Nông dân tỉnh Tuyên Quang thoát nghèo nhờ kinh tế rừng

Tâm Anh |

Những năm qua, nhiều người dân ở thôn Tân Thượng (xã Lương Thiện, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đã vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo nhờ trồng rừng.

Theo UBND tỉnh Tuyên Quang, xã Lương Thiện (huyện Sơn Dương) có 8 thôn với trên 6.500 nhân khẩu, hơn 98% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Dao.

Ông Triệu Văn Đoan - Trưởng thôn Tân Thượng, xã Lương Thiện - cho biết, việc phát triển kinh tế rừng những năm qua đã mang lại nhiều đổi thay cho cuộc sống người dân địa phương.

Thôn Tân Thượng có khoảng 79 hộ, cách trung tâm xã Lương Thiện khoảng 7km. Trước đây, kinh tế của người dân trong thôn rất khó khăn. Năm 2015 đến nay, từ phát việc triển kinh tế rừng, các hộ dân cũng đã khấm khá hơn nhiều.

Hiện thôn Tân Thượng có khoảng 300 ha rừng sản xuất, nhà ít nhất cũng có 1-2 ha, nhà nhiều từ 7-10 ha. Từ phát triển kinh tế rừng, nhiều người dân đã thoát nghèo, xây được nhà mới khang trang từ trồng rừng.

Ông Lưu Văn Lương - Chủ tịch UBND xã Lương Thiện - cho biết, trong thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con đẩy mạnh trồng rừng, nhân rộng mô hình nông, lâm kết hợp.

Từ đó, cải thiện thu nhập, tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, vận động và tạo điều kiện cho bà con đăng ký trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC và phát triển rừng gỗ lớn...

a
Nhiều nông dân ở tỉnh Tuyên Quang phát triển nghề trồng rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: UBND tỉnh Tuyên Quang

Theo UBND tỉnh Tuyên Quang, hiện các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nghèo năm 2023 gắn với giai đoạn tiếp theo.

Phấn đấu đấu đến hết năm 2025, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Tuyên Quang giảm xuống dưới 10%, phấn đấu hoàn thành vượt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra (giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%).

Cụ thể, giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 19.310 hộ đầu năm 2022 xuống còn 8.571 hộ vào cuối năm 2025 đối với số hộ nghèo thiếu vốn, giảm từ 9.992 hộ đầu năm 2022 xuống còn 3.527 hộ vào cuối năm 2025 đối với hộ nghèo do thiếu phương tiện sản xuất.

Tỉnh Tuyên Quang sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giảm nghèo, truyền thông, vận động để làm thay đổi nhận thức của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, biểu dương, khen thưởng các hộ nghèo về ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, có nhiều nỗ lực điển hình trong vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 sẽ tạo việc làm cho trên 16.700 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đưa trên 7.500 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo tại tỉnh đi làm việc ở ngoài tỉnh, góp phần giảm số hộ nghèo có chỉ số thiếu hụt về việc làm xuống còn dưới 15% vào cuối năm 2025.

Ông Triệu Đăng Khoa - Chi cục phó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang - cho biết, nhiều Nghị quyết, Đề án của tỉnh Tuyên Quang đã đồng hành, hỗ trợ người dân chuyển từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn.

Trong đó, tỉnh thực hiện hỗ trợ cây giống lâm nghiệp để trồng rừng bằng các loài cây keo lai mô, cây keo tai tượng nhập ngoại, dổi, sấu, trám trắng, hỗ trợ phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, bảo tồn, trồng mới các loại cây đặc sản, cây dược liệu có giá trị, xem xét hỗ trợ lãi suất vay các tổ chức tín dụng trung hạn, dài hạn đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng rừng sản xuất...

Xác định phát triển rừng gỗ lớn là hướng đi lâu dài bền vững, UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đề ra mục tiêu đến năm 2025, phát triển gần 25 nghìn ha rừng gỗ lớn, nâng tổng số diện tích rừng gỗ lớn trên địa bàn toàn tỉnh lên 89 nghìn ha. Đây là một bước đi cụ thể nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho người dân, góp phần đem lại lợi ích lâu dài, phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh.

Tâm Anh
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo bền vững

Phan Tuấn |

Những năm qua, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều việc làm thiết thực góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để họ gia tăng thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.

Người dân Sơn Dương từng bước thoát nghèo, có vốn để tích lũy

VIỆT HÀ |

Việc chuyển đổi, tái cơ cấu cây trồng, gắn với liên kết sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế. Theo đó, người dân Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã từng bước thoát nghèo, có vốn để tích lũy, tái đầu tư sản xuất.

Trao cần câu cho người dân vùng biên Đắk Nông thoát nghèo

Phan Tuấn |

Từ năm 2019 đến nay, qua các nguồn lực của Nhà nước và các đơn vị, tổ chức hỗ trợ thì toàn xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đã có 117 hộ dân được hỗ trợ bò giống. Hoạt động này được ví như việc trao chiếc "cần câu" cho người dân vùng biên giới của tỉnh Đắk Nông vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đã bắt được 2 phạm nhân bỏ trốn khỏi trại giam ở Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Sau hơn 3 ngày bỏ trốn khỏi Trại giam Xuân Hà (cơ sở 2 đóng tại xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh), 2 phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng đã bị bắt giữ.

Thị trường phim Việt tăng tốc dịp cuối năm nhưng chưa đủ đột phá

NGỌC DỦ |

Tính đến ngày 8.12, bộ phim “Đất rừng phương Nam” ra rạp giữa tháng 10, có doanh thu gần 140 tỉ đồng và “Người vợ cuối cùng” ra rạp đầu tháng 11, doanh thu hơn 96 tỉ đồng. Tháng 12 này, cuộc đua phim Việt tại rạp sôi động hơn khi có thêm “Người mặt trời” (khởi chiếu ngày 8.12) và “Trên bàn nhậu, dưới bàn mưu” (khởi chiếu ngày 29.12).

Học sinh nhốt, ném dép cô giáo: Đâu rồi tôn sư trọng đạo?

Nhóm PV |

Vụ học sinh dồn ép cô giáo vào góc lớp, ném dép vào cô giáo tại một trường THCS ở tỉnh Tuyên Quang hiện đang được các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh. Ai đúng, ai sai sẽ được làm rõ, nhưng vụ việc trên cũng lộ ra lỗ hổng nghiêm trọng về tinh thần tôn sư trọng đạo, "tiên học lễ, hậu học văn".

Giá trị truyền thống bị bẻ gãy nhìn từ vụ "học sinh ném dép vào cô giáo”

Mi Lan |

Người Việt vốn nổi tiếng với truyền thống hiếu học, coi trọng vị trí người thầy trong đời sống, văn hóa và giáo dục. Những giá trị truyền thống ấy đang đứng trước nguy cơ mai một, thậm chí bị bẻ gãy nếu nhìn từ vụ việc ở Tuyên Quang.

Dư luận Nga về việc Tổng thống Putin tuyên bố tái tranh cử

Song Minh |

Tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức tuyên bố tái tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2024.

Đắk Nông giúp người dân thay đổi tư duy để thoát nghèo bền vững

Phan Tuấn |

Những năm qua, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã có nhiều việc làm thiết thực góp phần làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm cho người dân, đặc biệt là người dân nghèo trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh để họ gia tăng thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.

Người dân Sơn Dương từng bước thoát nghèo, có vốn để tích lũy

VIỆT HÀ |

Việc chuyển đổi, tái cơ cấu cây trồng, gắn với liên kết sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế. Theo đó, người dân Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã từng bước thoát nghèo, có vốn để tích lũy, tái đầu tư sản xuất.

Trao cần câu cho người dân vùng biên Đắk Nông thoát nghèo

Phan Tuấn |

Từ năm 2019 đến nay, qua các nguồn lực của Nhà nước và các đơn vị, tổ chức hỗ trợ thì toàn xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đã có 117 hộ dân được hỗ trợ bò giống. Hoạt động này được ví như việc trao chiếc "cần câu" cho người dân vùng biên giới của tỉnh Đắk Nông vươn lên thoát nghèo bền vững.