Phát triển kinh tế biển nhưng chưa định lượng được tài nguyên

THUỲ TRANG |

Kinh tế biển đã từng bước khẳng định vai trò động lực phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế Việt Nam chưa có nguồn số liệu chính thống dành riêng cho các ngành kinh tế biển, điều này gây khó khăn cho việc đặt mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững.

Cơ sở dữ liệu tài nguyên chưa thực tế, khai thác vượt mức

Tại hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra” vừa được tổ chức hôm 24.5 tại Đà Nẵng, Viện Nguyên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng cho biết, để đo lường và đánh giá được mức độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển của Đà Nẵng nói riêng cũng như có thể so sánh được giữa các tỉnh, thành ven biển khác ở Việt Nam nói chung cần thiết phải có các tiêu chí đánh giá các hoạt động kinh tế biển, đảm bảo rằng các hoạt động này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn phải đảm bảo tính bền vững và không gây hại cho môi trường.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nguồn số liệu chính thống dành riêng cho các ngành kinh tế biển; và chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc xây dựng các tiêu chí nhằm đo lường mức độ phát triển bền vững của các ngành kinh tế biển ở phạm vi địa phương.

 
Kinh tế biển bền vững hiện còn gặp khó khăn khi chưa có nghiên cứu về tài nguyên biển. Ảnh: Thùy Trang

Ông Hoàng Hồng Hiệp –  Quyền Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ cũng nêu rõ, Việt Nam chưa định lượng được tiềm năng, trữ lượng tài nguyên biển.

"Chúng tôi đi điều tra, khảo sát ngư dân thì họ nói rằng so với 5 năm trước, sản lượng thuỷ sản giảm sút rất mạnh. Nguyên nhân có rất nhiều yếu tố, trong đó có việc chúng ta khai thác vượt quá trữ lượng và khả năng tái phục hồi của tự nhiên. Nghiên cứu những điều này rất khó, trong khi chúng ta đưa khoa học công nghệ vào thì lại tiếp tục khai thác quá mức. Nói vậy để thấy việc đo lường tài nguyên biển chưa được thực hiện thì kinh tế biển khó phát triển bền vững.

Trữ lượng cá hiện nay chỉ đang được ước tính theo phương pháp thông thường mà không có điều tra, lượng giá thực tế ngoài thực địa. Ở Bắc Âu, Nhật Bản, ngư dân chỉ làm vài tháng đủ kinh tế cho cả năm vì họ biết được trữ lượng và tài nguyên biển của mình” - ông Hiệp nói.

Kinh tế biển để phát triển bền vững còn rất xa

Là đơn vị tham mưu cho Đà Nẵng về phát triển kinh tế biển, bà Phạm Thị Chín – Chi Cục trưởng Chi Cục Biển và Hải đảo, Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng cho biết, thực tế để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững còn rất xa. Bởi, đặt vấn đề phát triển bền vững nhưng hầu như cơ quan quản lý, chính quyền các cấp chưa thực sự tập trung vào điều này khi chúng ta chưa biết dưới biển có tài nguyên gì, phát triển làm sao. Báo cáo về kinh tế biển hiện nay đa phần là lấy báo cáo có liên quan rồi bỏ vào.

“Chúng tôi tham mưu cho thành phố triển khai chương trình hành động của Thành uỷ về phát triển kinh tế biển bền vững từ năm 2020. Hàng năm làm báo cáo đề nghị sở ngành, UBND các quận huyện gửi báo cáo tổng kết thì hầu như không có gì.

Đây cũng là hạn chế của Đà Nẵng. Các sở ngành, UBND các quận huyện chưa tham mưu sâu sát về nội dung phát triển kinh tế biển. Còn ở Trung ương cũng chưa tham mưu đầy đủ, quy hoạch không gian biển cũng chưa có nên địa phương thiếu căn cứ để có kế hoạch thực hiện” – bà Chín nói.

Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Đà Nẵng cho rằng, mỗi ngành, địa phương phải nhận thức được vai trò của mình để đưa ra những đề xuất như nghiên cứu về tài nguyên biển có gì, cần làm gì để phát triển bền vững. Thành phố cũng phải tập trung chỉ đạo quyết liệt chương trình hành động. Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu các giải pháp thì mới có những giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Tìm giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững

THUỲ TRANG |

Ngày 24.5, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Hội thảo nhằm tìm giải pháp để phát triển kinh tế biển bền vững.

Phát triển Hải Phòng-Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế biển tầm cỡ quốc tế

VƯƠNG TRẦN |

Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng và phát triển khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng.

Phú Yên tận dụng tối đa lợi thế để phát triển kinh tế biển

Hoài Luân |

Với tiềm năng mà thiên nhiên đã ưu ái, Phú Yên phấn đấu sẽ phát huy tối đa các lợi thế vốn có, đưa kinh tế biển của địa phương phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

Vụ thu quỹ lớp tiền triệu có lỗi một phần do giáo viên

ĐÀO HỒNG THIỆU |

QUẢNG BÌNH - Chiều 26.5, Ban Giám hiệu Trường THPT Đào Duy Từ (TP. Đồng Hới) đã có cuộc đối thoại với phụ huynh về các khoản thu quỹ lớp bị thâm hụt trong năm học vừa qua.

Hà Nội đón 1,2 triệu lượt khách quốc tế 5 tháng đầu năm

Khánh An |

Trong các thị trường khách quốc tế đến Hà Nội, đứng đầu là khách Hàn Quốc đạt 178.500 lượt, khách Mỹ đạt 98.000 lượt, khách Trung Quốc là 90.600 lượt.

Cập nhật giá vàng hôm nay 26.5: Chìm sâu dưới đáy

KHƯƠNG DUY (T/H) |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 18h ngày 26.5, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,35 - 67 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 1.952,8 USD/ounce.

Trường Đại học Luật Hà Nội lý giải việc lấy điểm chuẩn vượt quy định của Bộ GDĐT

Bích Hà |

Trường Đại học Luật Hà Nội lấy điểm chuẩn xét tuyển học bạ lên đến 30,30 điểm là vượt mốc điểm xét tuyển theo các quy định về cộng điểm ưu tiên mà Bộ GDĐT ban hành.

Tin 20h: Nguyên nhân EVN tiếp tục kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9.2023

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 26.5: EVN lại kiến nghị tăng giá điện từ tháng 9.2023; Bắt giam quản lý cơ sở nuôi dưỡng chửi bới, đánh đập cụ bà 85 tuổi; Hải Phòng giảm hàng nghìn lao động tại các khu công nghiệp; Giáo viên chia sẻ bí quyết làm bài môn Văn thi vào lớp 10...

Tìm giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững

THUỲ TRANG |

Ngày 24.5, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng đã tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam: Thực trạng và những vấn đề đặt ra”. Hội thảo nhằm tìm giải pháp để phát triển kinh tế biển bền vững.

Phát triển Hải Phòng-Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế biển tầm cỡ quốc tế

VƯƠNG TRẦN |

Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng và phát triển khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng.

Phú Yên tận dụng tối đa lợi thế để phát triển kinh tế biển

Hoài Luân |

Với tiềm năng mà thiên nhiên đã ưu ái, Phú Yên phấn đấu sẽ phát huy tối đa các lợi thế vốn có, đưa kinh tế biển của địa phương phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.