, quay trở lại mua thêm dưa.

Bà Nguyễn Thị Năm (đường Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình) chia sẻ: “Nhìn các bạn sinh viên rất nhiệt tình, năng động, dưa lại rất ngon nên tôi đã mua thêm 25 cân dưa”.

Sùng A Cá - tình nguyện viên chia sẻ: “Tôi đã khá lo lắng trước số lượng 32 tấn dưa cần phải tiêu thụ, vì trước chúng tôi chỉ tiêu thụ mỗi lần khoảng 5 tấn dưa, song, tôi vẫn cùng mọi người nhận công việc và cố gắng hết mình. Đến nay, số dưa bán được khá nhiều nên tôi cảm thấy rất hài lòng vì đã phần nào giúp đỡ được bà con nông dân”.

PHẠM MINH
TIN LIÊN QUAN

Dự báo vải thiều được mùa kỷ lục: Lại canh cánh nỗi lo “đầu ra”

Khánh Vũ |

Theo các chủ vườn, diễn biến thời tiết từ cuối năm 2017 đến nay hết sức thuận lợi cho cây vải ra hoa, đậu quả. Chính vì thế, tại 2 “thủ phủ” trồng vải ở Bắc Bộ là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương), năm nay, tỉ lệ nhãn ra hoa và đậu quả lên tới 95%. Dự báo mùa vải thiều năm nay, sản lượng sẽ tăng gấp đôi so với năm 2017. Tại Hải Dương, dự kiến sản lượng vải thiều cao nhất trong vòng 10 năm gần đây.

Đầu ra của nông sản không ổn định thì đời sống người dân rất bấp bênh

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 13.4, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến liên quan tới dự án Luật Trồng trọt.

Mùa vải 2018 dự báo bội thu, có lâm cảnh “được mùa rớt giá”?

PHONG NGUYỄN |

Tại buổi họp báo quý I/2018 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức, Bộ NNPTNT thông tin: Niên vụ 2018, cây vải ở miền Bắc ra hoa đạt tỉ lệ 95%, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, liệu mùa vải 2018 có lặp lại tình trạng “giá rớt, thương lái chạy” vẫn thường diễn ra mỗi khi nông sản lâm cảnh “cung” vượt “cầu”?

Hình nộm rồng bốc cháy, hàng trăm người xin lửa cầu may đêm giao thừa

QUÁCH DU - HOÀNG DƯƠNG |

Thanh Hóa - Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa, dân làng Đồng Bồng (xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) lại huy động thanh niên trai tráng đi rước lửa từ trong ngôi đền ra đình làng để làm lễ, sau đó châm lửa vào hình nộm một con rồng (đã được chuẩn bị trước), để dân trong làng châm lửa mang về nhà, cầu may một năm mới an khang thịnh vượng.

Táo Quân 2023 trào lộng với hình ảnh dàn Táo nhảy điệu "đúng hay sai"

Mi Lan |

Tại Táo Quân 2023, khán giả được nhắc nhớ lại những khoảnh khắc đầy dấu ấn của chương trình suốt 20 năm lên sóng.

Người dân phố cổ tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa

NHÓM PV |

Trên các tuyến phố Hàng Thiếc, Hàng Buồm, Hàng Nón, nhiều gia đình tất bật bày biện mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời, chờ thời khắc chuyển sang năm mới Quý Mão.

Lên phố xem bắn pháo hoa Hồ Gươm, "méo mặt" giá gửi xe máy 100.000 đồng

Nhóm PV |

Càng gần giao thừa, lượng người đổ về các điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội càng lớn. Lượng người càng tăng, các điểm trông giữ xe càng đua nhau tăng giá, có nơi còn báo giá 100.000 đồng/xe. Còn người dân thì đành phải ngậm ngùi cho qua vì có muốn cũng chẳng còn lựa chọn khác.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ đông nghịt người đến xem pháo hoa, đón giao thừa

ANH TÚ - NGỌC LÊ |

TPHCM - Đêm 21.1 (30 Tết), phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1) đông nghịt người dân đổ về để vui chơi, chờ xem pháo hoa, đón giao thừa chào năm mới.

Dự báo vải thiều được mùa kỷ lục: Lại canh cánh nỗi lo “đầu ra”

Khánh Vũ |

Theo các chủ vườn, diễn biến thời tiết từ cuối năm 2017 đến nay hết sức thuận lợi cho cây vải ra hoa, đậu quả. Chính vì thế, tại 2 “thủ phủ” trồng vải ở Bắc Bộ là Lục Ngạn (Bắc Giang) và Thanh Hà (Hải Dương), năm nay, tỉ lệ nhãn ra hoa và đậu quả lên tới 95%. Dự báo mùa vải thiều năm nay, sản lượng sẽ tăng gấp đôi so với năm 2017. Tại Hải Dương, dự kiến sản lượng vải thiều cao nhất trong vòng 10 năm gần đây.

Đầu ra của nông sản không ổn định thì đời sống người dân rất bấp bênh

VƯƠNG TRẦN |

Chiều 13.4, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến liên quan tới dự án Luật Trồng trọt.

Mùa vải 2018 dự báo bội thu, có lâm cảnh “được mùa rớt giá”?

PHONG NGUYỄN |

Tại buổi họp báo quý I/2018 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tổ chức, Bộ NNPTNT thông tin: Niên vụ 2018, cây vải ở miền Bắc ra hoa đạt tỉ lệ 95%, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, liệu mùa vải 2018 có lặp lại tình trạng “giá rớt, thương lái chạy” vẫn thường diễn ra mỗi khi nông sản lâm cảnh “cung” vượt “cầu”?