Sau phản ánh của Lao Động, Quảng Trị giao nhiệm vụ xử lý việc xâm lấn 8.700ha đất rừng

HƯNG THƠ |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị nhận định, tình trạng xâm canh, xâm lấn hàng nghìn héc ta đất rừng tại các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các công ty TNHH MTV lâm nghiệp nhà nước là rất phức tạp, cần giải quyết dứt điểm.

Ngày 5.11, ông Phan Văn Phước - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị xác nhận, liên quan đến thông tin Lao Động đã phản ánh về 5 đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Quảng Trị bị xâm lấn hơn 8.700ha đất rừng, đơn vị này đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiều nội dung để xử lý kịp thời các hành vi xâm canh, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật, đặc biệt là rừng tự nhiên.

Theo đó, yêu cầu các đơn vị lâm nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân trong việc không xâm hại rừng, không xâm canh, xâm lấn rừng và trả lại đất rừng đã xâm canh, xâm lấn.

Đặc biệt, chủ rừng cần quản lý chặt chẽ diện tích rừng, đất rừng theo đúng quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, rà soát hiện trạng rừng được giao; kiểm tra, đánh giá toàn bộ diện tích rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp đang quản lý; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và đất đai. Phối hợp với chính quyền địa phương vận động các các hộ gia đình tự nguyện bàn giao diện tích đất xâm canh, xâm lấn; đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích bền vững, lâu dài đối với các hộ gia đình canh tác trước thời điểm thành lập các đơn vị lâm nghiệp.

Đối với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị yêu cầu chỉ đạo các hạt kiểm lâm chủ động, tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai hiệu quả Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 6.6.2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về tăng cường lãnh đạo đối với việc xâm canh, xâm lấn đất rừng trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các chủ rừng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng; không xâm hại rừng, xâm canh, xâm lấn đất rừng; quy chủ những diện tích người dân đã xâm canh và vận động trả lại đất rừng đã xâm canh, xâm lấn.

Trước đó, Lao Động đã thông tin, tại Ban quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông, BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, BQL Rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, BQL Rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đường 9 bị xâm lấn hơn 8.700ha đất rừng. Hiện, cần phải thu hồi hơn 4.100ha, nhưng việc thu hồi gặp nhiều khó khăn.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Xử lý thế nào với hàng nghìn ha đất lâm nghiệp ở Quảng Trị bị xâm lấn?

HƯNG THƠ |

Ngoài Ban Quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông bị xâm lấn gần 2.500 ha đất rừng mà Lao Động đã thông tin ở bài trước, 4 đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Quảng Trị còn bị xâm lấn thêm 6.278 ha đất lâm nghiệp. Trong số diện tích đất bị xâm lấn, cần phải thu hồi hơn 4.100 ha, nhưng bao giờ thu hồi, vẫn đang là dấu hỏi.

Choáng váng với con số gần 2.500 ha đất rừng ở khu bảo tồn bị xâm lấn

HƯNG THƠ |

Nhận thấy có biến động về hiện trạng rừng, Ban quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông ở tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra sơ bộ, và choáng váng khi phát hiện 1.800 ha đất rừng đặc dụng bị xâm canh, xâm lấn. Kiểm tra cụ thể hơn, số diện tích đất rừng bị xâm lấn tăng lên gần 2.500 ha…

Khó xử lý công trình của lãnh đạo xã xây trái phép, xâm lấn hồ thủy lợi

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Một cụm công trình kiên cố được ngang nhiên xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ hồ thuỷ lợi Đá Bạc (xã Tân Lợi, Đồng Hỷ) nhiểu năm nhưng không được xử lý dứt điểm. Người dân càng bức xúc khi công trình này lại của một vị Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.

Phía sau việc khai thác khoáng sản trái phép có bóng dáng cán bộ địa phương

Thùy Linh- Ngô Cường |

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, phía sau các vụ khai thác khoáng sản trái phép có vấn đề liên quan đến cán bộ địa phương...

Tin 20h: Giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024

NHÓM PV |

Tin 20h ngày 6.11: Nguyên nhân các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cắt giảm lao động; Thực hư thông tin 11 trẻ mầm non bị nhồi nhét vào cốp xe khi đi dã ngoại; Bộ Nội vụ nêu 5 giải pháp thực hiện cải cách tiền lương đồng bộ từ 1.7.2024…

Chặn hàng loạt nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook

KHÁNH AN |

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh, Cục Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TTTT) đã phối hợp với Facebook chặn hàng loạt các nhóm dạy bùng nợ, hướng dẫn tự tử trên Facebook.

Thực hư việc nhóm học sinh tiểu học viết phần mềm luyện thi lớp 9

QUANG ĐẠI |

Phần mềm luyện thi lớp 9 lên lớp 10 của những học sinh lớp 4 và lớp 5 tại TP Vinh đạt giải trong cuộc thi "Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc" gây xôn xao dư luận.

588 ứng viên được công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023

Vân Trang |

Ngày 6.11, Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023.

Xử lý thế nào với hàng nghìn ha đất lâm nghiệp ở Quảng Trị bị xâm lấn?

HƯNG THƠ |

Ngoài Ban Quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông bị xâm lấn gần 2.500 ha đất rừng mà Lao Động đã thông tin ở bài trước, 4 đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh Quảng Trị còn bị xâm lấn thêm 6.278 ha đất lâm nghiệp. Trong số diện tích đất bị xâm lấn, cần phải thu hồi hơn 4.100 ha, nhưng bao giờ thu hồi, vẫn đang là dấu hỏi.

Choáng váng với con số gần 2.500 ha đất rừng ở khu bảo tồn bị xâm lấn

HƯNG THƠ |

Nhận thấy có biến động về hiện trạng rừng, Ban quản lý (BQL) Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông ở tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra sơ bộ, và choáng váng khi phát hiện 1.800 ha đất rừng đặc dụng bị xâm canh, xâm lấn. Kiểm tra cụ thể hơn, số diện tích đất rừng bị xâm lấn tăng lên gần 2.500 ha…

Khó xử lý công trình của lãnh đạo xã xây trái phép, xâm lấn hồ thủy lợi

Nguyễn Tùng - Nguyễn Hoàn |

Thái Nguyên - Một cụm công trình kiên cố được ngang nhiên xây dựng trái phép trong hành lang bảo vệ hồ thuỷ lợi Đá Bạc (xã Tân Lợi, Đồng Hỷ) nhiểu năm nhưng không được xử lý dứt điểm. Người dân càng bức xúc khi công trình này lại của một vị Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.