Tăng tốc loạt dự án kết nối vùng Đông Nam Bộ

MINH QUÂN |

Sau nhiều năm loay hoay trong bài toán hạ tầng, hiện nay loạt dự án Vành đai, cao tốc, đường sắt kết nối giao thông giữa TPHCM và các tỉnh trong Đông Nam Bộ đang được rục rịch triển khai.

“Đánh thức” loạt vành đai, cao tốc

Vành đai 3 đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, được đầu tư giai đoạn một dài hơn 76km với tổng kinh phí khoảng 75.300 tỉ đồng. Sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư hồi tháng 6 năm nay, các địa phương tuyến đi qua đã bắt tay triển khai nhiều đầu việc để đẩy nhanh triển khai dự án.

Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện hai dự án, gồm: Giải phóng mặt bằng và xây lắp.

Theo ông Phan Công Bằng - Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM, các dự án thành phần thuộc Vành đai 3 sau khi hoàn tất thủ tục để phê duyệt, các địa phương sẽ tập trung ba nhóm việc chính, gồm: Thiết kế, dự toán bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu. Song song đó là giải phóng mặt bằng và thiết kế kỹ thuật cho dự án để kịp giữa năm sau khởi công.

"Khối lượng công việc rất lớn, nhưng TPHCM và các địa phương đã chuẩn bị nhiều giải pháp đáp ứng nguồn vốn, nguồn vật liệu... nhằm đảm bảo tiến độ khởi công giữa năm 2023 và hoàn thành năm 2026" - ông Bằng nói.

Song song với việc triển khai Vành đai 3, tuyến Vành đai 4 dài gần 200km, đi qua 5 tỉnh, thành gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM và Long An cũng được lên kế hoạch đẩy nhanh thực hiện.

Theo kế hoạch đã được 5 địa phương thống nhất, cuối năm nay sẽ hoàn tất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và quyết định chủ trương đầu tư tháng 3 năm sau. Việc chọn nhà đầu tư sẽ hoàn thành giữa năm 2024 để khởi công dự án. Công trình dự kiến thi công trong ba năm và khai thác, thu phí hoàn vốn từ quý I/2028. Cùng với đường Vành đai, hàng loạt tuyến cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ sẽ được mở rộng và xây mới trước năm 2030. Trong đó, dự án cao tốc TPHCM - Mộc Bài (hơn 16.700 tỉ đồng) sẽ được triển khai giai đoạn 2022 - 2027.

Để đẩy nhanh tiến độ, TPHCM đã kiến nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư sớm thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án trong tháng 12.2022.

Hai tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối các tỉnh phía Đông và TPHCM - Trung Lương kết nối các tỉnh miền Tây cũng đang được lên kế hoạch mở rộng.

Đồng thời, Bộ GTVT đang tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến cao tốc quan trọng có tính chất liên vùng và kết nối với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải như: Phan Thiết - Dầu Giây (52km thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai); Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 (54km); Bến Lức - Long Thành (58km)… Các dự án Vành đai cùng với cao tốc hoàn thành nâng tổng số kilômét đường bộ cao tốc trong vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 770km.

Bên cạnh đó, các tuyến đường sắt kết nối vùng Đông Nam Bộ cũng sẽ được đẩy nhanh hoàn thành như: Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép; Thủ Thiêm - Long Thành; TPHCM - Cần Thơ…

Hơn 400.000 tỉ đồng cho hạ tầng Đông Nam Bộ

Thực tế, những dự án nói trên đa phần đều đã nằm trong quy hoạch của TPHCM nói riêng và các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung nhiều năm, có những dự án đã hơn 1 thập kỷ nằm “trên giấy”.

Thế nên, đa phần nhu cầu di chuyển, giao thương từ TPHCM - đầu mối trung chuyển hàng hóa - đến cả 2 vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đang dựa vào các tuyến đường quốc lộ đã xuống cấp, quá tải và 2 tuyến cao tốc thường xuyên ùn tắc. Giao thông ì ạch không chỉ khiến chi phí vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Đông Nam Bộ tăng cao, giảm lợi thế cạnh tranh mà còn kéo theo nhiều hệ lụy về phát triển đô thị.

TS Trần Quang Thắng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TPHCM, đánh giá, đây chính là thời điểm vô cùng thích hợp để tái khởi động, thúc đẩy nhanh hơn các dự án đầu tư có tính chất kết nối liên vùng thế này. Trong bối cảnh Việt Nam đang hồi phục, sản xuất, mở cửa thu hút các dòng vốn đầu tư thì việc thúc đẩy các dự án đầu tư công là ưu tiên hàng đầu.

Ngoài ra, trong khi khối đầu tư tư nhân còn dè dặt thì các khoản đầu tư công thông qua các dự án cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngắn hạn rất tốt. Dòng tiền sẽ lưu thông tốt hơn, tạo công ăn việc làm, nối lại thị trường lao động, cải thiện thu nhập cho người dân, từ đó phục hồi cho nền kinh tế.

“Dòng tiền đang rất cần bơm ra nền kinh tế và những dự án này là địa chỉ thích hợp nhất để dòng tiền đi đúng hướng. TPHCM cũng như các địa phương cần nhanh chóng tận dụng cơ hội, thúc đẩy đầu tư công để khởi động nhanh nhất các dự án giao thông kết nối liên vùng mà giai đoạn vừa qua chưa thể triển khai” - ông Thắng nói.

Theo tính toán của Bộ GTVT, dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng Đông Nam Bộ khoảng 413.000 tỉ đồng.

Với nhu cầu vốn rất lớn, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố đã kiến nghị có cơ chế phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các tỉnh, thành ở Đông Nam Bộ và các bộ ngành liên quan trong triển khai các dự án. Trước mắt là phối hợp triển khai các dự án kết nối như đường Vành đai 3, 4; các cao tốc TPHCM - Mộc Bài, TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; Biên Hòa - Vũng Tàu; Đồng Nai - Lâm Đồng; mở rộng cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Dây, TPHCM - Trung - Lương...

Ngoài ra, cần xác định rõ thể chế "Hội đồng vùng" với thẩm quyền và nguồn lực rõ ràng, nhằm điều phối hiệu quả các nhiệm vụ có tác động chung đến cả vùng. TPHCM cũng đề xuất hình thành Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng với nguồn vốn hỗn hợp (kêu gọi tài trợ quốc tế, vốn Trung ương, vốn địa phương theo khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương).

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM dự chi gần 6.000 tỉ giải phóng mặt bằng làm cao tốc TPHCM - Mộc Bài

MINH QUÂN |

UBND  TPHCM đề xuất bố trí gần 6.000 tỉ đồng ngân sách giai đoạn 2021-2025, để giải phóng mặt bằng làm cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Xe khách bị ném vật thể lạ trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Nhóm PV |

Đang di chuyển trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua tỉnh Phú Thọ, một chiếc xe khách bất ngờ bị ném vật thể lạ.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua Quảng Trị tiếp tục trễ hẹn

HƯNG THƠ |

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Trị đã hoàn tất việc thảm bê tông nhựa, nhưng do thời tiết bất lợi nên vẫn chưa được hoàn thiện.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

TPHCM dự chi gần 6.000 tỉ giải phóng mặt bằng làm cao tốc TPHCM - Mộc Bài

MINH QUÂN |

UBND  TPHCM đề xuất bố trí gần 6.000 tỉ đồng ngân sách giai đoạn 2021-2025, để giải phóng mặt bằng làm cao tốc TPHCM - Mộc Bài.

Xe khách bị ném vật thể lạ trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Nhóm PV |

Đang di chuyển trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua tỉnh Phú Thọ, một chiếc xe khách bất ngờ bị ném vật thể lạ.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua Quảng Trị tiếp tục trễ hẹn

HƯNG THƠ |

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua tỉnh Quảng Trị đã hoàn tất việc thảm bê tông nhựa, nhưng do thời tiết bất lợi nên vẫn chưa được hoàn thiện.