Trao cần câu cho người dân vùng biên Đắk Nông thoát nghèo

Phan Tuấn |

Từ năm 2019 đến nay, qua các nguồn lực của Nhà nước và các đơn vị, tổ chức hỗ trợ thì toàn xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đã có 117 hộ dân được hỗ trợ bò giống. Hoạt động này được ví như việc trao chiếc "cần câu" cho người dân vùng biên giới của tỉnh Đắk Nông vươn lên thoát nghèo bền vững.

Trao "cần câu" cho người dân nghèo

Tháng 10 vừa qua, gia đình Nguyễn Phước Thiện Nhân, ở thôn 9, xã Đắk Búk So đã được Trung đoàn 726 (thuộc Binh đoàn 16) hỗ trợ một con bò giống. Khi nhận được bò giống, anh Nhân đã ký cam kết sẽ không giết mổ hoặc bán bò mà sẽ tập trung chăm sóc bò sinh sản để có cơ hội thoát được nghèo.

Theo anh Nhân, trước đây vợ chồng anh gắn bó với công việc sông nước ở tỉnh An Giang. Khi lên Tây Nguyên lập nghiệp gia đình anh đã gặp phải không ít khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Trong bối cảnh đó, ngoài việc được tặng bò giống, gia đình còn được cán bộ Trung đoàn 726 tập huấn kỹ thuật kỹ càng cách chăm sóc, phát triển vật nuôi. Gia đình anh Nhân cam kết sẽ chăm sóc bò tốt để có điều kiện thoát nghèo trong vài năm tới.

Tương tự, cách đây mấy năm, gia đình anh Điểu Tài, bon Bu N’Drung cũng được Đồn Biên phòng Tuy Đức (Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông) hỗ trợ một con bò cái sinh sản. Theo anh Tài, ngày nhận bò, gia đình anh đã ký cam kết với Đồn Biên phòng Tuy Đức và UBND xã Đắk Búk So với nội dung không được giết thịt hoặc bán.

Sau hơn 3 năm chăm sóc, con bò giống này đã sinh được 2 con bò con và chuẩn bị sinh thêm lứa mới. Từ ngày bò giống sinh sản, gia đình anh Tài đã cải thiện được đời sống. "Mặc dù vẫn thuộc diện hộ nghèo của xã, nhưng việc bò giống sinh sản, nhân đàn sẽ góp phần giúp gia đình thoát nghèo trong thời gian tới" - anh Tài cho hay.

Những con bò giống được trao đến tay người dân nghèo cho họ có thêm sinh kế, phát triển kinh tế. Ảnh: Ngô Thương
Những con bò giống được trao đến tay người dân nghèo cho họ có thêm sinh kế, phát triển kinh tế. Ảnh: Ngô Thương

Đã có 114 con bò giống đến tay người dân nghèo

Theo UBND xã Đắk Búk So, từ năm 2019 tới nay, có 29 hộ nghèo của xã Đắk Búk So được hỗ trợ trâu, bò giống từ Đồn Biên phòng Tuy Đức, Trung đoàn 726 và Chi cục Thi hành án Dân sự tỉnh Đắk Nông.

Tất cả các hộ nghèo khi được hỗ trợ con giống đều tự nguyện cam kết sẽ chăm sóc vật nuôi và không giết mổ, trao đổi hoặc mua bán. Trong trường hợp vật nuôi bị bệnh, chủ vật nuôi có trách nhiệm thông báo với cán bộ thú y của địa phương để hỗ trợ điều trị. Việc ký cam kết là để người dân có trách nhiệm hơn trong việc phát triển con giống, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nghèo hiệu quả.

Trao đổi về hoạt động trao bò giống, ông Ngô Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Đắk Búk So - cho biết, không chỉ có các chương trình trao tặng bò giống do các đơn vị, cơ quan chức năng trao tặng mà địa phương cũng đã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, chương trình giảm nghèo bền vững.

Thực hiện các chương trình này, trong giai đoạn 2022-2023, toàn xã Đắk Búk So sẽ được hỗ trợ 85 con bò giống. Khi tiến hành cấp phát bò giống cho người dân, UBND xã Đắk Búk So sẽ tiếp tục triển khai tới thôn, bon để người dân thực hiện cam kết, qua đó phát huy hiệu quả mô hình sinh kế. Đặc biệt, UBND xã Đắk Búk So sẽ cử cán bộ chức năng thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật để người dân chăm sóc, phát triển vật nuôi sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Trao tặng bò giống hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo

LAN ANH |

Ngày 29.11, tại xóm Đồng Nghè 1, UBND xã Động Đạt (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) tổ chức bàn giao con giống thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Chìa khóa thoát nghèo cho lao động nông thôn

Anh Huy - Thành Đạt |

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo bền vững đang được nhân rộng trên nhiều tỉnh thành cả nước. Thông qua đây, nhiều lao động nông thôn vận dụng các kiến thức đã học, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho bản thân...

Mô hình sản xuất nông nghiệp giúp người dân Vĩnh Phúc thoát nghèo bền vững

Thu Giang |

Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, những năm qua, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã Cao Phong (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã giảm đáng kể nhờ những mô hình sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân được nâng cao.

Tin tưởng Ban Chấp hành có đủ kỹ năng và trình độ để đảm đương nhiệm vụ

Minh Hạnh |

Sau khi có kết quả bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023-2028), trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Quý Tuấn Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Viglacera cho rằng, Đại hội đã chọn ra được những người đủ đức, đủ tài đảm đương nhiệm vụ mới.

Tin tưởng giải pháp đột phá chăm lo người lao động từ Ban chấp hành mới

Ngô Hữu Lễ (Chủ tịch LĐLĐ huyện Chợ Mới – An Giang) |

Là cán bộ Công đoàn chuyên trách, tôi tin tưởng Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đề ra nhiều giải pháp đột phá về chăm lo người lao động.

75.000 đoàn viên, người lao động hưởng lợi từ các chương trình phúc lợi

PHƯƠNG ANH |

Những năm qua, các cấp Công đoàn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh ký kết thỏa thuận hợp tác, thực hiện nhiều chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Qua đó, đã góp phần trực tiếp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn.

Trắc nghiệm: Những kỳ Đại hội Công Đoàn Việt Nam trong lịch sử

Nhóm PV |

Trải qua 94 năm (1929 - 2023) với 12 kỳ đại hội, Công đoàn Việt Nam luôn giữ vững mục tiêu đồng hành, sát cánh và là điểm tựa vững chắc của đoàn viên công đoàn.

Những công trình chắp cánh ước mơ an cư của người lao động

MỸ LY |

Chương trình Mái ấm Công đoàn do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Cần Thơ triển khai thời gian qua đã chắp cánh ước mơ an cư lạc nghiệp cho rất nhiều đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn.

Trao tặng bò giống hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo

LAN ANH |

Ngày 29.11, tại xóm Đồng Nghè 1, UBND xã Động Đạt (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) tổ chức bàn giao con giống thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Chìa khóa thoát nghèo cho lao động nông thôn

Anh Huy - Thành Đạt |

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giảm nghèo bền vững đang được nhân rộng trên nhiều tỉnh thành cả nước. Thông qua đây, nhiều lao động nông thôn vận dụng các kiến thức đã học, mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao hiệu quả, tăng thu nhập cho bản thân...

Mô hình sản xuất nông nghiệp giúp người dân Vĩnh Phúc thoát nghèo bền vững

Thu Giang |

Nhằm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, những năm qua, tỉ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã Cao Phong (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) đã giảm đáng kể nhờ những mô hình sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân được nâng cao.