Quay cuồng với “rừng” thủ tục hành chính nhà đất

Bảo Chương |

Tại TP.HCM, đất quy hoạch là dân cư xây mới và đất hỗn hợp chiếm diện tích rất lớn đang là vấn đề đau đầu của chính quyền khi tách thửa, cấp phép xây dựng, chuyển mục đích sử dụng. Còn người dân thì rất khổ sở với kiểu một quy định nhưng nhiều cách làm trong thủ tục hành chính về đất đai.

Mỗi nơi một kiểu

Ông Trương Trung Kiên, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM, cho biết hiện nay ở TP diện tích đất quy hoạch hai chức năng: đất hỗn hợp (khu dân cư cũ) và đất dân cư xây dựng mới (khu dân cư mới) có khá nhiều. Trong 24 quận, huyện, chỉ riêng có Q.10 không có 2 loại đất này. Tổng diện tích đã lập đồ án quy hoạch phân khu toàn TP hiện lên đến hơn 82.000 ha, với hàng trăm ngàn hộ dân. UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 60 về tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất... và Quyết định 26 về cấp phép xây dựng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân khi có nhu cầu làm thủ tục nhà đất.

Tuy nhiên, chính sách nhà đất đối với người dân có nhà, đất trong khu vực này hiện nay chưa được giải quyết công bằng do giữa các quận, huyện có sự khác biệt trong cách làm. Có nơi không cho tách thửa. không cấp phép xây dựng; có nơi cho tách nhưng chỉ cấp phép tạm thời (có thời hạn); có nơi cho chuyển mục đích sử dụng, nhưng có nơi không cho; có nơi cho cấp phép xây dựng chính thức... “Trước thiên la địa võng thủ tục như thế, người dân không biết đâu mà lần”, ông Kiên nhận xét.

Ngoài ra, theo các quy định hiện hành thì không có khái niệm “đất quy hoạch dân cư xây dựng mới” nhưng thực tế TP.HCM đang phải đau đầu để giải quyết các chính sách nhà đất của người dân sống trong khu vực này. Đơn cử, ở quận 3, quy hoạch hỗn hợp chiếm 20% tổng diện tích đất. Bình Chánh cả hai loại quy hoạch này chiếm gần 50%. Huyện Hóc Môn thì tổng diện tích đất của hai loại này là hơn 1.500 ha. “Khảo sát ở quận 3 thì đa số các nơi được quy hoạch là đất hỗn hợp đều có nhà, dân ở đông đúc. Mà hiện nay đất này chỉ được cấp phép xây dựng tạm.

Như vậy, quyền lợi hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng rất lớn như không được cập nhật tài sản vào giấy chứng nhận, không được hoàn công nhà ở. Trước đây Sở QH-KT đưa ra khái niệm quy hoạch đất hỗn hợp để làm mềm hóa quy hoạch, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người dân sống trong quy hoạch nhưng thực tế nó đang gây cản trở đến quyền lợi của người dân”, ông Kiên nói.

Cũng qua quá trình khảo sát của Hội đồng nhân dân TPHCM thời gian qua còn ghi nhận nhiều ý kiến than phiền trước những quy định gần như bất khả thi. Như các quy định không xác định thời điểm lúc nào là “rà soát quy hoạch”, “phê duyệt quy hoạch”. Chưa kể, việc níu kéo nhiều sở ngành khiến việc quản lý tách thửa, cấp phép xây dựng... phát sinh thêm thủ tục, kéo dài thời gian thụ lý hồ sơ. Đơn cử như hiện nay riêng Bình Chánh, Hóc Môn đã tồn hơn 1.000 hồ sơ tách thửa vì có liên quan đến đất quy hoạch dân cư xây mới và đất quy hoạch hỗn hợp.

Cần sớm giải quyết vấn đề

Liên quan đến việc giải quyết các nhu cầu về nhà, đất của người dân, TP.HCM đã ban hành Quyết định 60/2018 quy định diện tích tối thiểu để tách thửa và Quyết định 26/2017 về cấp phép xây dựng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định để giải quyết hồ sơ cho dân chưa có sự thống nhất, các quận huyện lúng túng, mỗi nơi vận dụng một kiểu.

Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, một quy định pháp luật mà chính cơ quan quản lý nhà nước mỗi nơi hiểu một cách là không thể chấp nhận được. Khẳng định quy hoạch để phát triển bền vững là một yêu cầu thực tế, nhưng theo bà Quyết Tâm, cách làm hiện nay chưa ổn, chưa rạch ròi. Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân rất bức bách. Cả đời họ tích cóp xây được cái nhà nhưng rơi vào tình cảnh quy hoạch “treo”, rồi buộc họ cam kết là sẽ tháo dỡ và không được yêu cầu đền bù, là gây thiệt thòi cho người dân.

Giải trình vấn đề này với HĐND TPHCM, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng, cho biết: Năm 2014 TP.HCM có Quyết định 27/2014 để giải quyết cấp phép xây dựng tạm đối với trường hợp nhà đất trong quy hoạch. Đến Quyết định 26 phải áp dụng theo Luật Xây dựng 2014. “Theo luật thì chỉ được phép quy định về quy mô công trình xây dựng tạm và không được quy định các nội dung như trước đây. Do đó, khi ban hành Quyết định 26 rất nhiều ý kiến cho rằng “siết” hơn so với trước đó là có cơ sở” - ông Tuấn nói.

Sở QH-KT cũng thừa nhận việc quy hoạch hiện còn nhiều bất cập và cho biết sẽ cùng các sở TN&MT, Xây dựng để thống nhất các nội dung liên quan đến giải quyết thủ tục nhà đất trong khu vực quy hoạch hỗn hợp và quy hoạch xây dựng mới để thực hiện thống nhất trên toàn TP.

Theo các chuyên gia, cần phải xóa đi tư duy nhiệm kỳ, lãnh đạo đương nhiệm phải giải quyết dứt điểm, phải xem đó là một thách thức và giải quyết cho bằng được, không nên để người dân khổ thêm nữa. Cần phải sớm giải quyết dứt điểm các quy định chồng chéo hiện nay, vì “nhiều khu dân cư đang bị rối loạn chức năng, người dân bức xúc, chính quyền địa phương bối rối.  

Bảo Chương
TIN LIÊN QUAN

Người dân trưng ra bản sao tấm bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị “mất tích”

CAO HÙNG - NGÔ CƯỜNG |

Tấm bản đồ 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm từ năm 1996 Sở Quy hoạch TPHCM cho rằng chưa từng thấy, Bộ Xây dựng khẳng định tồn tại nhiều bản đồ về Thủ Thiêm, Trưởng Ban Tiếp công dân T.Ư nói “làm gì có bản đồ mà tìm”. Thế nhưng, ngày 4.5, ông Lê Văn Lung (nhà số 9 Trần Não, khu phố 1, quận 2, đã bị giải tỏa) bất ngờ tung ra cho PV Lao Động bản sao tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 có dấu đỏ xác nhận của Văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng và Cty Dịch vụ phát triển đô thị, và khẳng định “không thể nói là không có bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị Thủ Thiêm”.

Chính quyền nói thất lạc, dân bức xúc công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm

Theo Vietnamnet |

Người dân Thủ Thiêm khẳng định, bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 là có và họ đang giữ tấm bản đồ này.

Đánh mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm: Đừng lòng vòng làm khổ người dân

HUYÊN NGUYỄN |

Ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) - cho rằng, TPHCM cần sớm trả lời sòng phẳng, thẳng thắn, minh bạch với người dân là không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì các đơn vị tìm đều không có. 

Hết cảnh xếp hàng dài mua vàng ngày vía thần tài

Hải Anh |

Hà Nội - Cảnh tượng dòng người xếp hàng dài chờ mua vàng vào sáng tinh mơ ở các phố vàng như Trần Nhân Tông, Cầu Giấy đã không còn như mọi năm vào ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng.

Lễ hội Xuân Quý Mão 2023: Dừng tổ chức nếu có hiện tượng tiêu cực

Hải Minh |

Lễ hội Xuân Quý Mão được dự đoán thu hút một lượng lớn người tham dự sau thời gian dài hoạt động cầm chừng do dịch bệnh COVID-19.

Vì sao nhóm tội phạm chiếm đoạt được tiền của khách hàng tại FE Credit?

Việt Dũng |

Hà Nội - Từng làm cộng tác viên cho Công ty tài chính FE Credit, 3 thanh niên nắm được lỗ hổng trong quản lý tài khoản khách hàng nên đã chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của 20 người.

Hé lộ mối lo ngại hàng đầu của người Mỹ

Song Minh |

Chính phủ là mối lo ngại hàng đầu của người Mỹ, theo kết quả thăm dò ý kiến công bố hôm 30.1.

Đường phố Hà Nội trang hoàng rực rỡ mừng kỷ niệm 93 năm thành lập Đảng

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều tuyến đường của Thủ đô Hà Nội được trang hoàng cờ, hoa, băng rôn, khẩu hiệu, áp phích… mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2023). 

Người dân trưng ra bản sao tấm bản đồ quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm bị “mất tích”

CAO HÙNG - NGÔ CƯỜNG |

Tấm bản đồ 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm từ năm 1996 Sở Quy hoạch TPHCM cho rằng chưa từng thấy, Bộ Xây dựng khẳng định tồn tại nhiều bản đồ về Thủ Thiêm, Trưởng Ban Tiếp công dân T.Ư nói “làm gì có bản đồ mà tìm”. Thế nhưng, ngày 4.5, ông Lê Văn Lung (nhà số 9 Trần Não, khu phố 1, quận 2, đã bị giải tỏa) bất ngờ tung ra cho PV Lao Động bản sao tấm bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 có dấu đỏ xác nhận của Văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Xây dựng và Cty Dịch vụ phát triển đô thị, và khẳng định “không thể nói là không có bản đồ quy hoạch 1/5.000 khu đô thị Thủ Thiêm”.

Chính quyền nói thất lạc, dân bức xúc công bố bản đồ gốc Thủ Thiêm

Theo Vietnamnet |

Người dân Thủ Thiêm khẳng định, bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000 là có và họ đang giữ tấm bản đồ này.

Đánh mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm: Đừng lòng vòng làm khổ người dân

HUYÊN NGUYỄN |

Ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) - cho rằng, TPHCM cần sớm trả lời sòng phẳng, thẳng thắn, minh bạch với người dân là không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, vì các đơn vị tìm đều không có.