Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp: Cần hỗ trợ kịp thời cho người lao động

LINH NGUYÊN (THỰC HIỆN) |

Kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hiện ở mức gần 90.000 tỉ đồng. Trong thời điểm dịch bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả người lao động và người sử dụng lao động, vai trò của Quỹ càng được phát huy. Trong đó, quyết định thay đổi mức đóng và mở rộng các mục chi trả nhận được sự đồng thuận lớn của các tầng lớp nhân dân.

Hơn 1 triệu người được hỗ trợ học nghề, bù đắp vì mất việc

Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật Việc làm. Theo đó, Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp do người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; ngoài ra Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm. Theo báo cáo của Chính phủ, tổng số kết dư quỹ Bảo hiểm thất nghiệp chuyển sang năm 2021 hơn 89.100 tỉ đồng.

Quỹ ốm đau, thai sản gần 12.800 tỉ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỉ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỉ đồng... Ảnh: Hải Nguyễn
Quỹ ốm đau, thai sản gần 12.800 tỉ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỉ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỉ đồng... Ảnh: Hải Nguyễn.

Trước tình hình khó khăn của dịch bệnh, nhiều ý kiến chuyên gia, nhà quản lý cho rằng Quỹ BHTN nên có điều chỉnh để thực sự hỗ trợ được NLĐ, NSDLĐ. Trong năm 2020, tổng chi từ nguồn Quỹ này tăng 49,2% (trợ cấp thất nghiệp cho hơn một triệu người), tương đương 6.217 tỉ đồng so với năm 2019, song vẫn kết dư gần 3.600 tỉ đồng. Kết dư Quỹ BHTN liên tục tăng và hiện ở mức cao (gần 90.000 tỉ đồng). Đây cũng là căn cứ để để các bộ, ngành liên quan đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội ra Nghị quyết giảm mức đóng từ 1% xuống còn 0,5% cho cả NLĐ và NSDLĐ. Với việc giảm mức đóng như trên, mỗi năm doanh nghiệp và NLĐ có khoảng gần 10.000 tỉ đồng dành để sản xuất kinh doanh cũng như chăm lo đời sống cho NLĐ.

Nếu được thông qua về việc giảm mức đóng, mỗi năm doanh nghiệp và NLĐ có khoảng gần 10.000 tỉ đồng dành để sản xuất kinh doanh cũng như chăm lo đời sống cho NLĐ. Ảnh: Hải Nguyễn

"Giá đỡ" của thị trường lao động

Được đánh giá là "giá đỡ" của thị trường lao động, các chuyên gia cho rằng, chính sách BHTN càng cần đi sâu hơn nữa để thể hiện rõ hơn vai trò quan trọng này.

Tính đến hết ngày 16.8, cả nước có 1.300.304 NLĐ phải ngừng việc, nghỉ việc, mất việc hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động. Có 1.013 doanh nghiệp với 84.034 CNLĐ vừa cách ly/phong tỏa vừa sản xuất...

Năm 2020, hơn 1,1 triệu lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 32% so với năm 2019, chủ yếu do ảnh hưởng của dịch. 43% lao động nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp đến từ Hà Nội, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Hơn 26.000 lao động thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, chủ yếu học lái xe, nấu ăn, pha chế.

Nếu được thông qua về việc giảm mức đóng, mỗi năm doanh nghiệp và NLĐ có khoảng gần 10.000 tỉ đồng dành để sản xuất kinh doanh cũng như chăm lo đời sống cho NLĐ. Ảnh: Hải Nguyễn
Nếu được thông qua về việc giảm mức đóng, mỗi năm doanh nghiệp và NLĐ có khoảng gần 10.000 tỉ đồng dành để sản xuất kinh doanh cũng như chăm lo đời sống cho NLĐ. Ảnh: Hải Nguyễn

Chị Triệu Thị Hoa, công nhân từng làm việc tại KCN Lễ Môn (Thanh Hóa) bị mất việc tháng 7.2020 cho hay, chị đi làm và tham gia BHXH được 4 năm. Dịch COVID-19 bùng phát, chị và gần 50 đồng nghiệp cùng công ty thuộc diện cắt giảm do đơn hàng đình trệ. "Bế con về quê ở huyện Thiệu Hóa, tôi sống nhờ nhà bố mẹ, chồng tôi vẫn ở lại thành phố làm việc. Đúng lúc khó khăn nhất vì mất việc, không có thu nhập, tôi nhận được tiền hỗ trợ từ Quỹ BHTN. Số tiền đủ để tôi mua bỉm, sữa và lo cho con trong mấy tháng trời. Tôi cũng yên tâm hơn, chờ con cứng cáp thì mở một hàng tạp hóa nhỏ ở quê để buôn bán", chị Hoa nói.

Không chỉ người lao động phấn khởi, rất nhiều DN, người sử dụng lao động cũng vui mừng khi tiếp nhận thông tin được giảm mức đóng để giảm khó khăn trong thời điểm dịch bệnh. Thực tế cho thấy, các quỹ ngắn hạn có kết dư lớn sẽ gây gánh nặng cho người sử dụng lao động, người lao động, ngân sách Nhà nước và mất công bằng đối với người thụ hưởng. Do đó, sự xem xét, diều chỉnh một cách khoa học, phù hợp thực tiễn cả mức đóng và các chính sách chi cho người lao động để BHTN thực sự là giá đỡ của thị trường lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định là vô cùng cần thiết.

Theo báo cáo của Chính phủ, số kết dư Quỹ Bảo hiểm xã hội chuyển sang năm 2021 (theo 3 quỹ thành phần) như sau: Quỹ ốm đau, thai sản gần 12.800 tỉ đồng; Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp hơn 53.700 tỉ đồng; Quỹ Hưu trí, tử tuất trên 789.100 tỉ đồng. Sáng 17.8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp để cho ý kiến về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020.

LINH NGUYÊN (THỰC HIỆN)
TIN LIÊN QUAN

Vì sao chỉ được hỗ trợ 1.800.000 đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp?

Hà Anh |

Bạn đọc Đỗ Văn Thế (Hà Nội) hỏi: Thời gian tôi đóng bảo hiểm xã hội là 1 năm 4 tháng (16 tháng). Nhưng khi nhận trợ cấp do ảnh hưởng của COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, tôi chỉ được tính ở mức dưới 12 tháng tức 1.800.000 đồng. Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải thích giúp tôi.

Quảng Nam chỉ còn 405 người chưa nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Thanh Chung |

Quảng Nam còn 405 người chưa nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, đang được Bảo hiểm xã hội tỉnh kiến nghị mở cổng điện tử để bổ sung, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam: 165.246 người lao động nhận được hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Thanh Chung |

Kể từ khi thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết 116 của Chính phủ, các nhân viên thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam phải ngày đêm để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Quảng Nam triển khai nhiều biện pháp giúp người lao động tiếp cận gói hỗ trợ và sớm được giải quyết. Toàn tỉnh đã có 165.246 người lao động nhận được hỗ trợ với số tiền hơn 387 tỉ đồng.

Lừa cọc mua xe ôtô rồi mất hút, nhiều người có thể dính bẫy

KHÁNH LINH |

TPHCM - Ngày nay, việc đăng thông tin mua bán xe ôtô cũ trên mạng qua các trang mạng xã hội, trang thông tin mua bán xe, rao vặt... ngày càng trở nên phổ biến và là kênh thông tin được nhiều người dân và chủ salon kinh doanh xe lựa chọn.

Ham mua tour du lịch giá rẻ dễ bị sập bẫy lừa

THU GIANG |

Bước vào mùa cao điểm du lịch trong năm, nhiều đơn vị lữ hành và dịch vụ phụ trợ đang tung hàng loạt khuyến mãi để kích cầu. Song các chuyên gia, doanh nghiệp cũng cảnh báo người dân cần thận trọng để tránh sập bẫy lừa đảo.

Xe limousine hợp đồng tung hoành sau chỉ đạo của Hà Nội

HỮU CHÁNH |

Hà Nội đã yêu cầu lực lượng chức năng xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan tới tình trạng xe dù, bến cóc trên địa bàn thành phố, thế nhưng ghi nhận của Lao Động cho thấy, tình trạng xe hợp đồng "trá hình" đón trả khách vẫn diễn ra ngang nhiên và rầm rộ, bất chấp quy định.

Cafe chiều thứ 7: Phụ nữ độc thân tuổi 30, hạnh phúc hay áp lực?

NHÓM PV |

Đối với phụ nữ ở độ tuổi 30, nhiều người thường có xu hướng e ngại hoặc lảng tránh khi được nhắc về hai chữ "độc thân". Tuy nhiên, ở một lăng kính tích cực hơn thì độc thân chính là một sự lựa chọn hoàn hảo để tuổi 30 trở nên đặc biệt và trọn vẹn hơn. Chương trình "Cafe chiều thứ 7" tuần này sẽ là những chia sẻ của chị Đào Thùy Trang (34 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) về vấn đề thú vị này.

Loạt trường đại học hot công bố phương thức xét tuyển năm 2023

Linh Chi - Phương Anh |

Đại học Bách khoa Hà Nội, trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân... đã công bố đề án tuyển sinh năm 2023.

Vì sao chỉ được hỗ trợ 1.800.000 đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp?

Hà Anh |

Bạn đọc Đỗ Văn Thế (Hà Nội) hỏi: Thời gian tôi đóng bảo hiểm xã hội là 1 năm 4 tháng (16 tháng). Nhưng khi nhận trợ cấp do ảnh hưởng của COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, tôi chỉ được tính ở mức dưới 12 tháng tức 1.800.000 đồng. Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội giải thích giúp tôi.

Quảng Nam chỉ còn 405 người chưa nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Thanh Chung |

Quảng Nam còn 405 người chưa nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, đang được Bảo hiểm xã hội tỉnh kiến nghị mở cổng điện tử để bổ sung, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam: 165.246 người lao động nhận được hỗ trợ từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Thanh Chung |

Kể từ khi thực hiện chi trả hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết 116 của Chính phủ, các nhân viên thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam phải ngày đêm để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Quảng Nam triển khai nhiều biện pháp giúp người lao động tiếp cận gói hỗ trợ và sớm được giải quyết. Toàn tỉnh đã có 165.246 người lao động nhận được hỗ trợ với số tiền hơn 387 tỉ đồng.