Vùng giữa ĐBSCL: Mặn có thể xâm nhập sâu 45-60 km từ tháng 1-2.2023

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do dòng chảy kiệt về Đồng bằng phụ thuộc khá lớn vào vận hành thủy điện ở thượng nguồn. Tháng 1, tháng 2, vùng giữa ĐBSCL, mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60 km. Nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường sẽ xâm nhập sâu hơn 50-65km.

Xâm nhập mặn tăng dần

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, dao động phương nam (ENSO) đang ở pha lạnh, trạng thái La Nina dự báo yếu ở giai đoạn đầu năm 2023. Từ tháng 1 đến tháng 3/2023 xác suất La Nina và ENSO trung tính là 50/50%. Khả năng ENSO trung tính kéo dài sang giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6/2023, trong khi El Nino vẫn ở mức thấp (49% cơ hội). Dự báo điều kiện khí hậu mùa kiệt năm này được xem là thuận lợi ở lưu vực Mê Công và khu vực ĐBSCL, mưa bằng – cao hơn trung bình nhiều năm.

Trong tuần từ 5.1-12.1.2023, xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu dao động phổ biến trong khoảng từ 1.065m3/s đến 1.177m3/s. Các hồ chứa trên lưu vực sông Mê Công thuộc Trung Quốc có dung tích điều tiết còn 13,7m3, tương ứng với 57,6% tổng dung tích hữu ích.

Ngoài ra, các hồ trên lưu vực còn 61,7% tổng dung tích hữu ích, tương ứng với tổng dung tích nước có thể điều tiết cho mùa kiệt 2023 vào khoảng 40,4 tỉ m3. Việc tích nước muộn và xả nước cầm chừng đầu mùa khô là rất có thể xảy ra, đặc biệt là khu vực thủy điện Trung Quốc.

Năm 2020, hạn mặn lịch sử khiến nhiều vườn cây ăn trái ở các địa phương ở ĐBSCL thiếu nước tưới cây dẫn đến cây chết, khô héo. Ảnh: Thanh Tiến
Năm 2020, hạn mặn lịch sử khiến nhiều vườn cây ăn trái ở các địa phương ở ĐBSCL thiếu nước tưới cây dẫn đến cây chết, khô héo. Ảnh: Thanh Tiến

Do đó, dòng chảy kiệt về Đồng bằng phụ thuộc khá lớn vào vận hành thủy điện ở thượng nguồn. Dự báo dòng chảy về đồng bằng giảm nhanh các tháng đầu mùa kiệt, mặn đã lên sớm ở tháng 12/2022 và tiết tục tăng cao các tháng đầu mùa khô 2023.

Cụ thể, vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP. Cần Thơ có thuận lợi hơn về nguồn nước so với các vùng khác trên Đồng bằng. Dự báo tháng 1 đến tháng 2/2023, mực nước bình quân có khả năng cao hơn so với trung bình nhiều năm 10-20cm.

Còn vùng giữa ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP. Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, tỉnh Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre.

Các vùng ven Sông Tiền và Sông Hậu có thể bị ảnh hưởng bởi triều cường đến tháng 2/2023. Tháng 1, tháng 2 mặn với nồng độ 4g/l có thể xâm nhập sâu 45-60 km; nếu thượng lưu vận hành xả nước bất thường có thể làm mặn vào sâu 50-65 km làm ảnh hưởng đến việc lấy nước của các cống lấy nước.

Đối với, vùng ven biển ĐBSCL, bao gồm ven biển các tỉnh ven biển ĐBSCL (Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tỉnh Kiên Giang) được xem là có thể bị ảnh hưởng đến sản xuất cả mặn và ngọt ở vùng này. Mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa có kiểm soát mặn triệt để. Tháng 1-2 mặn vào sâu 45-60 km; từ tháng 3 mặn gia tăng chủ yếu khu vực sông Vàm Cỏ, mặn có thể xâm nhập 65-75 km. Vì vậy, cần tăng cường công tác giám sát mặn và cần cập các bản tin dự báo thường xuyên.

Khuyến nghị sản xuất và quản lý nước mùa kiệt 2023

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, tiềm năng nguồn nước về đồng bằng mùa kiệt 2023 được xem là có thuận lợi. Tuy nhiên, do sự phụ thuộc vào vận hành thuỷ điện trên lưu vực, vì vậy nguồn nước cho sản xuất ở mùa kiệt năm nay được dự báo ở mức tương tự như ở 2020-2021.

Khả năng mặn xâm nhập sâu bất thường có thể xảy ra bởi những biến động dòng chảy ở bất cứ thời điểm nào do vận hành thuỷ điện. Vì vậy các địa phương cần chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó phòng chống hạn mặn phù hợp với điều kiện của vùng

Cụ thể, vùng thượng ĐBSCL có nguồn nước thuận lợi.

Vùng giữa ĐBSCL, nguồn nước cơ bản đảm bảo, vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn và tích nước, khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn quả.

Còn vùng ven biển ĐBSCL, xâm nhập mặn có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thuỷ lợi ven biển như Gò Công, Bắc Bến Tre, vùng ven biển Trà Vinh và hệ thống Long Phú-Tiếp Nhật. Do vậy, cần chuẩn bị các phương án ứng phó và tích trữ nước hợp lý khi nguồn nước chưa bị ảnh hưởng mặn, đặc biệt là tại các vùng ăn Trái thuộc huyện Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc – Nam thuộc tỉnh Bến Tre; huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng… Đồng thời, cần đề phòng mặn bất thường và ngập do triều cường ở các tháng 1/2023 đến tháng 2/2023.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Bến Tre kiến nghị hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ ngăn mặn

Thành Nhân |

Hiện nay tỉnh Bến Tre chưa chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt thích ứng với xâm nhập mặn, nước biển dâng,... UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án/công trình thủy lợi để sớm đưa vào phục vụ ngăn mặn, kiểm soát nguồn nước.

Toàn cảnh tuyến cao tốc đi qua khu rừng ngập mặn nối miền Đông - miền Tây

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối miền Đông và miền Tây đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai có chiều dài 3,5 km đi xuyên qua khu rừng ngập mặn với những vạt cây đước, cây vẹt xanh mát...

Mặn sẽ xâm nhập sớm ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Kiên Giang, mặn xâm nhập ở Kiên Giang sẽ đến sớm và ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Vụ chuyến bay giải cứu: Bắt tạm giam thêm một giám đốc

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến "chuyến bay giải cứu", Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm một bị can để làm rõ hành vi "đưa hối lộ".

Người thừa kế của bà Hứa Thị Phấn sẽ thực hiện nghĩa vụ thi hành án

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 21.3, Cục Thi hành án Dân sự TPHCM cho biết, cơ quan này vừa có thông báo về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án của bà Hứa Thị Phấn (cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank) cho người thừa kế của bà.

Rà soát lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại và xác định đầy đủ trong lộ trình thực hiện đối với tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu như Việt Nam đã cam kết.

Chưa tìm được nguyên vật liệu cách âm “không cháy và khó cháy" cho karaoke

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chiều 23.3, trả lời về việc hơn 400 cơ sở karaoke, vũ trường tại Quảng Ninh tiếp tục bị dừng hoạt động, đại diện Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, đây là tình trạng chung của cả nước và vẫn phải đợi các bộ, ngành liên quan vào cuộc tháo gỡ.

Bến Tre kiến nghị hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án phục vụ ngăn mặn

Thành Nhân |

Hiện nay tỉnh Bến Tre chưa chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt thích ứng với xâm nhập mặn, nước biển dâng,... UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tỉnh đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án/công trình thủy lợi để sớm đưa vào phục vụ ngăn mặn, kiểm soát nguồn nước.

Toàn cảnh tuyến cao tốc đi qua khu rừng ngập mặn nối miền Đông - miền Tây

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Tuyến đường cao tốc Bến Lức - Long Thành kết nối miền Đông và miền Tây đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai có chiều dài 3,5 km đi xuyên qua khu rừng ngập mặn với những vạt cây đước, cây vẹt xanh mát...

Mặn sẽ xâm nhập sớm ở Kiên Giang

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Kiên Giang, mặn xâm nhập ở Kiên Giang sẽ đến sớm và ở mức xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm.