Phát triển Hải Phòng-Quảng Ninh thành trung tâm kinh tế biển tầm cỡ quốc tế

VƯƠNG TRẦN |

Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng và phát triển khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng.

Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng

Chính phủ ban hành Nghị quyết 14/NQ-CP ngày 8.2.2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23.11.2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình là hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng.

Trong đó, hoàn thành lập và phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng Sông Hồng và quy hoạch tỉnh của các địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, phát triển nhanh, bền vững phù hợp với vị trí địa kinh tế - chính trị.

Tổ chức không gian phát triển vùng bảo đảm cân bằng, bền vững gắn với việc phát triển các hành lang kinh tế.

Phát triển các chuỗi đô thị hiện đại và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông đồng bộ, kết nối giữa các cực tăng trưởng trong vùng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), nội vùng, liên vùng, các đầu mối trung tâm kinh tế trên toàn tuyến, hành lang kinh tế.

Hình thành các vùng động lực và các khu vực phát triển công nghiệp, thương mại, tài chính, ngân hàng, dịch vụ, nông nghiệp hiệu quả cao, hữu cơ, tuần hoàn; phát triển dịch vụ, logistics.

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, công nghiệp công nghệ cao, kinh tế số, tài chính, ngân hàng, du lịch và đô thị thông minh....

Nghiên cứu, xây dựng thí điểm các mô hình, cơ chế, chính sách mới, đặc thù cho vùng. Trong đó có các cơ chế, chính sách tạo đột phá để tiếp tục phát triển Thủ đô Hà Nội, tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô để có cơ chế, chính sách vượt trội cho Hà Nội phát huy vai trò là đầu tàu, động lực phát triển của vùng và cả nước...

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương trình là phát triển kinh tế vùng.

Trong đó, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, xã hội số thích ứng biến đổi khí hậu; lấy công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp hiệu quả cao dựa trên ứng dụng công nghệ cao tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế số, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tăng năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp.

Tập trung đầu tư hoàn thành Trung tâm hậu cần nghề cá lớn tại thành phố Hải Phòng. Phát triển kinh tế lâm nghiệp kết hợp với bảo vệ chặt chẽ, nâng cao chất lượng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn thiên nhiên.

Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hội nhập quốc tế và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng với các sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, sức cạnh tranh cao gắn với phát huy giá trị của nền văn minh Sông Hồng.

Tăng cường liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác theo chuỗi giá trị sản phẩm, liên kết nội vùng, liên vùng để phát triển các sản phẩm du lịch của vùng hợp tác trao đổi thông tin quản lý nhà nước về du lịch giữa các vùng, xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn để phát triển sản phẩm du lịch. Phát triển tỉnh Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối với khu vực và thế giới.

Phát triển kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển. Chú trọng phát triển kinh tế biển khu vực Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển...

Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng và phát triển khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế, hàng đầu Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng.

VƯƠNG TRẦN
TIN LIÊN QUAN

Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Các đại biểu đã thảo luận về những tiềm năng và thách thức để phát triển du lịch gắn với kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những định hướng chính nhằm phát triển du lịch và kinh tế.

TP.HCM kỳ vọng là cực kinh tế biển lớn nhất nước qua chuỗi đô thị Cần Giờ

Vương Trần |

Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể trở thành một cực kinh tế biển lớn nhất Việt Nam - điểm đến quan trọng mang tầm vóc quốc tế trong mạng lưới chuỗi đô thị biển khu vực Đông Nam Á thông qua phát triển chuỗi đô thị - kinh tế biển xanh gắn với khu vực biển Cần Giờ.

Kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển của địa phương, đất nước

Nguyễn Hà |

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của các địa phương và đất nước.

Trả hồ sơ vụ nguyên Chủ tịch quận ở Đà Nẵng nhận hối lộ

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Chiều 10.2, xét thấy chứng cứ trong hồ sơ vụ án liên quan đến nguyên Chủ tịch quận Liên Chiểu ông Đàm Quang Hưng nhận hối lộ cần phải điều tra làm rõ thêm một số nội dung, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố để điều tra.

Một trường học ở TPHCM phải hoàn trả hơn 700 triệu đồng quỹ phụ huynh

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Giám đốc Sở GDĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu vừa có chỉ đạo Trường THPT Lê Minh Xuân phải hoàn lại số tiền hơn 700 triệu đồng cho Ban đại diện cha mẹ học sinh (thường gọi là quỹ phụ huynh) vì sử dụng quỹ này sai quy định.

Bình Dương: Lại xảy ra lật xe container ở vòng xoay đường Mỹ Phước-Tân Vạn

ĐÌNH TRỌNG |

Trên đường Mỹ Phước - Tân Vạn (thị xã Bến Cát, Bình Dương), xe container đang qua vòng xoay thì bị lật ngang. Hai chiếc xe cẩu được điều động tới hiện trường giải cứu phương tiện gặp nạn.

Đã xác định nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm do ăn chè miễn phí ở An Giang

Lâm Điền |

An Giang - Nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm do ăn chè miễn phí tại huyện Chợ Mới là do vi sinh và độc tố của vi sinh.

Tổng Giám đốc VNgroup Việt Nam bị truy tố vì lừa đảo

Việt Dũng |

Hà Nội - Từ đơn tố cáo của nữ giám đốc, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi lừa đảo của Tổng Giám đốc VNGroup Việt Nam, chiếm đoạt hơn 3,6 tỉ đồng.

Phát triển du lịch gắn với kinh tế biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Các đại biểu đã thảo luận về những tiềm năng và thách thức để phát triển du lịch gắn với kinh tế biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những định hướng chính nhằm phát triển du lịch và kinh tế.

TP.HCM kỳ vọng là cực kinh tế biển lớn nhất nước qua chuỗi đô thị Cần Giờ

Vương Trần |

Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể trở thành một cực kinh tế biển lớn nhất Việt Nam - điểm đến quan trọng mang tầm vóc quốc tế trong mạng lưới chuỗi đô thị biển khu vực Đông Nam Á thông qua phát triển chuỗi đô thị - kinh tế biển xanh gắn với khu vực biển Cần Giờ.

Kinh tế biển đang trở thành động lực phát triển của địa phương, đất nước

Nguyễn Hà |

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của các địa phương và đất nước.