Tăng giá điện phải cân nhắc thận trọng và trách nhiệm

Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội |

Giá điện được dự đoán sẽ có nhiều biến động và nếu theo chiều hướng tăng thì tăng khi nào và bao nhiêu để không gây sốc, ảnh hưởng đến chỉ số tiêu dùng (CPI)? Dưới đây là bài viết thể hiện góc nhìn về vấn đề này của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội gửi Báo Lao Động.

Chắc chắn sẽ tác động đến giá cả, thị trường

Về vấn đề điều chỉnh giá điện, Chính phủ đã có quyết định số 5/2024 ngày 25.3.2024 quy định “Về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân” có hiệu lực thi hành từ 15.5.2024.

Theo quyết định này, việc điều chỉnh giá điện sẽ rút ngắn chu kỳ tăng giá từ 6 tháng xuống 3 tháng/lần; giá điện sẽ được phân cấp cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN và Bộ Công Thương để thực hiện việc điều chỉnh.

Việc thay đổi chu kỳ điều chỉnh giá điện này không có gì cần bàn thêm, vì như ta đã biết đầu vào của sản xuất truyền tải, phân phối điện đã có những biến động từ năm 2023 đến nay. Điều quan trọng là việc tăng giá điện từ nay đến cuối năm 2024 chắc chắn sẽ tác động đến giá cả, thị trường, năng lực cạnh tranh về giá của các sản phẩm nội địa…

Quan sát một vài tháng gần đây khi có những động thái về tăng lương từ 1.7.2024 và quyết định mới về tăng giá điện trong những tháng cuối năm, thì giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường - mặc dù khá dồi dào, phong phú, nhưng đã có những động thái tăng giá, điều chỉnh giá, tăng giá ngầm… xuất hiện ở trên thị trường, xuất phát từ nhà sản xuất và cả các nhà bán lẻ của các kênh thương mại.
Với chỉ tiêu CPI của Quốc hội đề ra từ đầu năm ở mức cao nhất là 4,5% trong năm nay, mục tiêu kiềm chế lạm phát chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn hơn khi có biến động của giá điện, giá xăng dầu, tiền lương, dịch vụ y tế, giáo dục... nhất là hàng hóa, dịch vụ tăng giá trong lúc thu nhập của đại bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, có bộ phận lương chưa đủ sống.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội. Ảnh: Phan Long
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội. Ảnh: Phan Long

Các giải pháp cần thực hiện gấp

Việc tăng giá điện cần phải cân nhắc thận trọng và trách nhiệm. Các nhà vật giá, công thương, tài chính phải đặt địa vị mình là người tiêu dùng, doanh nghiệp để xác định giá theo từng thời kỳ, xác định việc điều chỉnh giá công khai, minh bạch, chính xác, khách quan... được xã hội đồng tình, chấp nhận.

Để làm được điều này, chúng ta cần phải chú ý một số vấn đề như sau: Trước khi tăng giá, EVN cần công khai minh bạch giá thành sản xuất điện trên 1kW/giờ (có kiểm toán và hội đồng kiểm định quốc gia xác nhận). Đặc biệt lưu tâm đến các nhóm chi phí lớn trong giá điện như tiền lương, mua sắm vật tư thiết bị, tỉ giá ngoại tệ…

Việc bù chéo giá điện giữa giá sản xuất và giá sinh hoạt gia đình đã tồn tại nhiều năm, nhiều ý kiến yêu cầu phải thay đổi (giá điện sinh hoạt cao hơn giá điện sản xuất). Điều này dẫn tới không khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đầu tư công nghệ đổi mới thiết bị để tiết kiệm điện, người tiêu dùng xã hội Việt Nam bị thiệt thòi một cách vô lý.

EVN cần đẩy nhanh các dự án điện vào hoạt động theo Quy hoạch điện 8 mà Chính phủ đã duyệt, khuyến khích điện năng lượng tái tạo mặt trời sức gió… cân đối các nguồn phát điện một cách hợp lý để tạo ra một giá điện bình quân từng thời kỳ hợp lý và tiết kiệm nhất cho xã hội và cho tiêu dùng.
Cuối cùng là công tác tổ chức thực hiện Quyết định của Chính phủ về mức giá bán lẻ bình quân ở Việt Nam, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán đảm bảo cạnh tranh công bằng minh bạch. Cần thu hút các nhà đầu tư điện vào thị trường Việt Nam. Đầu tư, đổi mới thiết bị nhằm tăng năng suất lao động trong nội bộ ngành điện góp phần giảm giá thành chung cho xã hội.

Kiên quyết xử lý những hiện tượng tiêu cực tham nhũng trong ngành điện mà vừa qua đã có những vụ việc phải xử lý; phải coi đó là những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho ngành mình hiện nay và mãi về sau.

Giảm bớt những hành động mang tính chất thống lĩnh thị trường, có dáng dấp độc quyền của ngành điện. Sự phấn đấu của ngành điện hiệu quả hơn, nhân văn hơn sẽ đem lại niềm vui cho xã hội tiêu dùng và sản xuất hiện nay và trong tương lai trên thị trường Việt Nam.

Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Công Thương TP Hà Nội
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất trường hợp giá điện được thỏa thuận khi mua bán điện trực tiếp

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 14.5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về nội dung dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Áp lực tăng giá điện mùa nắng nóng

NGÔ CƯỜNG |

Từ ngày 15.5, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn từ 6 xuống 3 tháng. Điều chỉnh này cho phép việc điều hành giá bán lẻ điện bình quân có thể linh hoạt và sát với thị trường hơn nhưng cùng với đó là áp lực tăng giá khi chi phí sản xuất điện đã và sẽ gia tăng mạnh do nắng nóng, nhu cầu sử dụng lớn.

Đề xuất tăng giá điện trong năm 2024, cần nghiên cứu kỹ lưỡng

Cường Ngô |

Việc tăng giá điện, đồng nghĩa áp lực chi trả của người dân khi sử dụng điện, cũng như tác động của tăng giá điện tới các mặt hàng khác. Do vậy, trước đề xuất tăng giá điện mới đây của Bộ Công Thương, ông Ngô Đức Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Ý tưởng tiếp tục tăng giá điện: Liệu người dân có chịu đựng được không?

Cường Ngô |

Câu chuyện nên hay không nên tăng giá điện trong năm 2024 một lần nữa được mang ra bàn luận sau ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng “nếu không tăng giá điện sẽ không giải quyết được lỗ lũy kế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN” tại buổi tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của EVN ngày 2.1.

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vào bán kết AVC Challenge Cup 2024

NHÓM PV |

Trưa 24.5, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã đánh bại Kazakhstan 3-1 ở lượt trận thứ 3 bảng B, qua đó giành vé vào bán kết AVC Challenge Cup 2024 trước 1 vòng đấu.

Bức tranh trái chiều doanh nghiệp ngành logistics

Lục Giang |

Trong quý I/2024, nhiều doanh nghiệp ngành logistics tụt dốc, giảm mạnh lợi nhuận, thậm chí thua lỗ. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp vẫn tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên tại một số doanh nghiệp, khoản lãi này không đến từ mảng kinh doanh cốt lõi.

Vụ cháy nhà trọ 3 tầng ở Trung Kính, người thân khóc trong tuyệt vọng trước cửa nhà tang lễ

Nhóm PV |

Không khí tang thương bao trùm, người thân hốt hoảng đến nhận dạng các nạn nhân và bật khóc trong tuyệt vọng... là những gì đang diễn ra tại Nhà tang lễ Bệnh viện 19-8 Bộ Công An và Nhà tang lễ Cầu Giấy sau vụ cháy nhà trọ 3 tầng tại phố Trung Kính, Hà Nội.

41 cán bộ nhân viên Bệnh viện Da liễu Nghệ An bị nợ lương hơn 5 tháng

QUANG ĐẠI |

Đến nay, do nguồn thu khó khăn, Bệnh viện Da liễu Nghệ An mới chỉ trả lương cho cán bộ, nhân viên đến tháng 10.2023, còn nợ lương hơn 5 tháng.

Đề xuất trường hợp giá điện được thỏa thuận khi mua bán điện trực tiếp

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 14.5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, thảo luận, cho ý kiến về nội dung dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA).

Áp lực tăng giá điện mùa nắng nóng

NGÔ CƯỜNG |

Từ ngày 15.5, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn từ 6 xuống 3 tháng. Điều chỉnh này cho phép việc điều hành giá bán lẻ điện bình quân có thể linh hoạt và sát với thị trường hơn nhưng cùng với đó là áp lực tăng giá khi chi phí sản xuất điện đã và sẽ gia tăng mạnh do nắng nóng, nhu cầu sử dụng lớn.

Đề xuất tăng giá điện trong năm 2024, cần nghiên cứu kỹ lưỡng

Cường Ngô |

Việc tăng giá điện, đồng nghĩa áp lực chi trả của người dân khi sử dụng điện, cũng như tác động của tăng giá điện tới các mặt hàng khác. Do vậy, trước đề xuất tăng giá điện mới đây của Bộ Công Thương, ông Ngô Đức Lâm - nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng cho rằng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Ý tưởng tiếp tục tăng giá điện: Liệu người dân có chịu đựng được không?

Cường Ngô |

Câu chuyện nên hay không nên tăng giá điện trong năm 2024 một lần nữa được mang ra bàn luận sau ý kiến của ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng “nếu không tăng giá điện sẽ không giải quyết được lỗ lũy kế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN” tại buổi tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của EVN ngày 2.1.