Nước mặn đã vào sâu, dự án cống ngăn mặn vẫn đang dang dở

Thành Nhân |

Dự án cống Bến Rớ (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) thi công chậm, chưa hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp tiến độ. Trong khi đó, nước mặn đã bắt đầu xâm nhập vào sâu khiến nhiều cây ăn trái bị héo úa.

Dự án cống Bến Rớ thi công chậm chưa hoàn thành nên không thể ngăn mặn được. Ảnh: Thành Nhân
Dự án cống Bến Rớ chưa hoàn thành nên không thể ngăn mặn. Ảnh: Thành Nhân

Ngày 25.3, PV Báo Lao Động đã ghi nhận công tác kiểm tra độ mặn của người dân tại Kênh Bến Rớ (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã cho kết quả là 0,19‰. Kết quả này cho thấy nước mặn đã xâm nhập sâu vào kênh Bến Rớ. Trong khi đó, do dự án cống Bến Rớ vẫn chưa hoàn thành nên không thể thực hiện chức năng ngăn mặn.

Người dân ở đây cho biết, do thiếu nước ngọt tưới nên những ngày qua họ chỉ còn cách lấy nước dưới kênh để tưới cho các vườn cây ăn trai khiến nhiều cây có dấu hiệu bị héo dần.

Cây ăn trái của bà con nông dân ở huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) đang bị héo dần. Ảnh: Thành Nhân
Cây ăn trái của bà con nông dân ở huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) đang bị héo dần. Ảnh: Thành Nhân

Có 2 ha vườn sầu riêng, ông Nguyễn Văn Nghĩa (61 tuổi, ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Cây sầu riêng không chịu được nước mặn. Nhưng do thiếu nước ngọt, ông và người dân ở đây không còn cách nào khác phải lấy nước có độ mặn dưới 0.2‰ để tưới. Nếu không tưới cây sẽ khát nước mà chết”.

Theo ông Nghĩa, việc tưới nước có độ mặn dưới 0,2‰ đã khiến diện tích trồng sầu riêng của ông bị ảnh hưởng. Cụ thể, lá của cây sầu riêng đang bị héo dần. Hiện tại, cây đang cho trái sắp thu hoạch nếu nước kênh Bến Rớ độ mặn kéo dài cây có nguy cơ chết.

Đồng quan điểm với ông Nghĩa, ông Huỳnh Văn Thiết (63 tuổi, ngụ ở xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, những tháng qua, nước mặn xâm nhập vào sâu, cộng với dự án cống Bến Rớ chưa hoàn thành, nước ở trong kênh Bến Rớ đã có độ mặn dưới 0.2‰ khiến vườn sầu riêng của ông cũng đang bị héo dần.

Ông Nguyễn Quốc Hùng (61 tuổi, ngụ ở xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, để đối phó với việc mặn xâm nhập, gia đình ông đã làm một bồn chứa nước ngọt và tích trữ nước ở mương ruộng để tưới tiêu.

Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc này cũng chỉ có thể cầm cự trong thời gian ngắn. Nếu xâm nhập mặn kéo dài thì sẽ thiếu nước ngọt để tưới cây ăn trái. Nguy cơ chết cây vẫn hiện hữu.

Nông dân tích trữ nước ở mương và bốn chứa để lo nước tưới tiêu. Ảnh: Thành Nhân
Nông dân tích trữ nước ở mương và bốn chứa để tưới tiêu. Ảnh: Thành Nhân

Tương tự như ông Hùng, Nguyễn Văn Nghĩa (ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho hay, do diện tích cây ăn trái của ông đang vào thời điểm gần thu hoạch phải cần nước ngọt để tưới. Nên ông đã có giải pháp tích trữ nước ở mương ruộng. Đây cũng là biện pháp trước mắt. Còn nếu mặn cứ tiếp tục dài hạn thì bà con nơi đây đã tính đến phương án đấu nối ống kéo nước ngọt về để tưới cây ăn trái.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo từ ngày 21-31.3.2023, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tăng dần đạt ở mức cao nhất vào giữa tuần, sau đó giảm dần. Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này có khả năng xâm nhập sâu 50-60km tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. Tại các sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn từ 40-45km. Tại các sông Hàm Luông, Cổ Chiên, phạm vi xâm nhập mặn từ 50-60km. Tại sông Hậu, phạm vi xâm nhập mặn từ 45-50km. Còn tại sông Cái Lớn, phạm vi xâm nhập mặn từ 35-40km.


Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Mặn có thể vào sâu 65-75km, khuyến cáo trữ nước, bảo vệ cây ăn trái

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, dự báo vùng ven biển ĐBSCL mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn.

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Vùng giữa ĐBSCL: Mặn có thể xâm nhập sâu 45-60 km từ tháng 1-2.2023

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do dòng chảy kiệt về Đồng bằng phụ thuộc khá lớn vào vận hành thủy điện ở thượng nguồn. Tháng 1, tháng 2, vùng giữa ĐBSCL, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60 km. Nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường sẽ xâm nhập sâu hơn 50-65km.

Hà Nội mưa phùn sương mù giăng kín lối, ô nhiễm không khí lại tăng cao

AN AN - MINH HÀ |

TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam nhận định qua theo dõi nhiều năm, khoảng thời gian tháng 5 đến tháng 9 tình trạng ô nhiễm không khí được cải thiện một phần do điều kiện khí hậu, thời tiết. 

Ukraina vừa tăng phí vận chuyển vừa kêu gọi ngừng mua dầu của Nga

Song Minh |

Ukraina tăng phí trung chuyển dầu mà trước đây một công ty Nga đã trả để vận chuyển dầu qua Ukraina.

Arsenal tái thiết lập khoảng cách 8 điểm với Man City

Chi Trần |

Arsenal vượt qua Leeds trên sân nhà Emirates, đánh dấu trận thắng thứ 7 liên tiếp tại Premier League.

Câu lạc bộ Viettel thắng đậm tại vòng loại Cúp Quốc gia 2023

HOÀNG HUÊ |

Giành chiến thắng ở lượt trận vòng loại, câu lạc bộ Viettel, Bình Dương và Quảng Nam giành quyền đi tiếp tại Cúp Quốc gia 2023.

Jack Grealish tỏa sáng, Man City xuất sắc đánh bại Liverpool

Chi Trần |

Man City ngược dòng ngoạn mục trước Liverpool và giành 3 điểm quan trọng để tiếp tục bám đuổi Arsenal.

ĐBSCL: Mặn có thể vào sâu 65-75km, khuyến cáo trữ nước, bảo vệ cây ăn trái

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, dự báo vùng ven biển ĐBSCL mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn.

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Vùng giữa ĐBSCL: Mặn có thể xâm nhập sâu 45-60 km từ tháng 1-2.2023

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do dòng chảy kiệt về Đồng bằng phụ thuộc khá lớn vào vận hành thủy điện ở thượng nguồn. Tháng 1, tháng 2, vùng giữa ĐBSCL, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60 km. Nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường sẽ xâm nhập sâu hơn 50-65km.