Nông dân Sóc Trăng tránh nôn nóng xuống giống vụ lúa Hè Thu 2024

PHƯƠNG ANH |

UBND tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân tránh xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định, chỉ tổ chức canh tác khi đã có mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định.

Trước diễn biến của thời tiết nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn và nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Theo kế hoạch, các địa phương, đơn vị trong tỉnh cần chủ động ứng phó nhanh, kịp thời và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; thực hiện tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.

Lãnh đạo UBND tỉnh cũng yêu cầu chuẩn bị tốt tinh thần và tư thế chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật chất, phương tiện để ứng phó khi nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Các địa phương cần xây dựng kế hoạch, kịch bản phù hợp với địa bàn quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn, đảm bảo hạnh chế thấp nhất thiệt hại về sản xuất và dân sinh.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang xây dựng để đưa vào vận hành, khai thác, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vào mùa khô.

Tăng cường, khuyến cáo, hướng dẫn người dân tuân thủ khuyến nghị, cảnh báo của ngành trồng trọt không xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định, chỉ tổ chức canh tác khi đã có mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định.

Tuyên truyền, hướng dẫn và vận động người dân thực hiện các biện pháp trữ nước, xử lý nước trong trường hợp không có nước sạch và sử dụng nước sạch tiết kiệm, an toàn hiệu quả.

Rà soát các khu vực có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức các giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt, nhằm đảm bảo đủ cấp nước sinh hoạt trong thời kỳ xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn...

Nhiều diện tích lúa Đông Xuân muộn ở tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng do hạn, xâm nhập mặn. Ảnh: Phương Anh
Nhiều diện tích lúa Đông Xuân muộn ở tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng do hạn, xâm nhập mặn. Ảnh: Phương Anh

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh cao điểm vào tháng 2 - 3, dự báo cuối tháng 5.2024, xâm nhập mặn giảm dần.

Tỉnh Sóc Trăng cũng đã làm tốt công tác phòng, chống xâm nhập mặn ngay từ đầu mùa khô nên sản xuất thắng lợi vụ Đông Xuân 2023-2024. Tuy nhiên, do giá lúa tăng cao, người dân ở các huyện Long Phú, Trần Đề (nơi thường xuyên ảnh hưởng hạn, mặn) vẫn tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân muộn vào cao điểm xâm nhập mặn nên nguy cơ rủi ro cao về thiếu nước, ngộ độc phèn.

Theo thống kê, Sóc Trăng có khoảng 6.000ha lúa Đông Xuân muộn nằm ngoài kế hoạch, trong đó ghi nhận có hơn 1.000ha lúa bị ảnh hưởng, 33ha thiệt hại trắng.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Bất chấp khuyến cáo, xuống giống vụ 3, hàng nghìn hécta lúa có nguy cơ mất trắng

PHƯƠNG ANH |

Bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng, chính quyền địa phương, nhiều nông dân ở hai huyện Trần Đề, Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) vẫn liều xuống giống vụ lúa Đông Xuân muộn (lúa vụ 3). Kết quả là hàng nghìn hécta lúa đang dần chết mòn vì thiếu nước ngọt.

Xót lúa chết khô, nông dân liều bơm nước mặn để cứu lúa

PHƯƠNG ANH |

Chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn mặn năm nay, nhiều ruộng lúa “xé rào” ở tỉnh Sóc Trăng đang dần chết mòn giữa mùa đại hạn. Vì xót của nhiều nông dân liều bơm nước mặn để cứu lúa.

Đi qua mùa hạn mặn

NHÓM PV |

Đồng bằng sông Cửu Long đang vào cao điểm mùa khô năm 2024 trong bối cảnh thiếu nước ngọt, hạn hán, sụp, sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Đi dọc các tỉnh ven biển miền Tây từ Bến Tre đến Cà Mau, những ngày này, nước ngọt đã được xem là nhu cầu xa xỉ. Tuy nhiên, bên cạnh những cánh đồng lúa khát nước, những vườn cây ăn trái héo lá, mùa hạn mặn năm nay đã lóe lên những mô hình sống khỏe từ sự kịp thời thích nghi, chuyển đổi của cư dân vùng đồng bằng châu thổ...

Quảng Bình có thêm 2 tân Chủ tịch UBND huyện

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Huyện Bố Trạch và Quảng Ninh vừa bầu chức Chủ tịch UBND huyện mới.

Cựu chiến binh Điện Biên Phủ đi thử tàu Metro số 1 của TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM – Ngày 26.4, Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đón đoàn khách đi thử nghiệm, trong đó có những vị khách đặc biệt là 12 cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Một số nơi có tình trạng thổi giá chung cư

Phan Anh |

Gần đây có những dự án chung cư đã đi vào sử dụng từ 5-10 năm, thậm chí nhà tập thể cao tầng cũ cũng được đẩy giá khá cao. Bộ Xây dựng cho biết đã kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Kiên Giang miễn nhiệm một Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh

NGUYÊN ANH |

Ngày 26.4, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Kiên Giang tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) đã xem xét, quyết định đối với 6 nhóm nội dung quan trọng, thông qua 19 dự thảo nghị quyết. Trong đó có nghị quyết miễn nhiệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bầu Ủy viên UBND tỉnh.

3 ôtô đâm liên hoàn trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận gây ùn ứ khoảng 10km

Thành Nhân |

3 xe ôtô tông liên hoàn trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận từ hướng TP Hồ Chí Minh đi về Miền Tây.

Bất chấp khuyến cáo, xuống giống vụ 3, hàng nghìn hécta lúa có nguy cơ mất trắng

PHƯƠNG ANH |

Bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng, chính quyền địa phương, nhiều nông dân ở hai huyện Trần Đề, Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) vẫn liều xuống giống vụ lúa Đông Xuân muộn (lúa vụ 3). Kết quả là hàng nghìn hécta lúa đang dần chết mòn vì thiếu nước ngọt.

Xót lúa chết khô, nông dân liều bơm nước mặn để cứu lúa

PHƯƠNG ANH |

Chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn mặn năm nay, nhiều ruộng lúa “xé rào” ở tỉnh Sóc Trăng đang dần chết mòn giữa mùa đại hạn. Vì xót của nhiều nông dân liều bơm nước mặn để cứu lúa.

Đi qua mùa hạn mặn

NHÓM PV |

Đồng bằng sông Cửu Long đang vào cao điểm mùa khô năm 2024 trong bối cảnh thiếu nước ngọt, hạn hán, sụp, sạt lở đất, xâm nhập mặn diễn ra gay gắt. Đi dọc các tỉnh ven biển miền Tây từ Bến Tre đến Cà Mau, những ngày này, nước ngọt đã được xem là nhu cầu xa xỉ. Tuy nhiên, bên cạnh những cánh đồng lúa khát nước, những vườn cây ăn trái héo lá, mùa hạn mặn năm nay đã lóe lên những mô hình sống khỏe từ sự kịp thời thích nghi, chuyển đổi của cư dân vùng đồng bằng châu thổ...